10:22 - 08/11/2024

Lưu trữ giấy tờ, văn bản khi chứng thực chữ ký, chứng thực chữ ký người dịch được quy định như thế nào?

Lưu trữ giấy tờ, văn bản khi chứng thực chữ ký, chứng thực chữ ký người dịch được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Lưu trữ giấy tờ, văn bản khi chứng thực chữ ký, chứng thực chữ ký người dịch được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 20/2015/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì lưu trữ giấy tờ, văn bản khi chứng thực chữ ký, chứng thực chữ ký người dịch được quy định như sau:  

    1. Khi lưu giấy tờ, văn bản đã chứng thực đối với việc chứng thực chữ ký, chứng thực chữ ký người dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực có trách nhiệm lưu 01 (một) bản giấy tờ, văn bản đã chứng thực hoặc lưu 01 (một) bản chụp giấy tờ, văn bản đó.

    2. Văn bản quy định tại khoản 1 Điều này, do cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực tiến hành chụp lại từ giấy tờ, văn bản đã chứng thực. Trường hợp cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không có phương tiện để chụp thì văn bản lưu trữ do người yêu cầu chứng thực cung cấp.

    Đối với việc chứng thực chữ ký và chứng thực chữ ký người dịch, cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải lưu một bản giấy tờ, văn bản đã chứng thực; thời hạn lưu trữ là 02 (hai) năm. Trong trường hợp chứng thực chữ ký của người tiến hành giám định trong văn bản kết luận giám định tư pháp, chứng thực bản sao từ bản chính thì không lưu trữ (Khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP nêu trên).    

    Trên đây là nội dung tư vấn về lưu trữ giấy tờ, văn bản khi chứng thực chữ ký, chứng thực chữ ký người dịch. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 20/2015/TT-BTP.

    Trân trọng!         

    7