10:45 - 14/11/2024

Bồi thường thiệt hại trong trường hợp trộm cắp điện

Bồi thường thiệt hại trong trường hợp trộm cắp điện được quy định như thế nào? Hiện tại, công việc của tôi có liên quan đến lĩnh vực điện lực. Vì vậy, tôi cần tìm hiểu một số thông tin, cho tôi hỏi: Bồi thường thiệt hại trong trường hợp trộm cắp điện được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Bồi thường thiệt hại trong trường hợp trộm cắp điện

    Bồi thường thiệt hại trong trường hợp trộm cắp điện được quy định tại Điều 32 Thông tư 27/2013/TT-BCT quy định về Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành như sau:

    1. Bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm số tiền tương ứng với giá trị sản lượng điện năng bị mất do hành vi trộm cắp điện gây ra, được xác định theo công thức sau:

    T = ABT x g = (ASD - A) x g

    T: Tiền bồi thường (đồng);

    ABT: Sản lượng điện năng phải bồi thường (kWh);

    ASD: Sản lượng điện năng sử dụng của các thiết bị tiêu thụ điện trong thời gian vi phạm (kWh);

    A: Sản lượng điện năng được thể hiện trên hóa đơn thanh toán tiền điện trong thời gian vi phạm (kWh);

    g: Giá điện (đ/kWh) để tính bồi thường, được tính theo mức giá cao nhất đối với mục đích sử dụng điện thực tế theo biểu giá điện áp dụng tại thời điểm phát hiện.

    Trường hợp bên được kiểm tra có hành vi trộm cắp điện để sử dụng cho nhiều mục đích, giá điện để tính tiền bồi thường được xác định căn cứ theo mức giá cao nhất của biểu giá điện trong các mục đích sử dụng của bên được kiểm tra.

    2. Phương pháp xác định sản lượng điện năng sử dụng (ASD) như sau:

    a) Phương pháp xác định sản lượng điện năng sử dụng theo sai số được kiểm định của công tơ điện

    Trường hợp bên vi phạm dùng cách thức duy nhất là can thiệp làm sai số công tơ để trộm cắp điện và sai số này xác định được thông qua việc kiểm định, sản lượng điện năng sử dụng được tính căn cứ vào trị số sai số cao nhất của công tơ điện do cơ quan kiểm định độc lập xác định và áp dụng theo công thức sau:

    s: Sai số lớn nhất trong các giá trị kiểm định của công tơ điện (tính theo %);

    Abqn: Sản lượng điện năng ngày bằng điện năng sử dụng bình quân ngày của kỳ hóa đơn có sản lượng điện năng bình quân ngày cao nhất trong khoảng thời gian vi phạm.

    Trường hợp không xác định được thời điểm vi phạm, khoảng thời gian vi phạm được tính từ ngày kiểm tra điện gần nhất hoặc từ lần thay thế, sửa chữa hay kiểm tra định kỳ hệ thống đo đếm điện năng gần nhất đến khi phát hiện nhưng không quá 12 tháng.

    n: Số ngày tính bồi thường (ngày).

    b) Phương pháp xác định sản lượng điện năng sử dụng đối với các cách thức trộm cắp điện khác hoặc không áp dụng được phương pháp quy định tại điểm a khoản này

    Bước 1: Xác định công suất

    Căn cứ thực tế kiểm tra để xác định trị số công suất cao nhất trong các trị số công suất có thể xác định được bằng các cách sau:

    Cách 1: Công suất tổng đo được tại thời điểm kiểm tra, phát hiện vi phạm.

    Cách 2: Công suất cao nhất trong biểu đồ phụ tải đăng ký trong hợp đồng mua bán điện.

    Cách 3: Công suất của các thiết bị sử dụng điện tại bảng kê công suất thiết bị đã đăng ký trong hợp đồng mua bán điện (đối với hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ).

    Cách 4: Công suất của các thiết bị tiêu thụ điện ghi trong Biên bản kiểm tra (có thể lấy công suất ghi trên nhãn mác thiết bị của nhà chế tạo).

    Bước 2: Xác định sản lượng

    - Trường hợp xác định công suất theo cách 1 hoặc cách 2, áp dụng công thức tính sản lượng điện năng sử dụng sau:

    ASD = P x ttb x n

    Trong đó:

    P: Công suất tổng (kW) đo được tại thời điểm kiểm tra, phát hiện vi phạm hoặc công suất cao nhất (kW) trong biểu đồ phụ tải đăng ký trong hợp đồng mua bán điện.

    ttb: Thời gian sử dụng bình quân trong ngày của toàn bộ các thiết bị tiêu thụ điện (h/ngày) được xác định căn cứ vào Biên bản kiểm tra hoặc biểu đồ phụ tải đã đăng ký, nếu không xác định được thì áp dụng quy định tại mục 10 Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư này.

    n: Số ngày tính bồi thường (ngày)

    - Trường hợp xác định công suất theo cách 3 hoặc cách 4, áp dụng công thức tính sản lượng điện năng sau:

    ASD = (P1 x t1 + P2 x t2 +….+ Pi x ti ) x n

    Trong đó:

    P1, P2, …Pi: Công suất (kW) của từng thiết bị sử dụng điện tại bảng kê công suất thiết bị đã đăng ký trong hợp đồng mua bán điện hoặc công suất (kW) của từng thiết bị tiêu thụ điện ghi trong Biên bản kiểm tra.

    t1, t2, …ti: Thời gian sử dụng trong ngày của từng thiết bị (h/ngày), được xác định căn cứ vào Biên bản kiểm tra; nếu không xác định được thì áp dụng quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư này.

    n: Số ngày tính bồi thường (ngày)

    - Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng điện sinh hoạt có thể áp dụng cách tính căn cứ vào hóa đơn tiền điện theo công thức:

    ASD = Abqn x n

    Trong đó:

    Abqn: sản lượng điện năng ngày bằng điện năng sử dụng bình quân ngày của kỳ hóa đơn có sản lượng điện năng bình quân ngày cao nhất trong khoảng thời gian 12 tháng liền kề trước đó.

    n: Số ngày tính bồi thường (ngày).

    3. Số ngày tính bồi thường (n) quy định tại khoản 2 Điều này được xác định như sau:

    a) Được tính từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến khi phát hiện, trừ thời gian ngừng cấp điện và ngừng sử dụng điện có lý do;

    b) Trường hợp không xác định được theo quy định tại điểm a Khoản này, số ngày tính bồi thường được tính từ ngày kiểm tra điện gần nhất hoặc từ lần thay thế, sửa chữa hay kiểm tra định kỳ hệ thống đo đếm điện năng gần nhất đến khi phát hiện, nhưng không quá 12 tháng, trừ thời gian ngừng cấp điện và ngừng sử dụng điện có lý do;

    c) Đối với trường hợp trộm cắp điện bằng hình thức dùng nam châm, câu móc trực tiếp, số ngày tính bồi thường là 12 tháng, trừ thời gian ngừng cấp điện và ngừng sử dụng điện có lý do.

    4. Ngoài việc bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm bằng giá trị sản lượng điện năng bị mất do hành vi trộm cắp điện gây ra, bên vi phạm phải chịu chi phí để sửa chữa, kiểm định hiệu chuẩn hoặc bồi hoàn giá trị của thiết bị, hệ thống đo đếm bị hư hại do hành vi vi phạm gây ra.

    Trên đây là nội dung quy định về việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp trộm cắp điện. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 27/2013/TT-BCT.

    189
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ