09:20 - 13/11/2024

Tình huống về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Tình huống thực tế về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Nội dung chính

    Tình huống về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    Tại một gia đình, Ông T đang ở nhà trong thì ông L phăm phăm chạy sang sang.
    Ông L: (Hằm  hằm bước vào) Ông T đâu rồi, ông T có nhà không?
    Ông T: Có chuyện gì vậy ông L? Ông vào trong nhà cho xơi nước đã.. mà hôm nay ông không đi cày hay sao mà lại sang đây giờ này? (Vừa nói ông T vừa chạy trong nhà ra và hai người cãi vã ngoài sân)
    Ông Tráng: Nước nôi gì? Ông định chơi đểu tôi có phải không?! Người làng người nước với nhau, ông có cơm ăn thì ông cũng phải dè lại cho tôi bát cháo chứ!
    Ông T: Ô kìa ông L, có chuyện gì từ từ nói, việc gì mà ông cứ phải làm ầm ĩ lên thế!? Bình thường ông đâu có mất bình tĩnh như vậy…
    Ông L: Không ầm ĩ sao được, Ông ra ngoài đồng mà đánh cái con la già của ông về đi… đang lúc nước xôi - lửa bỏng, ruộng của bà con thi tôi nhận cày khoán cả rồi, thuê được cái máy cày của ông thì chưa dùng đã hỏng, bố con tôi đã hì hục sửa từ hôm qua đến giờ mà chẳng được. Ông ra mà đưa về rồi trả tiền tôi để tôi đi thuê máy khác.
    Ông T: Ô hay, cái nhà ông này lạ nhỉ? Hợp đồng thuê máy giữa tôi và ông trong vòng một tháng, bây giờ mới được một tuần ông đã bảo tôi lấy máy về là thế nào?
    Ông L: Ông là ông quá đáng lắm, ông lừa tôi để bây giờ tôi sống giở chết dở, mấy ngày nay chỉ có ăn rồi đi sửa máy thôi, chẳng làm ăn được gì, bà con người ta đang chửi tôi ngoài đồng kia kìa, ông ra mà nghe..
    Ông T: Chuyện ông làm gì để bà con nói ông thì tôi không biết, tôi chỉ biết là cho ông thuê máy để đi cày thôi. Mà ông cũng thấy đấy, cái máy cày đó tôi định đầu tư để vụ này bố con tôi cày thuê kiếm tý nhưng đùng một cái thằng con tôi nó đòi đi ra tỉnh học, một mình tôi chẳng làm ăn được gì nên mới đành phải cho ông thuê… lúc bàn giao máy ông đã kiểm tra ký lưỡng rồi còn gì…
    Mà này, tôi nói cho ông biết là ông sử dụng máy của tôi, ông làm máy hỏng thì ông phải có trách nhiệm sửa chứ sao ông lại gọi tôi là thế nào?
    Ông L: Này, ông đừng có mà đổ lỗi cho tôi nhé, máy của ông quá cũ, linh kiện, kỹ thuật không đảm bảo, vậy mà ông vẫn cố tình cho tôi thuê, bây giờ hỏng nặng thì ông ra mà đưa máy về nhé, thôi ông trả tiền tôi đã đặt cọc đi…
    Mà tôi cũng nói cho ông biết nhé, máy không cày được, tôi làm nhỡ việc của bà con thì ông đi mà chịu trách nhiệm bồi thường cho bà con đấy..
    Ông T: Ông đừng có vớ vẩn, căn cứ vào đâu mà ông nói thế?
    Tại sao ông không bảo là ông làm hỏng máy của tôi thì ông phải sửa chữa, khôi phục lại trạng thái ban đầu cho tôi đi!
    Ông L: Này, ông đừng có kiếm cớ hòng chạy làng với tôi nhé! Tôi sẽ không để cho ông yên đâu?!
    Ông T: Ông đã nói thế thì tôi cũng chẳng còn gì để nói với ông nữa, ông về mà lo sửa chữa máy đền cho tôi đi! (Nói rồi ông T đi vội vào nhà đóng cửa lại, ông L đứng ngẩn người một lúc rồi mặt hằm hằm bước đi)
    Câu hỏi 1. Khổ lắm Luật sư ạ, chuyện như thế mà ông ệ cứ nằng nặc yêu cầu tôi phải bồi thường tổn thất cho ông ấy, không chỉ thế ông ấy còn đòi tôi phải 

    Qua trình bày của ông, có thể nhận thấy giữa ông và ông L đã giao kết một hợp đồng thuê tài sản, cụ thể là ông đã cho ông L thuê chiếc máy cày của mình với mục đích đi cày thuê cho bà con trong làng. Trong quan hệ thuê tài sản, pháp luật quy định bên cho thuê có nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản trong suốt thời gian thuê. Cụ thể, Điều 485 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:

    1. Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thoả thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.

    2. Trong trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê:

    a) Sửa chữa tài sản;

    b) Giảm giá thuê;

    c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được hoặc tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết.

    3. Trong trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.

    Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì với tư cách là người cho thuê, ông có nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của chiếc máy cày trong suốt thời gian một tháng cho ông L thuê như hai bên đã thỏa thuận. Hiện nay, chiếc máy cày đã bị hư hỏng nặng và không thể hoạt động bình thường đúng như công năng vốn có thì ông có nghĩa vụ sửa chữa, khắc phục để ông L tiếp tục thuê. Trường hợp chiếc máy cày không thể sửa chữa được mà không do lỗi của bên thuê dẫn tới việc mục đích thuê không đạt được thì ông L có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên để làm được điều này thì bên thuê có nghĩa vụ phải chứng minh mình không có lỗi trong việc chiếc máy cày bị hỏng.

    Câu hỏi 2. Chẳng giấu gì Luật sư từ hôm chuyện xảy ra đến nay, ngày nào ông L cũng xúi giục bà con đến cổng nhà tôi chửi rủa làm tôi ăn không ngon ngủ không yên không những thế ông ấy còn cho kẻ vẽ ở các bờ tường trong làng để nhục mạ tôi. Xin hỏi Luật sư ông L làm như vậy có vi phạm pháp luật không?

    Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2005 thì: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Như vậy, việc ông L xúi giục bà con đến cổng nhà ông chửi rủa và kẻ vẽ ở bờ tường với mục đích nhục mạ ông là hành vi vi phạm pháp luật. Ông có quyền yêu cầu ông L ngay lập tức chấm dứt hành vi trên, trường hợp ông L không chấm dứt mà vẫn tiếp tục thì ông có quyền khởi kiện, yêu cầu tòa án có thẩm quyền buộc ông L chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại về vật chất và bù đắp tổn thất về tinh thần (nếu có).

    Câu hỏi 3. Vì máy hỏng trong lúc ông L thuê và sử dụng máy, tôi muốn bắt đền ông L chuyện này được không ạ?

    Như đã trả lời ở câu hỏi trước, với tư cách người cho thuê tài sản thì ông có nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê trong suốt thời gian cho thuê. Tuy nhiên, bên thuê cũng có nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê và sử dụng tài sản đúng công dụng, mục đích đã thỏa thuận. Vấn đề ở đây là cần xác định xem nguyên nhân dẫn tới việc chiếc máy cày bị hỏng là gì? Do bản thân chiếc máy cày đã cũ, chất lượng giảm sút hay do việc ông L sử dụng không đúng cách, không đúng công dụng. Trường hợp chứng minh được rằng chiếc máy bị hỏng do lỗi của ông L thì ông có quyền yêu cầu ông L bồi thường giá trị thiệt hại thực tế để sửa chữa chiếc máy.

    Câu hỏi 4. Đúng là không hiểu nhau thì việc gì cũngcó thể xảy ra, cứ hòn bấc ném đi, hòn chì quăng lại chẳng biết đến bao giờ…khổ thế chứ nị…Nhân đây xin Luật sư phân giải cũng như cho chúng tôi lời khuyên để giữ được tình làng, nghĩa xóm ạ!

    Theo tôi, ông và ông L cần bình tĩnh, không nên gây căng thẳng, cả hai cần phải có thái độ thiện chí để cùng nhau giải quyết vụ việc, tránh mất đoàn kết. Hai ông có thể trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và xác định xem lỗi dẫn tới chiếc máy cày bị hỏng thuộc về ai, bên nào có lỗi thì có trách nhiệm sửa chữa hoặc trả chi phí để bên kia sửa. Trường hợp hai ông không thể tự thương lượng giải quyết được thì có thể mời một người có uy tín trong làng (ví dụ Trưởng thôn) đứng ra làm trung gian hòa giải. Đây chỉ là tranh chấp nhỏ, vậy nên các bên nên hợp tác với nhau, tránh làm lớn chuyện vừa mất tình làng, nghĩa xóm, vừa tốn kém thời gian và chi phí cho cả hai bên.

    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

    c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

    d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

    e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

    g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

    Như vậy, các tổ chức, cá nhân không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp như quy định nêu trên thì đủ điều kiện tham gia thành lập công ty cổ phần.

    Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 cũng quy định: tổ chức, cá nhân có thể góp vốn để thành lập doanh nghiệp bằng tiền mặt, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết ký thuật… hoặc các tài sản khác ghi trong Điều lệ doanh nghiệp. Do đó, trường hợp bạn cháu không có tiền thì có thể góp vốn bằng các loại tài sản trên.

    Câu hỏi 3. Nói ra kể cũng xấu hổ, bố cháu đã đầu tư cho cháu học xong cái bằng cao đẳng nghề, ngành kế toán nhưng mà cháu cũng chưa hiểu biết gì mấy… Cháu xin hỏi là nếu bố cháu, cháu và bạn cháu xin thành lập công ty cổ phần có được không ạ? Cũng xin trình bày thêm với Luật sư là bố cháu chưa qua trường lớp đào tạo nào, bạn cháu cũng chỉ mới học hết lớp 12, về trình độ pháp luật có yêu cầu gì không ạ? 

    Trong trường hợp cháu, bố cháu và bạn cháu không thuộc một trong các trường hợp bị cấm tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005 như vừa nêu trên đây thì cả ba người đều đủ điều kiện để góp vốn tham gia thành lập công ty cổ phần. Tuy nhiên, có một vấn đề cần lưu ý là công ty mà cháu dự định thành lập hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề gì? Nếu các ngành nghề mà cháu dự định đăng ký kinh doanh thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện đó. Có thể là điều kiện về vốn pháp định (tức vốn điều lệ tối thiểu) hoặc điều kiện về chứng chỉ hành nghề của người đại diện theo pháp luật, người quản lý chuyên môn hoặc nhân viên công ty…

    Như vậy, đối với các ngành nghề kinh doanh thông thường, pháp luật không yêu cầu điều kiện về trình độ chuyên môn của những người tham gia góp vốn để thành lập doanh nghiệp. Chỉ cần có mức vốn phù hợp, có đầu óc kinh doanh và khả năng quản lý, điều hành thì cháu cùng với bố và bạn có thể thành lập công ty cổ phần và thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật./.

    6