Điểm mới Thông tư 20/2025/TT-BTC sửa đổi Thông tư 51/2021/TT-BTC về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán
Nội dung chính
Điểm mới Thông tư 20/2025/TT-BTC sửa đổi Thông tư 51/2021/TT-BTC về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán
Thông tư 20/2025/TT-BTC sửa đổi Thông tư 51/2021/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 05/5/2025 về việc hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thông tư 20/2025/TT-BTC sửa đổi Thông tư 51/2021/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ 20/6/2025.
Trong đó, một số điểm mới Thông tư 20/2025/TT-BTC nổi bật gồm:
(1) Sửa đổi, bổ sung quy định về tài khoản vốn đầu tư gián tiếp của tổ chức, cá nhân trong đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể:
- Nhà đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại 01 ngân hàng lưu ký được phép kinh doanh ngoại hối để thực hiện hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại 01 ngân hàng lưu ký được phép kinh doanh ngoại hối để thực hiện hoạt động phát hành, hủy chứng chỉ lưu ký và các hoạt động khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Mọi hoạt động chuyển tiền để thực hiện các giao dịch, đầu tư, các thanh toán khác liên quan đến hoạt động đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và hoạt động của tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài, nhận và sử dụng cổ tức, lãi được chia, mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài (nếu có) và các giao dịch khác có liên quan đều phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp.
- Việc mở, đóng, sử dụng, thay đổi tên gọi và quản lý tài khoản vốn đầu tư gián tiếp thực hiện theo pháp luật về quản lý ngoại hối.
(2) Sửa đổi, bổ sung nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, gồm:
Nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan có trách nhiệm chỉ định 01 thành viên lưu ký hoặc 01 công ty chứng khoán hoặc 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc văn phòng đại diện của mình (nếu có) hoặc 01 tổ chức khác hoặc ủy quyền cho 01 cá nhân thực hiện nghĩa vụ báo cáo sở hữu, công bố thông tin theo quy định của pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán;
Thông báo về việc chỉ định hoặc thay đổi tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ báo cáo sở hữu, công bố thông tin được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi việc chỉ định hoặc ủy quyền có hiệu lực,
Kèm theo bản sao hợp lệ Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương của tổ chức được chỉ định;
Hoặc kèm theo bản sao hợp lệ hộ chiếu còn hiệu lực hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với trường hợp cá nhân nước ngoài được ủy quyền.
(3) Sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ báo cáo:
Các báo cáo theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 7 Thông tư 51/2021/TT-BTC được thực hiện bằng phương thức điện tử trên hệ thống quản lý hoạt động nhà đầu tư nước ngoài của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và phải được lưu trữ trong thời gian tối thiểu là 05 năm.
Trường hợp không thể gửi báo cáo qua hệ thống quản lý hoạt động nhà đầu tư nước ngoài của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vì lý do bất khả kháng như hệ thống mạng, máy chủ gặp sự cố, không thể sử dụng chứng thư số và các lý do bất khả kháng khác, các đối tượng báo cáo có trách nhiệm gửi báo cáo dưới hình thức văn bản giấy kèm theo tệp dữ liệu điện tử và thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lý do không thể thực hiện gửi báo cáo qua hệ thống.
Ngay sau khi đã khắc phục được tình trạng bất khả kháng, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo đầy đủ trên hệ thống quản lý hoạt động nhà đầu tư nước ngoài của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Điểm mới Thông tư 20/2025/TT-BTC sửa đổi Thông tư 51/2021/TT-BTC về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán (hình từ internet)
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Hải Phòng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 quy định về Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở và hình thức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:
Điều 17. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở và hình thức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ thông qua các hình thức sau đây:
a) Tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở thông qua việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam;
b) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 16 của Luật này;
c) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định tại điểm b khoản này.
Như vậy, tổ chức cá nhân nước ngoài có thể được sở hữu nhà ở tại Hải Phòng nếu là một trong các tổ chức cá nhân sau đây:
- Là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của pháp luật
- Là Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
- Là cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.