16:01 - 17/11/2024

Cách xếp loại học lực cuối năm học dành cho sinh viên dựa trên thang điểm 4 và thang điểm 10?

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau mỗi năm học dựa trên những tiêu chí nào? Cách xếp loại học lực cuối năm học dành cho sinh viên dựa trên thang điểm 4 và thang điểm 10?

Nội dung chính

    Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau mỗi năm học dựa trên những tiêu chí nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học.

    Theo đó, kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng năm học, dựa trên kết quả các học phần nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo mà sinh viên đã học và có điểm theo các tiêu chí sau đây:

    - Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên không đạt trong một năm học, hoặc nợ đọng từ đầu khoá học;

    - Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên đã đạt từ đầu khóa học (số tín chỉ tích lũy), tính cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ;

    - Điểm trung bình của những học phần mà sinh viên đã học trong một năm học (điểm trung bình năm học) hoặc tính từ đầu khóa học (điểm trung bình tích lũy), tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó.

    Cách xếp loại học lực cuối năm học dành cho sinh viên dựa trên thang điểm 4 và thang điểm 10?

    Căn cứ tại khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:

    (1) Xếp loại học lực theo thang điểm 4:

    Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;

    Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;

    Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;

    Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;

    Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;

    Dưới 1,0: Kém.

    (2) Xếp loại học lực theo thang điểm 10:

    Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;

    Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;

    Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;

    Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;

    Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;

    Dưới 4,0: Kém.

    Ngoài ra, theo khoản 6 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định sinh viên được xếp trình độ năm học căn cứ số tín chỉ tích lũy được từ đầu khóa học (gọi tắt là N) và số tín chỉ trung bình một năm học theo kế hoạch học tập chuẩn (gọi tắt là M), cụ thể như sau:

    - Trình độ năm thứ nhất: N < M;

    - Trình độ năm thứ hai: M ≤ N < 2M;

    - Trình độ năm thứ ba: 2M ≤ N < 3M;

    - Trình độ năm thứ tư: 3M ≤ N < 4M;

    - Trình độ năm thứ năm: 4M ≤ N < 5M.

    Trên đây là quy định về cách xếp loại kết quả học lực của sinh viên theo thang điểm 4 hoặc thang điểm 10 với các mức từ xuất sắc đến kém. Trình độ năm học được xác định dựa trên số tín chỉ tích lũy so với kế hoạch học tập chuẩn, chia từ năm thứ nhất đến năm thứ năm theo khoảng tín chỉ tương ứng.

    Cách xếp loại học lực cuối năm học dành cho sinh viên dựa trên thang điểm 4 và thang điểm 10?

    Cách xếp loại học lực cuối năm học dành cho sinh viên dựa trên thang điểm 4 và thang điểm 10? (Hình ảnh Internet)

    Quy đổi thang điểm đại học hệ chữ sang thang điểm số như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học của sinh viên đại học như sau:

    Đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học

    1. Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ hoặc sau từng năm học, dựa trên kết quả các học phần nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo mà sinh viên đã học và có điểm theo các tiêu chí sau đây:
    a) Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên không đạt trong một học kỳ, trong một năm học, hoặc nợ đọng từ đầu khoá học;
    b) Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên đã đạt từ đầu khóa học (số tín chỉ tích lũy), tính cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ;
    c) Điểm trung bình của những học phần mà sinh viên đã học trong một học kỳ (điểm trung bình học kỳ), trong một năm học (điểm trung bình năm học) hoặc tính từ đầu khóa học (điểm trung bình tích lũy), tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó.
    2. Để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Điểm chữ nhiều mức hơn do cơ sở đào tạo quy định (nếu có) cũng được quy đổi sang điểm số tương ứng theo thang từ 0 tới 4.
    A quy đổi thành 4;
    B quy đổi thành 3;
    C quy đổi thành 2;
    D quy đổi thành 1;
    F quy đổi thành 0.
    3. Những điểm chữ không được quy định tại khoản 2 Điều này không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
    4. Cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm 4. Trong trường hợp này, quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể các mức xử lý kết quả học tập để tương đương và thay thế cho các quy định tại Điều 12 của Quy chế này.
    ...

    Như vậy, điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số được tính như sau:

    - A quy đổi thành 4;

    - B quy đổi thành 3;

    - C quy đổi thành 2;

    - D quy đổi thành 1;

    - F quy đổi thành 0.

    9