Khái niệm, đặc điểm của đất ONT là gì? Thời hạn sử dụng đất ONT là bao lâu?
Nội dung chính
Khái niệm đất ONT là gì ?
Theo Phụ lục số 01 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính, đất ONT là ký hiệu cho loại đất ở nông thôn, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Căn cứ Khoản 1 Điều 195 Luật Đất đai 2024
Đất ở tại nông thôn
1. Đất ở tại nông thôn là đất để làm nhà ở và mục đích khác phục vụ cho đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu vực nông thôn.
Vậy, đất ONT có thể hiểu gồm:
- Đất tại nông thôn để làm nhà ở.
- Đất được sử dụng để xây dựng với mục đích khác phục vụ đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu vực nông thôn.
Khái niệm, đặc điểm của đất ONT là gì? Thời hạn sử dụng đất ONT là bao lâu? (Hình từ Internet)
Đặc điểm và mục đích sử dụng của đất ONT là gì ?
(1) Đặc điểm nhận biết đất ở tại nông thôn:
- Đất ở nông thôn thường tập trung thành các cộng đồng dân cư gắn kết, nơi nhiều thế hệ cùng sinh sống và chia sẻ không gian chung như đình làng, miếu v.v.
- Nhiều khu dân cư nông thôn được xây dựng gần các nguồn nước như sông, hồ, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất.
- Đất ở nông thôn thông thường sẽ có sự chệnh lệch giá với đất đô thị. Hiện tại, đất ONT còn khá mềm so với đất ở thành thị.
(2) Mục đích sử dụng của đất ONT:
- Đất ONT thường được cấp với mục đích sử dụng ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình. Đây là mục đích chính và phổ biến nhất của đất ONT. Nhà ở có thể là nhà cấp 4, nhà ống hoặc các loại hình nhà ở khác, tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của từng hộ gia đình.
- Xây dựng công trình phụ trợ: đất ONT cũng có thể được sử dụng để phát triển các công trình như chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, ao nuôi thủy sản, vườn cây ăn quả, giếng nước, nhà kho,... phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình.
- Xây dựng công trình phục vụ công cộng: Đất ONT có thể được tận dụng để xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng như trường học, trạm y tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.
Thời hạn sử dụng đất ONT do cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng bao nhiêu năm ?
Thời hạn sử dụng đất ONT (đất ở nông thôn) thường không có quy định cụ thể về số năm như đất nông nghiệp (thường là 50 năm). Đất ONT thường được cấp với mục đích sử dụng ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình. Vì vậy, việc giới hạn thời gian sử dụng cụ thể sẽ không phù hợp. Ngoài ra, đất ONT gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân, việc thay đổi thường xuyên thời hạn sử dụng sẽ gây ra nhiều bất tiện.
Mặc dù không có quy định cụ thể về số năm, nhưng việc sử dụng đất ONT vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng và các quy hoạch liên quan.
Cách tính thuế đất ONT là như thế nào ?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 153/2011/TT-BTC Hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN) là diện tích đất tính thuế, giá 1m2 đất tính thuế và thuế suất.
Bên cạnh đó, khoản 2.1. Điều 8 Thông tư 153/2011/TT-BTC Hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp còn quy định như sau:
2.1. Số thuế SDĐPNN phải nộp đối với diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 2 Thông tư này sử dụng vào mục đích kinh doanh được xác định theo công thức sau:
Số thuế cần nộp = Số thuế phát sinh - Số thuế miễn giảm (nếu có)
Trong đó công thức tính Số thuế phát sinh như sau:
Số thuế phát sinh = Diện tích đất cần tính thuế x Giá 1m2 đất sử dụng x Thuế suất (%)
Trong đó:
(1) Diện tích cần tính thuế
- Đối với đất ONT đã có sổ đỏ: thường là diện tích đất sử dụng thực tế hoặc diện tích ghi trong sổ đỏ, bao gồm cả diện tích xây dựng nhà ở và các công trình phụ trợ.
Trong trường hợp đặc biệt: Nếu phần đất thực tế đang sử dụng lớn hơn so với diện tích ghi trong sổ đỏ, thì phần diện tích sử dụng thực tế sẽ là căn cứ để tính thuế
Ví dụ: Gia đình A có một mảnh đất đã có sổ đỏ, diện tích ghi trong sổ là 100m². Hiện tại, gia đình A đang sử dụng 120m². Như vậy, diện tích tính thuế sẽ là 120m².
- Trường hợp chưa có sổ đỏ: Diện tích đất tính thuế sẽ dựa trên diện tích đất mà mỗi hộ gia đình, cá nhân hoặc tổ chức đang sử dụng thực tế.
(2) Giá tính thuế
- Giá 1m2 đất ở: là số tiền mà bạn phải trả để mua hoặc thuê 1 mét vuông đất dành cho mục đích xây dựng nhà ở. Nói cách khác, đây là giá trị kinh tế của một đơn vị diện tích đất tại một vị trí cụ thể, được sử dụng để xây dựng nhà ở sinh sống.
Ví dụ: Nếu giá 1m2 đất ở tại một khu vực nào đó là 10 triệu đồng, có nghĩa là để mua 100m2 đất ở tại khu vực đó, bạn sẽ phải trả khoảng 1 tỷ đồng (100m2 x 10 triệu đồng/m2).
- Giá 1m2 đất ở có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí, hạ tầng, môi trường sống, chính sách nhà nước v.v.
(3) Thuế suất
Thuế suất là tỷ lệ phần trăm được áp dụng lên giá trị đất hoặc cơ sở tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp.
Đối với đất ở (bao gồm sử dụng đất dùng để kinh doanh) được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến đối với từng phần có thể tính toán và áp dụng như sau:
- Diện tích nằm trong hạn mức: Nếu diện tích đất của A nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức quy định, A sẽ chỉ phải đóng thuế với mức suất thấp nhất là 0,03%. Đây là mức ưu đãi dành cho những người sở hữu diện tích đất nhỏ.
- Diện tích vượt quá hạn mức:
+ Vượt dưới 3 lần hạn mức: Phần diện tích vượt quá hạn mức nhưng chưa đến 3 lần hạn mức sẽ bị đánh thuế với mức suất cao hơn là 0,07%. Điều này có nghĩa là, càng sở hữu nhiều đất vượt quá hạn mức, bạn càng phải đóng thuế cao hơn.
+ Vượt trên 3 lần hạn mức: Phần diện tích vượt quá 3 lần hạn mức sẽ bị đánh thuế với mức suất cao nhất là 0,15%. Mức thuế suất này được áp dụng để khuyến khích sử dụng đất hiệu quả và hạn chế việc tích trữ đất.