Khai thác tài nguyên nước cho thủy điện thực hiện theo quy định mới nhất ra sao? Khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt thực hiện theo quy định mới nhất như thế nào?
Nội dung chính
Khai thác tài nguyên nước cho thủy điện thực hiện theo quy định mới nhất ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Tài nguyên nước 2023 có nội dung về khai thác tài nguyên nước cho thủy điện như sau:
- Việc khai thác tài nguyên nước cho thủy điện phải bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, trừ trường hợp khai thác nước với quy mô nhỏ; tham gia cắt, giảm lũ và cấp nước cho hạ du khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; bảo đảm các yêu cầu về an toàn đập, hồ chứa.
- Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước cho thủy điện phải tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo quy định tại Điều 38 Luật Tài nguyên nước 2023 và pháp luật về an toàn đập, hồ chứa nước.
- Bộ Công Thương chỉ đạo tổ chức việc rà soát, điều chỉnh các quy trình vận hành hồ chứa thủy điện theo quy định tại Điều 38 Luật Tài nguyên nước 2023 bảo đảm an toàn, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu, phòng, chống lũ, lụt; duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định tại Điều 24 Luật Tài nguyên nước 2023 và cấp nước cho hạ du.
Khai thác tài nguyên nước cho thủy điện thực hiện theo quy định mới nhất ra sao? Khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt thực hiện theo quy định mới nhất như thế nào?
Việc khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt được thực hiện theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023 ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Tài nguyên nước 2023 hướng dẫn việc khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt như sau:
- Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước để sản xuất, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt có trách nhiệm sau đây:
+ Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và vận hành hệ thống cấp nước, có phương án cấp nước dự phòng, phòng ngừa, ứng phó sự cố ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước và các sự cố khác theo quy định của pháp luật về cấp nước bảo đảm cấp nước ổn định, an toàn, liên tục và giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước;
+ Chỉ dẫn về vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và kiểm soát, theo dõi các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt;
+ Thực hiện quan trắc, giám sát khai thác tài nguyên nước và quan trắc, giám sát tự động liên tục, định kỳ chất lượng nguồn nước khai thác theo quy định tại Điều 51 Luật Tài nguyên nước 2023 và kết nối, truyền dữ liệu về Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
- Kết hợp mô hình cấp nước tập trung và phân tán trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt. Việc đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt tập trung phải bảo đảm không cản trở việc khai thác nước của tổ chức, cá nhân đã được cấp phép khai thác tài nguyên nước trong vùng phục vụ cấp nước.
- Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
+ Điều chỉnh, bổ sung nội dung về cấp nước trong quy hoạch có liên quan đến cấp nước sinh hoạt cho đô thị, nông thôn bảo đảm phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước;
+ Ban hành, thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để bảo đảm an toàn, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu tỷ lệ thất thoát nước; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển bền vững, an toàn cấp nước quy mô hộ gia đình ở nông thôn;
+ Chỉ đạo việc lập phương án cấp nước dự phòng, phòng ngừa, ứng phó sự cố ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước và các sự cố khác.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước.
- Chính phủ quy định việc sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sinh hoạt.
10 hành vi về tài nguyên nước bị nghiêm cấm từ 01/7/2024 theo quy định Luật Tài nguyên nước 2023?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Tài nguyên nước 2023 thì 10 hành vi về tài nguyên nước bị nghiêm cấm như sau:
(1) Đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại, xả khí thải độc hại vào nguồn nước.
(2) Xả nước thải vào nguồn nước dưới đất; xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải vào nguồn nước mặt, nước biển.
(3) Xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
(4) Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất trái phép.
(5) Lấn, lấp sông, suối, kênh, mương, rạch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ chứa, kênh, mương, rạch nhưng không có biện pháp khắc phục.
(6) Khai thác trái phép cát, sỏi, bùn, đất và các loại khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, trong hành lang bảo vệ nguồn nước; khoan, đào, xây dựng nhà cửa, công trình, vật kiến trúc và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt lở bờ sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ.
(7) Phá hoại các công trình bảo vệ, điều tiết, tích trữ nước, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.
(8) Làm sai lệch thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước.
(9) Không tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
(10) Xây dựng đập, hồ chứa, công trình điều tiết, tích trữ nước, phát triển nguồn nước trái quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024 trừ khoản 3, 4 Điều 85 Luật Tài nguyên nước 2023