08:12 - 13/11/2024

Bồi thường thiệt hại khi say rượu

Quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại khi say rượu

Nội dung chính

    Bồi thường thiệt hại khi say rượu

    Trong dịp tết vừa qua, ông hàng xóm sang nhà tôi chúc tết. Ông ta mượn cớ tết sang chơi, đã uống nhiều rượu và có hành vi phá hoại tài sản tại phòng khách nhà tôi. Trị giá thiệt hại khoảng 10 triệu đồng. Bình thường gia đình tôi và gia đình ông ấy cũng thường mẫu thuẫn với nhau về việc lúc thì đổ rác, lúc thì về lối đi chung. Gia đình tôi yêu cầu ông ta phải bồi thường thiệt hại nhưng ông ta không chịu vì cho rằng mình hành vi của mình là do say rượu chứ không cố ý phá phách, gây thiệt hại cho nhà tôi. Cho tôi hỏi ông ấy có phải bồi thường cho gia đình tôi không? Ông ta có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

    Theo quy định tại  Điều 604 Bộ Luật dân sự quy định rõ về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
     “Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
    1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
    2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
     Tại Điều 608 Bộ luật dân sự 2005  quy định về trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
    1. Tài sản bị mất;
    2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
    3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
    4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.”

    Điều 615 Bộ Luật Dân sự năm 2005  quy định việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp do dùng chất kích thích gây ra như sau:

    "1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.

    2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của họ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại".

    Như vậy, hành vi của ông hàng xóm uống rượu dù là lỗi vô ý hay cố ý thì đã gây thiệt hại tài sản cho gia đình. Theo các quy định trên,  hành vi của ông ta đủ căn cứ để gia đình bạn yêu cầu ông ta bồi thường thiệt hại cho gia đình bạn.

     Theo quy định tại Điều 143 Bộ Luật hình sự  về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản: “ Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

    Vì ông ta đã gây thiệt hại tài sản cho gia đình bạn là 10 triệu đồng nên trong trường hợp có căn cứ cho rằng ông ta cố tình hủy hoại tài sản của gia đình bạn, ông ta có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trên. 

    5