11:12 - 13/11/2024

Các trường hợp nào bị xử phạt vi phạm hành chính khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất?

Các trường hợp nào bị xử phạt vi phạm hành chính khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất? Đối tượng nào được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất? Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thu hồi đất trong trường hợp nào?

Nội dung chính

    Các trường hợp nào bị xử phạt vi phạm hành chính khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất?

    (1) Mức xử phạt vi phạm hành chính khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trái phép

    Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trái phép như sau:

    Hành vi vi phạm

    Diện tích chuyển trái phép

    (héc - ta)

    Mức phạt

    (triệu đồng)

    Chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng

    Dưới 0,5

    Từ 02 - 05

    Từ 0,5 đến dưới 01

    Từ 05 - 10

    Từ 01 đến dưới 03

    Từ 10 - 20

    Trên 03

    Từ trên 20 - 50

    Chuyển từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối

    Dưới 0,1

    Từ 03 - 05

    Từ 0,1 đến dưới 0,5

    Từ 05 -10

    Từ 0,5 đến dưới 01

    Từ 10 - 20

    Từ 01 đến dưới 03

    Từ 20 - 30

    Trên 03

    Từ 30 - 70

    Chuyển từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp khu vực nông thôn

    Dưới 0,01

    Từ 03 - 05

    Từ 0,01 đến dưới 0,02

    Từ 05 - 10

    Từ 0,02 đến dưới 0,05

    Từ 10 - 15

    Từ 0,05 đến dưới 0,1

    Từ 15 - 30

    Từ 0,1 đến dưới 0,5

    Từ 30 - 50

    Từ 0,5 đến dưới 01

    Từ 50 - 80

    Từ 01 đến dưới 03

    Từ 80 - 120

    Từ 03 trở lên

    Từ 120 - 250

    Lưu ý: Trường hợp chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt tiền nêu trên (theo khoản 4 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP)

    (2) Mức xử phạt vi phạm hành chính khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng trái phép

    Theo Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng trái phép, cụ thể:

    Hành vi vi phạm

    Diện tích chuyển trái phép

    (héc - ta)

    Mức phạt (triệu đồng)

    Chuyển sang đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác.

    Dưới 0,5

    Từ 03 - 05

    Từ 0,5 đến dưới 01

    Từ 05 - 10

    Từ 01 đến dưới 05

    Từ 10 - 20

    Từ 05 trở lên

    Từ 20 - 50

     

    Chuyển sang đất phi nông nghiệp.

    Dưới 0,02

    Từ 03 - 05

    Từ 0,02 đến dưới 0,05

    Từ 05 - 10

    Từ 0,05 đến dưới 0,1

    Từ 10 - 15

    Từ 0,1 đến dưới 0,5

    Từ 15 - 30

    Từ 0,5 đến dưới 01

    Từ 30 - 50

    Từ 01 đến dưới 05

    Từ 50 - 100

    Từ 05 trở lên

    Từ 100 - 250

    Lưu ý: Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác thì hình thức và mức xử phạt được thực hiện bằng 02 lần các mức phạt nêu trên (theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP)

    (3) Mức xử phạt vi phạm hành chính khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trái phép

    Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất vào mục đích khác sẽ bị xử phạt như sau:

    Hành vi vi phạm

    Diện tích chuyển trái phép

    (héc - ta)

    Mức phạt (triệu đồng)

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản..

    Dưới 0,5

    Từ 02 - 05

    Từ 0,5 đến dưới 01

    Từ 05 - 10

    Từ 01 đến dưới 03

    Từ 10 - 20

    Từ 03 trở lên

    Từ 20 - 50

    Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp.

    Dưới 0,02

    Từ 03 - 05

    Từ 0,02 đến dưới 0,05

    Từ 05 - 08

    Từ 0,05 đến dưới 0,1

    Từ 08  - 15

    Từ 0,1 đến dưới 0,5

    Từ 15 - 30

    Từ 0,5 đến dưới 01

    Từ 30 - 50

    Từ 01 đến dưới 03

    Từ 50 - 100

    Từ 03 trở lên

    Từ 100 - 200

    Lưu ý: Trường hợp chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức nêu trên (theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP).

    (4) Mức xử phạt vi phạm hành chính khi tự ý chuyển đất phi nông nghiệp sang mục đích khác trái phép

    Theo Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tự ý chuyển đất phi nông nghiệp sang mục đích khác trái phép sẽ vị xử lý như sau:

    Hành vi vi phạm

    Diện tích chuyển trái phép

    (héc - ta)

    Mức phạt (triệu đồng)

    Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần sang đất ở tại khu vực nông thôn

    Dưới 0,05

    Từ 03 - 05

    Từ 0,05 đến dưới 0,1

    Từ 05 - 10

    Từ 0,1 đến dưới 0,5

    Từ 10 - 20

    Từ 0,5 đến dưới 01

    Từ 20 - 40

    Từ 01 đến dưới 03

    Từ 40 - 80

    Từ 03 trở lên

    Từ 80 - 160

    Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm sang đất ở; chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại khu vực nông thôn 

    Dưới 0,1

    Từ 10 - 20

    Từ 0,1 đến dưới 0,5

    Từ 20 - 40

    Từ 0,5 đến dưới 01

    Từ 40 - 80

    Từ 01 đến dưới 03

    Từ 80 - 160

    Từ 03 trở lên

    Từ 160 - 300

    Các mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP)

    Đối tượng nào được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất?

    Căn cứ theo Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

    Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

    1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

    a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;

    b) Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;

    ...

    2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

    a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;

    b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

    ....

    Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.

    Tuy nhiên, nếu hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định.

    Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thu hồi đất trong trường hợp nào?

    Theo Điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất cụ thể như sau:

    Thẩm quyền thu hồi đất

    1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

    a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

    b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

    2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

    a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

    b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

    3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

    Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thu hồi đất trong trường hợp sau đây:

    - Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

    - Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

    Lưu ý: Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả các đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

    Trân trọng!

    21