Thứ 6, Ngày 25/10/2024
15:50 - 13/09/2024

Cá nhân cần phải đề nghị sửa đổi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ trong trường hợp nào?

Cá nhân cần phải đề nghị sửa đổi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ trong trường hợp nào? Hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ gồm có những giấy tờ gì?

Nội dung chính

    Trường hợp nào cá nhân phải đề nghị sửa đổi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ?

    Căn cứ khoản 1 Điều 31 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Thủ tục sửa đổi giấy phép
    1. Tổ chức, cá nhân phải đề nghị sửa đổi giấy phép trong các trường hợp sau:
    a) Thay đổi các thông tin về tổ chức, cá nhân dược ghi trong giấy phép bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax;
    b) Thay đổi các thông tin về cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu đối với giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển quá cảnh; tuyến đường vận chuyển đối với giấy phép vận chuyển, vận chuyển quá cảnh;

    c) Giảm số lượng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong giấy phép do chuyển nhượng, xuất khẩu, chấm dứt sử dụng, chấm dứt vận hành hoặc bị mất;

    d) Hiệu chỉnh lại thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong trường hợp phát hiện thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong giấy phép chưa chính xác so với thực tế;

    d) Thay đổi địa điểm tiến hành công việc bức xạ đối với thiết bị phát tia X có cơ cấu tự che chắn trong phân tích thành phần và kiểm tra chất lượng

    sản phẩm, thiết bị soi kiểm tra an ninh;

    e) Có nhiều giấy phép còn hiệu lực do cùng một cơ quan có thẩm quyền cấp.
    ...

    Đối chiếu quy định trên, như vậy, cá nhân phải đề nghị sửa đổi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ trong những trường hợp sau đây:- Thay đổi các thông tin về tổ chức, cá nhân dược ghi trong giấy phép bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax;

    - Thay đổi các thông tin về cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu đối với giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển quá cảnh; tuyến đường vận chuyển đối với giấy phép vận chuyển, vận chuyển quá cảnh;

    - Giảm số lượng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong giấy phép do chuyển nhượng, xuất khẩu, chấm dứt sử dụng, chấm dứt vận hành hoặc bị mất;

    - Hiệu chỉnh lại thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong trường hợp phát hiện thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong giấy phép chưa chính xác so với thực tế;

    - Thay đổi địa điểm tiến hành công việc bức xạ đối với thiết bị phát tia X có cơ cấu tự che chắn trong phân tích thành phần và kiểm tra chất lượng sản phẩm, thiết bị soi kiểm tra an ninh;

    - Có nhiều giấy phép còn hiệu lực do cùng một cơ quan có thẩm quyền cấp.

    Trường hợp nào cá nhân phải đề nghị sửa đổi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ? (Hình từ internet)

    Hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ gồm có những giấy tờ gì?

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Thủ tục sửa đổi giấy phép

    ...

    2. Cách thức thực hiện
    Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đến cơ quan có thẩm quyền theo một trong các cách thức quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này.
    3. Thành phần hồ sơ
    a) Đơn đề nghị sửa đổi giấy phép theo Mẫu số 07 Phụ lục IV của Nghị định này;
    b) Bản gốc giấy phép;
    c) Các văn bản xác nhận thông tin sửa đổi cho các trường hợp thay đổi tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax;
    d) Bản sao hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp giảm số lượng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ do chuyển nhượng; bản sao giấy phép xuất khẩu kèm tờ khai hải quan đối với trường hợp giảm số lượng nguồn phóng xạ do xuất khẩu; văn bản thông báo của cơ sở về việc chấm dứt sử dụng hoặc chấm dứt vận hành; văn bản xác nhận nguồn phóng xạ bị mất đối với trường hợp mất nguồn;
    đ) Các văn bản chứng minh các thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong giấy phép đã cấp khác với thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trên thực tế và cần hiệu đính.
    ...

    Theo đó, hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ gồm có những giấy tờ sau đây:

    - Đơn đề nghị sửa đổi giấy phép theo Mẫu số 07 Phụ lục IV của Nghị định này;

    - Bản gốc giấy phép;

    - Các văn bản xác nhận thông tin sửa đổi cho các trường hợp thay đổi tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax;

    - Bản sao hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp giảm số lượng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ do chuyển nhượng; bản sao giấy phép xuất khẩu kèm tờ khai hải quan đối với trường hợp giảm số lượng nguồn phóng xạ do xuất khẩu; văn bản thông báo của cơ sở về việc chấm dứt sử dụng hoặc chấm dứt vận hành; văn bản xác nhận nguồn phóng xạ bị mất đối với trường hợp mất nguồn;

    - Các văn bản chứng minh các thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong giấy phép đã cấp khác với thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trên thực tế và cần hiệu đính.

    Thời hạn giải quyết và trả kết quả đề nghị sửa đổi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ được quy định ra sao?

    Căn cứ khoản 5 Điều 31 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Thủ tục sửa đổi giấy phép
    ...
    4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
    5. Thời hạn giải quyết và trả kết quả
    a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;
    b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và sửa đổi Giấy phép trong thời hạn 10 ngày làm việc;
    c) Trường hợp không cấp sửa đổi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Như vậy, thời hạn giải quyết và trả kết quả đề nghị sửa đổi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ được quy định như trên.