17:00 - 14/11/2024

Công văn 4455/TCT-TVQT hướng dẫn in biên lai thu thuế, phí, lệ phí mẫu CTT50?

Công văn 4455/TCT-TVQT hướng dẫn in biên lai thu thuế, phí, lệ phí mẫu CTT50 như thế nào?

Nội dung chính

    Công văn 4455/TCT-TVQT hướng dẫn in biên lai thu thuế, phí, lệ phí mẫu CTT50?

    Tại Công văn 4455/TCT-TVQT năm 2023 hướng dẫn in in biên lai thu thuế phí lệ phí mẫu CTT50 cụ thể như sau:

    Theo đó Tổng Cục thuế có hướng dẫn in biên lai thu thuế, phí, lệ phí mẫu CTT50 như sau:

    - Ký hiệu mẫu: CTT50

    - Ký hiệu Biên lai:

    + 02 ký tự đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Phụ lục I.A, Thông tư số 78/2021/TT-BTC và chỉ áp dụng đối với biên lai do Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặt in.

    + 02 ký tự tiếp theo là nhóm hai trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y dùng để phân biệt các ký hiệu biên lai.

    + 01 ký tự tiếp theo (dấu “-”) phân cách giữa các ký tự đầu với ba ký tự cuối của biên lai.

    + 02 ký tự tiếp theo thể hiện hai số cuối của năm in biên lai. Ví dụ: biên lai in năm 2023 thì ghi là 23.

    + 01 ký tự cuối cùng thể hiện hình thức biên lai. Cụ thể: Biên lai đặt in ký hiệu là P.

    Ví dụ: Ký hiệu 01AA-23P được hiểu là biên lai thu thuế, phí, lệ phí do Cục Thuế TP Hà Nội đặt in năm 2023.

    - Số của biên lai là số thứ tự được thể hiện trên biên lai thu thuế, phí, lệ phí. Số biên lai được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 7 chữ số. Đối với biên lai đặt in thì số biên lai bắt đầu từ số 0000001.

    - Kích thước: khổ 13cm x 19cm áp dụng theo kích thước Biên lai CTT50 (mẫu cũ) là phù hợp thực tế quản lý thu tại các địa phương.

    - Loại giấy in: giấy poluya

    - Liên biên lai: gồm 3 liên:

    + Liên 1: Báo soát (màu tím)

    + Liên 2: Giao người nộp thuế (màu đỏ)

    + Liên 3: Lưu (màu xanh)

    Công văn 4455/TCT-TVQT hướng dẫn in biên lai thu thuế, phí, lệ phí mẫu CTT50?

    Công văn 4455/TCT-TVQT hướng dẫn in biên lai thu thuế, phí, lệ phí mẫu CTT50? (Hình từ Internet)

    Hiện nay có những loại biên lai nào trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế?

    Tại Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về loại chứng từ như sau:

    Loại chứng từ

    1. Chứng từ trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế bao gồm:

    a) Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân;

    b) Biên lai gồm:

    b.1) Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá;

    b.2) Biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá;

    b.3) Biên lai thu thuế, phí, lệ phí.

    2. Trong quá trình quản lý thuế, phí, lệ phí theo quy định của Luật Quản lý thuế trường hợp có yêu cầu các loại chứng từ khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực hiện.

    Như vậy, hiện nay có 04 loại biên lai trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế:

    (1) Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá;

    (2) Biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá;

    (3) Biên lai thu thuế, phí, lệ phí.

     

    Công văn 4455/TCT-TVQT hướng dẫn in biên lai thu thuế, phí, lệ phí mẫu CTT50? (Hình từ Internet)

    Biên lại bị tiêu hủy trong trường hợp nào?

    Tại Điều 39 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, có quy định về tiêu hủy biên lai như sau:

    Tiêu hủy biên lai

    1. Các trường hợp tiêu hủy biên lai

    - Biên lai đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được tiêu hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in biên lai thu phí, lệ phí.

    - Các loại biên lai đã lập của các đơn vị kế toán được tiêu hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.

    - Tổ chức thu phí, lệ phí có biên lai không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy biên lai.

    - Các loại biên lai chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không tiêu hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.

    2. Biên lai được xác định đã tiêu hủy

    - Tiêu hủy biên lai tự in, biên lai đặt in là việc sử dụng biện pháp đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo biên lai đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó.

    - Tiêu hủy biên lai điện tử là biện pháp làm cho biên lai điện tử không còn tồn tại trên hệ thống thông tin, không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong biên lai điện tử.

    Biên lai điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán nếu không có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy. Việc tiêu hủy biên lai điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các biên lai điện tử chưa hủy và phải đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.

    ...

    Như vậy, biên lại bị tiêu hủy trong trường hợp:

    (1) Đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được tiêu hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in biên lai thu phí, lệ phí.

    (2) Các loại biên lai đã lập của các đơn vị kế toán được tiêu hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.

    (3) Tổ chức thu phí, lệ phí có biên lai không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy biên lai.

    (4) Các loại biên lai chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không tiêu hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật

    2