14:26 - 12/11/2024

Không phải chính chủ, có thể rút được tiền trong sổ tiết kiệm?

Không phải chính chủ, có thể rút được tiền trong sổ tiết kiệm?

Nội dung chính

    Không phải chính chủ, có thể rút được tiền trong sổ tiết kiệm?

    Ủy quyền là việc cho phép người khác nhân danh mình để thực hiện công việc nào đó.

    Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền như sau: Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Với trường hợp ủy quyền rút tiền tiết kiệm, Tại Khoản 4 Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, có quy định

    Tổ chức tín dụng hướng dẫn thủ tục chi trả đối với các trường hợp chi trả sau đây phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng:

    - Chi trả tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế;

    - Chi trả tiền gửi tiết kiệm theo ủy quyền của người gửi tiền.

    Do đó, nếu chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm muốn ủy quyền cho người khác thực hiện các công việc liên quan đến tiền gửi, tài khoản tiết kiệm của mình thì cần liên hệ với ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm để được hướng dẫn thủ tục ủy quyền cụ thể. Thông thường, một số ngân hàng yêu cầu Giấy ủy quyền phải được lập tại ngân hàng; trường hợp giấy ủy quyền không được lập tại ngân hàng thì phải có xác nhận của công chứng hoặc chính quyền địa phương theo quy định.

    Người được ủy quyền khi đến rút tiền tiết kiệm theo ủy quyền phải có các giấy tờ: Sổ tiền gửi tiết kiệm đứng tên chủ sở hữu là người ủy quyền; chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được uỷ quyền và Giấy uỷ quyền có xác nhận,…

    5