Khai trương mùng 6 Tết 2025 có tốt không?
Nội dung chính
Mùng 6 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch?
Mùng 6 Tết 2025 là thứ hai ngày 3 tháng 2 năm 2025 dương lịch.
Đồng thời đây cũng là ngày cán bộ, công chức, viên chức và đa phần người lao động đã bắt đầu đi làm lại, học sinh đã đi học lại.
Khai trương mùng 6 Tết 2025 có tốt không? (Hình từ internet)
Khai trương mùng 6 Tết 2025 có tốt không?
Khai trương mùng 6 Tết 2025 có thể được xem là tốt nếu chọn giờ Hoàng Đạo và chuẩn bị cẩn thận về lễ khai trương và cần lưu ý một số yếu tố:
- Giờ Hoàng Đạo trong ngày: Mùng 6 Tết có nhiều giờ hoàng đạo, phù hợp để tiến hành khai trương:
+ Nhâm Tý (23h-01h)
+ Giáp Dần (03h-05h)
+ Ất Mão (05h-07h)
+ Mậu Ngọ (11h-13h)
+ Kỷ Mùi (13h-15h)
+ Tân Dậu (17h-19h)
Những giờ này sẽ giúp tăng cường may mắn và thuận lợi cho việc mở cửa hàng, doanh nghiệp.
- Ngày đầu năm thường mang tính khởi đầu: Mùng 6 Tết vẫn là những ngày đầu năm mới, thường được xem là thời điểm tốt để khởi đầu các hoạt động kinh doanh, khai trương nhằm mang lại một năm kinh doanh phát đạt và thành công.
- Ngày Hắc Đạo: Mùng 6 Tết là ngày Hắc Đạo, không hoàn toàn thuận lợi cho những việc lớn như khai trương. Tuy nhiên, nếu chọn giờ Hoàng Đạo và làm lễ khai trương cẩn thận, có thể giảm thiểu tác động của ngày Hắc Đạo.
- Tính chất công việc: Nếu công việc kinh doanh đòi hỏi sự bền vững và lâu dài thì nên cân nhắc kỹ lưỡng và có thể tham khảo thêm ý kiến từ chuyên gia phong thủy hoặc thầy cúng để đảm bảo sự thuận lợi.
Điều kiện khai trương hoạt động của tổ chức tín dụng gồm những gì?
Điều kiện khai trương hoạt động của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 34 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài được cấp Giấy phép chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động.
- Để khai trương hoạt động, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Đã gửi Ngân hàng Nhà nước Điều lệ của tổ chức tín dụng được cấp có thẩm quyền thông qua;
+ Có đủ vốn điều lệ, vốn được cấp; có kho tiền, trụ sở đủ điều kiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
+ Có cơ cấu tổ chức quản lý, hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, quy mô hoạt động;
+ Có quy định nội bộ về tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính; quy định nội bộ về quản lý rủi ro; quy định về quản lý mạng lưới hoạt động;
+ Vốn điều lệ, vốn được cấp bằng đồng Việt Nam phải được gửi đầy đủ vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước ít nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động. Vốn điều lệ, vốn được cấp được giải tỏa khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã khai trương hoạt động;
+ Đã công bố thông tin về khai trương hoạt động theo quy định tại Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng; quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thì Giấy phép đã cấp hết hiệu lực. Ngân hàng Nhà nước công bố trên Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước về Giấy phép hết hiệu lực.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về điều kiện khai trương hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 ít nhất 15 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động. Ngân hàng Nhà nước đình chỉ việc khai trương hoạt động khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Người lao động được nghỉ những ngày lễ tết nào trong năm 2025?
Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày nghỉ lễ tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, trong năm 2025, người lao động được nghỉ những ngày lễ tết sau:
- Tết Dương lịch.
- Tết Âm lịch.
- Ngày Chiến thắng 30/4.
- Ngày Quốc tế lao động.
- Quốc khánh.
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.