Ý nghĩa của việc cất nóc nhà và những điều lưu ý khi tiến hành lễ cất nóc nhà
Nội dung chính
Cất nóc nhà là gì?
- Cất nóc là một nghi lễ quan trọng trong quá trình xây dựng, đặc biệt quan trọng đối với công trình nhà ở và thường thực hiện khi đổ bê tông cho sàn mái. Lễ cất nóc nhà đồng nghĩa với việc hoàn thành một phần quan trọng của ngôi nhà.
- Điều này không chỉ đảm bảo sự thuận lợi cho việc xây dựng mà còn mang theo những ý nghĩa phong thủy, với hy vọng rằng nghi lễ cất nóc nhà sẽ góp phần mang lại hạnh phúc, sự thoải mái và yên bình cho gia đình khi gia chủ chuyển đến sống trong ngôi nhà mới.
- Lễ cất nóc nhà, hay còn gọi là lễ Thượng Lương, có nghĩa là ngày gia chủ đặt thanh giữa của nóc nhà lên phần mái dốc có kèo. “Thượng” có ý nghĩa là phía trên, trong khi “Lương” hiểu là xà nhà. Điều này đơn giản như việc đưa thanh giữa của mái nhà lên vị trí chính giữa, đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và làm đẹp ngôi nhà mới.
Ý nghĩa của việc cất nóc nhà
- Đối với những công trình nhà ở nhỏ: Gia chủ sẽ tiến hành nghi lễ này để mong muốn nhà xây dựng yên ổn, mọi thứ đều tốt, cả nhà sống và làm ăn ổn định.
- Đối với các dự án, công trình xây dựng: Cất nóc đóng vai trò quan trọng với chủ đầu tư, cổ đông và khách hàng. Sau khi hoàn thành phần thô, tiến hành đổ mái mọi người sẽ tham gia và buổi lễ này để cùng thể hiện thành ý, đồng thời đây cũng là dịp để các bên thể hiện được uy tín, chất lượng công trình của mình.
Ý nghĩa của việc cất nóc nhà và những điều lưu ý khi tiến hành lễ cất nóc nhà (Hình từ internet)
Thủ tục cất nóc nhà theo trình tự nào?
- Chọn ngày và giờ cúng đẹp để cất nóc nhà: Bạn nên chọn giờ hoàng đạo, đó là ngày lành tháng tốt cho nghi lễ này. Gia chủ có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia phong thủy để giúp mình lựa chọn được ngày giờ phù hợp nhất.
- Chuẩn bị bàn thờ: Nếu đó là nghi lễ cất nóc nhà ở riêng lẻ, bạn chuẩn bị 01 mâm lễ cúng lên ban thờ gia tiên (đặt trong nhà) và 01 mâm cúng để làm lễ ở ngoài trời. Đối với nghi lễ cất nóc công trình lớn, bàn thờ cho lễ cất nóc sẽ được làm ngoài trời. Chủ đầu tư cần chọn vị trí đẹp nhất để đặt bàn thờ sao cho phù hợp.
- Sắp đủ lễ (như đã nếu trên đây) và bày lễ gọn gàng lên bàn thờ.
- Chủ đầu tư hoặc gia chủ thắp nhang vào mâm lễ.
- Bắt đầu nghi thức cúng: Nghi thức này có thể do thầy cúng hoặc chính gia chủ thực hiện.
- Hạ lễ: Nếu thấy hương trên ban thờ đã cháy hết, bạn nên khấn xin lễ, sau đó hạ lễ xuống.Các thủ tục sau khi hạ lễ, gồm hóa vàng, thụ lễ, chúc mừng.
Những điều lưu ý khi tiến hành lễ cất nóc nhà
- Chọn ngày tốt, giờ tốt để tiến hành lễ cất nóc nhà, điều này từ xưa đã luôn được nêu cao trong quan niệm của người Việt.
- Chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết ở trên.
- Phải thành tâm thì mới mang lại hiệu quả cao nhất, ông bà ta luôn tâm niệm phàm là việc gì cầu xin sự may mắn, phù hộ thì trước hết cần phát xuất phát từ tâm. Phải thành tâm thực sự đừng nên làm qua loa đại khái sẽ không đem lại hiệu quả.
- Không khí diễn ra buổi lễ cần phải trang trọng, trang nghiêm thể hiện được mong muốn, sự thành tâm mà bạn cần mang tới.
- Nên mời những người hợp tuổi, hợp mệnh tham gia để cầu may mắn cho gia chủ, tránh những tinh khắc trong quan niệm dân gian.
- Ngoài ra nếu chọn đơn vị tổ chức cất nóc nhà thì bạn nên lựa chọn những nơi uy tín, làm việc chuyên nghiệp để chắc chắn rằng buổi lễ sẽ diễn ra một cách tốt đẹp nhất.