22:45 - 07/02/2025

Hướng dẫn cách quy đổi 1 sào bằng bao nhiêu mét vuông chuẩn 3 miền

Hướng dẫn cách quy đổi 1 sào bằng bao nhiêu mét vuông chuẩn 3 miền. Điều kiện mua bán đất nông nghiệp năm 2025 là gì?

Nội dung chính

    Hướng dẫn cách quy đổi 1 sào bằng bao nhiêu mét vuông chuẩn 3 miền

    "Sào" là một đơn vị đo diện tích truyền thống của Việt Nam, thường dùng trong lĩnh vực nông nghiệp để xác định diện tích đất trồng trọt. Tuy nhiên, do có sự khác biệt giữa các vùng miền, diện tích thực tế của một sào không giống nhau trên cả nước.

    Trong đo lường diện tích đất nông nghiệp tại Việt Nam, đơn vị sào được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có cách tính diện tích sào khác nhau, do đó, khi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng hoặc đo đạc đất nông nghiệp, việc hiểu rõ sự khác nhau này là rất quan trọng để tránh những sai sót, nhầm lẫn không đáng có.

    Cụ thể, cách quy đổi 1 sào bằng bao nhiêu mét vuông chuẩn 3 miền như sau:

    Vùng miền

     

    Diện tích 1 sào (m²)

     

    Miền Bắc

    360 m2

    Miền Trung

    500 m2

    Miền Nam

    1000 m2

    Lưu ý: Ở miền Nam, thay vì sử dụng "sào", người dân thường dùng đơn vị "công đất" để đo diện tích đất nông nghiệp, cụ thể:

    1 công đất nhỏ = 1.000 m²

    1 công đất lớn = 1.296 m²

    Điều này có nghĩa là trong khi miền Bắc và miền Trung vẫn dùng "sào" để đo diện tích, thì miền Nam lại áp dụng "công đất" với diện tích lớn hơn.

    Hướng dẫn cách quy đổi 1 sào qua các đơn vị đo lường khác

    Trong lĩnh vực đất nông nghiệp, ngoài đơn vị đo phổ biến là sào, người dân còn sử dụng mét vuông (m²), mẫu, hecta (ha) và thước để tính toán diện tích. Tuy nhiên, do đặc thù từng vùng miền, diện tích 1 sào không giống nhau, dẫn đến sự khác biệt trong cách quy đổi sang các đơn vị đo lường khác.

    (1) Hướng dẫn cách quy đổi 1 sào qua thước

    Bên cạnh mét vuông, ở nhiều địa phương vẫn sử dụng thước để đo diện tích đất nông nghiệp. Tương tự như sào, 1 thước ở mỗi vùng có giá trị khác nhau:

    Vùng miền

    1 sào bằng bao nhiêu thước?

    1 thước bằng bao nhiêu m²?

    Miền Bắc

    15 thước

    24 m²

    Miền Trung

    10 thước

    50 m²

    Miền Nam

    10 thước

    100 m²

    Như vậy, nếu quy đổi theo đơn vị thước, có thể thấy:

    + Ở miền Bắc, 1 sào tương đương 15 thước, với mỗi thước khoảng 24 m².

    + Ở miền Trung, 1 sào bằng 10 thước, với mỗi thước 50 m².

    + Ở miền Nam, 1 sào cũng bằng 10 thước, nhưng mỗi thước lên đến 100 m².

    (2) Hướng dẫn cách quy đổi 1 sào qua mẫu đất

    Trong nông nghiệp, mẫu là đơn vị đo diện tích lớn hơn sào. Theo quy chuẩn, 1 mẫu bằng 10 sào, tương ứng với:

    Vùng miền

    1 mẫu bằng bao nhiêu m²?

    Miền Bắc

    3.600 m²

    Miền Trung

    5.000 m²

    Miền Nam

    10000 m2

    Ở miền Nam, thuật ngữ "mẫu đất" ít được sử dụng, thay vào đó người dân thường dùng "công đất" để đo diện tích:

    + 1 công đất nhỏ = 1.000 m² (tương đương 1 sào miền Nam).

    + 1 công đất lớn = 1.296 m² (áp dụng ở một số địa phương).

    Do đó, 1 mẫu đất ở miền Nam tương đương 10 công đất nhỏ hoặc gần 7,7 công đất lớn.

    (3) Hướng dẫn cách quy đổi 1 sào qua hecta (ha)

    Hecta (ha) là đơn vị đo diện tích chuẩn quốc tế, thường sử dụng trong quy hoạch đất đai và thống kê diện tích nông nghiệp. Theo quy đổi:

    Vùng miền

    1 sào bằng bao nhiêu hecta (ha)?

    Miền Bắc

    1 sào ≈ 0,036 ha

    Miền Trung

    1 sào ≈ 0,05 ha

    Miền Nam

    1 sào ≈ 0,1 ha

    Từ đó, nếu quy đổi lên hecta, ta có:

    + Miền Bắc: 10 sào (1 mẫu) ≈ 0,36 ha

    + Miền Trung: 10 sào (1 mẫu) ≈ 0,5 ha

    + Miền Nam: 10 sào (1 mẫu) ≈ 1 ha.

    Tóm lại, việc quy đổi diện tích 1 sào sang các đơn vị mét vuông, thước, mẫu và hecta có sự khác biệt lớn giữa miền Bắc, Trung và Nam, do đó, khi quy đổi sang thước, mẫu hay hecta, cần lưu ý đơn vị sử dụng theo từng địa phương để tránh nhầm lẫn, đặc biệt trong các giao dịch mua bán và đo đạc đất nông nghiệp.

    Hướng dẫn cách quy đổi 1 sào bằng bao nhiêu mét vuông chuẩn 3 miền

    Hướng dẫn cách quy đổi 1 sào bằng bao nhiêu mét vuông chuẩn 3 miền (Hình từ Internet)

    Điều kiện mua bán đất nông nghiệp năm 2025 là gì?

    Điều kiện mua bán đất nông nghiệp năm 2025 được quy định cụ thể tại Điều 45 Luật Đất đai 2024, cụ thể như sau:

    (1) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 Luật Đất đai 2024;

    (2) Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

    (3) Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

    (4) Trong thời hạn sử dụng đất;

    (5) Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

    (6) Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người nhận thừa kế được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

    (7) Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện bán đất nông nghiệp.

    (8) Tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận. Phương án sử dụng đất nông nghiệp phải có các nội dung chính sau đây:

    - Địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng đất;

    - Kế hoạch sản xuất, kinh doanh nông nghiệp;

    - Vốn đầu tư;

    - Thời hạn sử dụng đất;

    - Tiến độ sử dụng đất.

    (9) Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mua đất trồng lúa quá hạn mức quy định tại Điều 176 Luật Đất đai 2024 thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa bao gồm các nội dung theo quy định tại (8) và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, trừ trường hợp người nhận tặng cho là người thuộc hàng thừa kế.

    (10) Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    (10) Cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở và đất khác trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng đó;

    (11) Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà pháp luật không cho phép mua đất.

    20
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ