Hồ sơ xin công nhận giống vật nuôi mới cần những giấy tờ gì? Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có quyền hạn nào?
Nội dung chính
Xin công nhận giống vật nuôi mới cần những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 30 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về công nhận dòng, giống vật nuôi mới như sau:
Công nhận dòng, giống vật nuôi mới
1. Hồ sơ công nhận dòng, giống vật nuôi mới bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận dòng, giống vật nuôi mới, ghi rõ tên dòng, giống vật nuôi, nguồn gốc, xuất xứ;
b) Kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Việc công nhận dòng, giống vật nuôi mới được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận dòng, giống vật nuôi mới gửi 01 bộ hồ sơ bản giấy hoặc bản điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, đánh giá hồ sơ. Trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận dòng, giống vật nuôi mới; trường hợp không đạt yêu cầu phải nêu rõ lý do.
Theo đó, cần phải chuẩn bị hồ sơ công nhận dòng, giống vật nuôi theo trên và nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải hoàn thiện hồ sơ theo thông báo và chờ kết quả quyết định theo thủ tục trên.
Xin công nhận giống vật nuôi mới cần những giấy tờ gì? (Ảnh từ Internet)
Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có quyền nào?
Theo Khoản 1 Điều 31 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về quyền của cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi
1. Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có quyền sau đây:
a) Được thực hiện khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
b) Được thực hiện kiểm định dòng, giống vật nuôi theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Được thanh toán chi phí khảo nghiệm, kiểm định dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
đ) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thực hiện, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có quyền sau:
- Được thực hiện khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
- Được thực hiện kiểm định dòng, giống vật nuôi;
- Được thanh toán chi phí khảo nghiệm, kiểm định dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
- Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thực hiện, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có nghĩa vụ gì?
Theo Khoản 1 Điều 31 Luật Chăn nuôi 2018 quy định thì cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có nghĩa vụ sau đây:
- Bảo đảm các điều kiện cơ sở khảo nghiệm trong quá trình hoạt động;
- Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện khảo nghiệm, kiểm định;
- Tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường;
- Lưu hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 03 năm sau khi kết thúc khảo nghiệm, kiểm định;
- Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.