Quy định chung về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh Quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước ra sao?
Nội dung chính
Quy định chung về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh Quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước ra sao?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định chung về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước như sau:
- Quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước gồm Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước và Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh (sau đây gọi chung là quy hoạch).
Đối với Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia sẽ được lập khi có sự hợp tác giữa các quốc gia có chung nguồn nước và trình tự lập, thẩm định, phê duyệt sẽ căn cứ vào thỏa thuận giữa các quốc gia có chung nguồn nước.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch và Hội đồng thẩm định quy hoạch.
Cơ quan chuyên môn về tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho Cơ quan lập quy hoạch thực hiện việc lập quy hoạch. Cơ quan lập quy hoạch tổ chức xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch và lập quy hoạch.
- Thời gian xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch không quá 09 tháng kể từ ngày được giao nhiệm vụ; thời gian lập quy hoạch không quá 24 tháng kể từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
Trường hợp cần gia hạn, Cơ quan lập quy hoạch báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định việc điều chỉnh kéo dài thời gian nhưng tối đa không quá 03 tháng đối với xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch và không quá 12 tháng đối với lập quy hoạch.
- Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, rà soát, điều chỉnh quy hoạch được sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.
Trên đây là quy định chung về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh Quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước.
Quy định chung về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh Quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước ra sao?
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước cần hồ sơ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch.
2. Hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch gồm:
a) Tờ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;
b) Dự thảo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch kèm theo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch;
c) Biên bản họp thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch kèm theo bản giải trình, tiếp thu ý kiến các thành viên Hội đồng;
d) Tài liệu khác (nếu có).
3. Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
...
Theo đó, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch về tài nguyên nước cần hồ sơ bao gồm các giấy tờ như sau:
- Tờ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;
- Dự thảo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch kèm theo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch;
- Biên bản họp thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch kèm theo bản giải trình, tiếp thu ý kiến các thành viên Hội đồng;
- Tài liệu khác (nếu có).
Quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước được lập như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước như sau:
(1) Căn cứ nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt, Cơ quan lập quy hoạch xây dựng các nội dung của Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước theo quy định dưới đây và nội dung của Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh theo quy định tại Điều 16 Luật Tài nguyên nước 2023 và hoàn thiện hồ sơ quy hoạch theo quy định tại (2).
Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các nội dung chính sau đây: đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước; xác định các yêu cầu về thông tin, số liệu về tài nguyên nước, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên phạm vi cả nước; xác định các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 53/2024/NĐ-CP và thứ tự ưu tiên thực hiện trong thời kỳ quy hoạch; mạng quan trắc tài nguyên nước; giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện; tích hợp danh mục nguồn nước mặt liên quốc gia, danh mục nguồn nước mặt liên tỉnh, danh mục nguồn nước dưới đất.
Riêng đối với Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, Cơ quan lập quy hoạch còn có trách nhiệm tổ chức lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược phải được lập, thẩm định đồng thời với quá trình lập, thẩm định quy hoạch.
(2) Hồ sơ quy hoạch bao gồm:
+ Báo cáo tổng hợp quy hoạch;
+ Báo cáo tóm tắt;
+ Dự thảo tờ trình phê duyệt quy hoạch;
+ Dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch;
+ Hệ thống sơ đồ, bản đồ quy hoạch; tỷ lệ bản đồ đối với Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 53/2024/NĐ-CP;
+ Nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt;
+ Các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
+ Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh.
Nghị định 53/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.