Bộ đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng việt lớp 4 vòng 7 cấp tỉnh 2024 có đáp án? Những ngữ liệu được học ở lớp 4?
Nội dung chính
Bộ đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng việt lớp 4 vòng 7 cấp tỉnh 2024 (có đáp án)?
Dưới đây là bộ đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng việt lớp 4 vòng 7 cấp tỉnh đi kèm đáp án mà các bạn học sinh có thể tham khảo:
Đề ôn thi Trạng nguyên tiếng việt lớp 4 vòng 7 Câu 1: Từ nào dưới đây là tính từ? a/ kĩ lưỡng b/ kĩ sư c/ kĩ thuật d/ kĩ năng Đáp án: kĩ lưỡng Câu 2: Những dòng thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh? a/ Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay b/ Gió vườn không mải chơi xa Nhắc chị cửa sổ mở ra suốt ngày c/ Bác ngồi đó, lớn mênh mông Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non. d/ Cửa sổ mà mắt của nhà Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài. Đáp án: Cửa sổ mà mắt của nhà Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài. Câu 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá sau: Những giọt sương …………… trên những chiếc lá non mỗi khi cơn gió nhẹ thổi qua. a/ long lanh b/ nhảy nhót c/ lấp lánh d/ trong veo Đáp án: nhảy nhót Câu 4: Từ nào dưới đây viết đúng chính tả? a/ bức chanh b/ quả tranh c/ đấu tranh d/ chanh giành Đáp án: đấu tranh Câu 5: Từ “ước mơ” trong câu nào dưới đây là danh từ? a/ Những ước mơ của cô ấy đã thành hiện thực. b/ Nam ước mơ trở thành bác sĩ. c/ Cậu đừng ước mơ hão huyền nữa. d/ Bình đã ước mơ được đi du lịch khắp nơi. Đáp án: Những ước mơ của cô ấy đã thành hiện thực. Câu 6: Tiếng “trung” trong câu thành ngữ “trung quân ái quốc” cùng nghĩa với tiếng “trung” trong trường hợp nào dưới đây? a/ trung bình b/ trung thành c/ trung gian d/ trung tâm Đáp án: trung thành Câu 7: Vị ngữ nào dưới đây thích hợp với chủ ngữ "Chú mèo bông" để tạo thành câu nêu hoạt động? a/ rất nghịch ngợm b/ là thú cưng của em c/ đang nô đùa với quả bóng d/ có bộ lông trắng muốt Đáp án: đang nô đùa với quả bóng Câu 8: Đáp án nào dưới đây có từ ngữ viết sai chính tả? a/ chông mong, chông gai, chông chênh b/ trông chờ, trông cậy, trông coi c/ chung cư, trung bình, trung chuyển d/ gián đoạn, ly gián, keo dán Đáp án: chông mong, chông gai, chông chênh Câu 9: Câu nào dưới đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn? a/ Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng. b/ Mùa xuân, các loài hoa đua nhau khoe sắc. c/ Tháng Ba, hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc. d/ Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc ly kì tưởng chừng như ai đang cười nói. Đáp án: Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc ly kì tưởng chừng như ai đang cười nói. Câu 10: Câu nào sau đây là câu tục ngữ? a/ Chân yếu tay mềm b/ Chân cứng tay mềm c/ Chân yếu tay cứng d/ Chân yếu chân mềm Đáp án: Chân yếu tay mềm Câu 11: Tiếng “bình” có thể ghép được với những tiếng nào dưới đây để tạo thành tính từ? a/ minh, tâm, đẳng, thường b/ bầu, bịch, phục, dị c/ an, trung, tĩnh, đẳng d/ lặng, nguyên, phẩm, yên Đáp án: an, trung, tĩnh, đẳng Câu 12: Thành ngữ nào dưới đây có chứa cặp từ trái nghĩa? a/ Cải tử hoàn sinh b/ Gan vàng dạ sắt c/ Học hay cày giỏi d/ Tâm đầu ý hợp Đáp án: Cải tử hoàn sinh Câu 13: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ngữ chứa tiếng “lạc” có nghĩa là “sai, rớt lại”? a/ xôi lạc, lạc quan b/ lạc hầu, củ lạc c/ lạc đề, lạc hậu d/ lạc đà, lạc tướng Đáp án: lạc đề, lạc hậu Câu 14: Tìm từ trái nghĩa với từ “xoè” trong trường hợp dưới đây: Khi nở, cánh hoa mai xoè ra mịn màng như lụa. a/ mở b/ cụp c/ tung d/ tắt Đáp án: cụp |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Bộ đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng việt lớp 4 vòng 7 cấp tỉnh 2024 có đáp án? Những ngữ liệu được học ở lớp 4? (Hình ảnh từ Internet)
Những ngữ liệu nào mà học sinh lớp 4 được học ở môn Tiếng Việt?
Căn cứ mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về những ngữ liệu mà học sinh lớp 4 được học như sau:
- Văn bản văn học
+ Truyện cổ, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả
+ Đoạn thơ, bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ
+ Kịch bản văn học
Độ dài của văn bản: truyện, kịch bản khoảng 280 - 330 chữ, bài miêu tả khoảng 200 - 250 chữ, thơ khoảng 100 - 120 chữ
- Văn bản thông tin
+ Văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm, cách sử dụng một sản phẩm
+ Giấy mời
+ Thư thăm hỏi, thư cảm ơn, thư xin lỗi
+ Đơn (xin nghỉ học, xin nhập học)
+ Báo cáo công việc
+ Độ dài của văn bản: khoảng 150 - 180 chữ
Các phương pháp đánh giá học sinh lớp 4 như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có quy định một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh lớp 4 gồm
- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.