Luật Đất đai 2024

Thông tư 153/2011/TT-BTC hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 153/2011/TT-BTC
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Ngày ban hành 11/11/2011
Ngày công báo Đã biết
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí,Bất động sản
Loại văn bản Thông tư
Người ký Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày có hiệu lực Đã biết
Số công báo Đã biết
Tình trạng Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 153/2011/TT-BTC

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2011

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

Căn cứ Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2010;

Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 và các Nghị định của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng chịu thuế

1. Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị quy định tại Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm:

2.1. Đất xây dựng khu công nghiệp bao gồm đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất;

2.2. Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm đất để xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh (kể cả đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghệ cao, khu kinh tế);

2.3. Đất để khai thác khoáng sản, đất làm mặt bằng chế biến khoáng sản, trừ trường hợp khai thác khoáng sản mà không ảnh hưởng đến lớp đất mặt hoặc mặt đất;

Ví dụ 1: Công ty A được nhà nước cho thuê đất để khai thác than, trong tổng diện tích đất được thuê là 2000m2 đất có 1000m2 trên mặt đất là đất rừng, còn lại là mặt bằng cho việc khai thác và sản xuất than. Việc khai thác than không ảnh hưởng đến diện tích đất rừng, thì phần diện tích đất rừng đó không thuộc đối tượng chịu thuế.

2.4. Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất để khai thác nguyên liệu và đất làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

3. Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 2 Thông tư này được các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích kinh doanh.

Điều 2. Đối tượng không chịu thuế.

Đất phi nông nghiệp không sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế bao gồm:

1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm:

1.1. Đất giao thông, thủy lợi bao gồm đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, đường sắt, đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, bao gồm cả đất nằm trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không, sân bay nhưng chưa xây dựng do được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn phát triển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đất xây dựng các hệ thống cấp nước (không bao gồm nhà máy sản xuất nước), hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn giao thông, an toàn thủy lợi;

Việc xác định đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay và các văn bản hướng dẫn thi hành, văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

1.2. Đất xây dựng công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng bao gồm đất sử dụng làm nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, công trình văn hoá, điểm bưu điện - văn hoá xã, phường, thị trấn, tượng đài, bia tưởng niệm, bảo tàng, cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật, cơ sở dạy nghề, cơ sở cai nghiện ma tuý, trại giáo dưỡng, trại phục hồi nhân phẩm; khu nuôi dưỡng người già và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;

1.3. Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định bảo vệ;

1.4. Đất xây dựng công trình công cộng khác bao gồm đất sử dụng cho mục đích công cộng trong khu đô thị, khu dân cư nông thôn; đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đất xây dựng công trình hệ thống đường dây tải điện, hệ thống mạng truyền thông, hệ thống dẫn xăng, dầu, khí và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình trên; đất trạm điện; đất hồ, đập thuỷ điện; đất xây dựng nhà tang lễ, nhà hoả táng, lò hoả táng; đất để chất thải, bãi rác, khu xử lý chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Việc xác định đất sử dụng cho mục đích công cộng trong khu đô thị, khu dân cư nông thôn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

2. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng bao gồm đất thuộc nhà chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

3. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.

4. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.

5. Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ bao gồm diện tích đất xây dựng công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ theo khuôn viên của thửa đất có các công trình này.

Trường hợp này, đất phải thuộc diện đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại Khoản 8 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

6. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp gồm:

6.1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, trụ sở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức sự nghiệp công lập; trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức quốc tế liên chính phủ được hưởng ưu đãi, miễn trừ tương đương cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam;

Trường hợp các tổ chức cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp sử dụng đất được nhà nước giao để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị vào mục đích khác thì thực hiện theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các các văn bản hướng dẫn thi hành

6.2. Đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, ngoại giao của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức sự nghiệp công lập.

7. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh gồm:

7.1. Đất thuộc doanh trại, trụ sở đóng quân;

7.2. Đất làm căn cứ quân sự;

7.3. Đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

7.4. Đất làm ga, cảng quân sự;

7.5. Đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

7.6. Đất làm kho tàng của các đơn vị vũ trang nhân dân;

7.7. Đất làm trường bắn, thao trường, bãi tập, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

7.8. Đất làm nhà khách, nhà công vụ, nhà thi đấu, nhà tập luyện thể dục, thể thao và các cơ sở khác thuộc khuôn viên doanh trại, trụ sở đóng quân của các đơn vị vũ trang nhân dân;

7.9. Đất làm trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;

7.10. Đất xây dựng các công trình chiến đấu, công trình nghiệp vụ quốc phòng, an ninh khác do Chính phủ quy định.

8. Đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình của hợp tác xã phục vụ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; Đất tại đô thị sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; Đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Đất xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà, kho của hộ gia đình, cá nhân chỉ để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.

Điều 3. Người nộp thuế

1. Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 1 Thông tư này.

2. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế.

3. Người nộp thuế (NNT) trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

3.1. Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người được nhà nước giao đất, cho thuê đất là người nộp thuế;

3.2. Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thoả thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế;

Ví dụ 2: Ông A có thửa đất tại tỉnh B nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đất không có giấy tờ hoặc chỉ có một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003) thì Ông A là người nộp thuế đối với thửa đất đó. Tuy nhiên, Ông A không sử dụng mà xây nhà và cho Ông B thuê. Người nộp thuế được xác định như sau:

- Trường hợp Ông B chỉ thuê nhà (không thuê đất) của Ông A thì Ông A là người nộp thuế;

- Trường hợp Ông B thuê cả nhà và đất của Ông A nhưng không có hợp đồng hoặc trong hợp đồng không quy định rõ người nộp thuế thì Ông A là người nộp thuế;

- Trường hợp trong hợp đồng thuê nhà, đất giữa Ông B và Ông A quy định rõ người nộp thuế thì người nộp thuế là người được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký.

3.3. Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất;

3.4. Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó;

3.5. Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 1 Thông tư này thì pháp nhân mới là người nộp thuế.

3.6. Trường hợp thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước thì người nộp thuế là người cho thuê nhà (đơn vị được giao ký hợp đồng với người thuê).

3.7. Trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây nhà ở để bán, cho thuê thì người nộp thuế là người được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân khác thì người nộp thuế là người nhận chuyển nhượng.

Chương II

CĂN CỨ TÍNH THUẾ, PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ

Điều 4. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN) là diện tích đất tính thuế, giá 1m2 đất tính thuế và thuế suất.

Điều 5. Diện tích đất tính thuế:

Diện tích đất tính thuế là diện tích đất phi nông nghiệp thực tế sử dụng.

1. Đất ở, bao gồm cả trường hợp đất ở sử dụng vào mục đích kinh doanh.

1.1. Trường hợp người nộp thuế có nhiều thửa đất ở trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất ở thuộc diện chịu thuế trong tỉnh.

1.2. Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích đất tính thuế là diện tích ghi trên Giấy chứng nhận; Trường hợp diện tích đất ở ghi trên Giấy chứng nhận nhỏ hơn diện tích đất thực tế sử dụng thì diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng.

Trường hợp nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng trên một thửa đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích đất tính thuế đối với từng người nộp thuế là diện tích đất thực tế sử dụng của từng người nộp thuế đó.

Trường hợp nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng trên một thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích đất tính thuế là diện tích đất ghi trên Giấy chứng nhận.

1.3. Đối với đất ở nhà nhiều tầng có nhiều hộ gia đình ở, nhà chung cư, bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế của từng người nộp thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà (công trình) mà người nộp thuế đó sử dụng, trong đó:

a) Diện tích nhà (công trình) của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng là diện tích sàn thực tế sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo hợp đồng mua bán hoặc theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

b) Hệ số phân bổ được xác định như sau:

b1) Trường hợp không có tầng hầm:

Hệ số phân bổ =

Diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư

Tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng

b2) Trường hợp có tầng hầm:

Hệ số phân bổ =

 

Diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở, nhà chung cư

Tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng (phần trên mặt đất)

+

50% diện tích tầng hầm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng

b3) Trường hợp chỉ có công trình xây dựng dưới mặt đất:

Hệ số phân bổ =

0,5

x

Diện tích đất trên bề mặt tương ứng với công trình xây dựng dưới mặt đất

Tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng dưới mặt đất

Trường hợp gặp khó khăn khi xác định diện tích đất xây dựng đối với nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở, nhà chung cư thì Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh xem xét, xử lý từng trường hợp cụ thể phù hợp với thực tế tại địa phương.

1.4. Hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế.

a) Trường hợp được giao đất ở mới từ ngày 01/01/2012 trở đi thì áp dụng hạn mức giao đất ở do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm được giao đất ở mới.

b) Trường hợp đất ở đang sử dụng trước ngày 01/01/2012 thì hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế được xác định như sau:

b1) Trường hợp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã có quy định về hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở và diện tích đất ở trong Giấy chứng nhận được xác định theo hạn mức công nhận đất ở thì áp dụng hạn mức công nhận đất ở để làm căn cứ tính thuế. Trường hợp hạn mức công nhận đất ở đó thấp hơn hạn mức giao đất ở hiện hành thì áp dụng hạn mức giao đất ở hiện hành để làm căn cứ tính thuế;

b2) Trường hợp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã có quy định về hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở và diện tích đất ở trong Giấy chứng nhận được xác định theo hạn mức giao đất ở thì áp dụng hạn mức giao đất ở để làm căn cứ tính thuế. Trường hợp hạn mức giao đất ở đó thấp hơn hạn mức giao đất ở hiện hành thì áp dụng hạn mức giao đất ở hiện hành để làm căn cứ tính thuế;

b3) Trường hợp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa quy định về hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở thì toàn bộ diện tích đất ở ghi trên Giấy chứng nhận được xác định là diện tích đất ở trong hạn mức;

b4) Trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì không áp dụng hạn mức. Toàn bộ diện tích đất ở tính thuế của người nộp thuế áp dụng theo thuế suất đối với diện tích đất trong hạn mức.

Trường hợp này, đất đang sử dụng phải là đất ở theo quy định tại Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Khi người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận thì hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế áp dụng theo nguyên tắc quy định tại các điểm b1, b2, b3 tiết 1.4 khoản này.

c) Trường hợp thay đổi người nộp thuế thì hạn mức đất ở tính thuế là hạn mức giao đất ở hiện hành do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và được áp dụng kể từ năm tính thuế tiếp theo, trừ trường hợp thay đổi người nộp thuế do nhận thừa kế, biếu, tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau thì hạn mức đất ở tính thuế được thực hiện theo hạn mức đất ở quy định và áp dụng đối với người chuyển quyền.

d) Trường hợp người nộp thuế có nhiều thửa đất ở trong một tỉnh thì người nộp thuế chỉ được lựa chọn một thửa đất tại một quận, huyện, thị xã, thành phố nơi có quyền sử dụng đất để làm căn cứ xác định hạn mức đất tính thuế, trong đó:

d1) Trường hợp không có thửa đất ở nào vượt hạn mức đất ở thì người nộp thuế được lựa chọn hạn mức đất ở tại một nơi có quyền sử dụng đất để xác định số thuế phải nộp. Phần diện tích đất ở ngoài hạn mức được xác định bằng tổng diện tích các thửa đất ở có quyền sử dụng trừ đi hạn mức đất ở của nơi người nộp thuế đã lựa chọn;

d2) Trường hợp có thửa đất ở vượt hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì người nộp thuế được lựa chọn hạn mức đất ở tại nơi có thửa đất ở vượt hạn mức để xác định số thuế phải nộp. Phần diện tích đất ở ngoài hạn mức được xác định bằng phần diện tích vượt hạn mức của thửa đất ở nơi đã lựa chọn hạn mức cộng với phần diện tích của tất cả các thửa đất ở khác có quyền sử dụng;

2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

Diện tích đất tính thuế là tổng diện tích đất được nhà nước giao, cho thuê sử dụng vào mục đích kinh doanh ghi trên Giấy chứng nhận, Quyết định giao đất, Quyết định hoặc Hợp đồng cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Trường hợp diện tích đất ghi trên Giấy chứng nhận, Quyết định giao đất, Quyết định hoặc Hợp đồng cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thấp hơn diện tích đất thực tế sử dụng vào mục đích kinh doanh thì diện tích đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng.

Đối với đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 2 ( trừ diện tich đất quy định tại tiết 6.1 Khoản 6) Thông tư này sử dụng vào mục đích kinh doanh thì diện tích tính thuế là toàn bộ diện tích đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh. Trường hợp không xác định được cụ thể diện tích đất sử dung vào mục đích kinh doanh thì diện tích đất chịu thuế được xác định theo phương pháp phân bổ theo tỷ lệ doanh số quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này.

3. Đất sử dụng không đúng mục đích, đất lấn, chiếm và đất chưa sử dụng theo đúng quy định:

Diện tích đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định được xác định theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ví dụ 3: Hộ gia đình ông A đang sử dụng 2000 m2 đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trên Giấy chứng nhận ghi: 200 m2 đất ở, 1.800m2 đất vườn. Diện tích đất thực tế sử dụng để ở là 400 m2. Hạn mức đất ở tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận là 200m2.

Ông A phải tính thuế đối với diện tích đất gia đình Ông thực tế sử dụng để ở là: đất ở 400 m2.

Cơ quan thuế sẽ tính thuế như sau: tổng diện tích đất ở tính thuế SDĐPNN là 400 m2 , trong đó: diện tích đất ở trong hạn mức 200m2 , diện tích đất ở ngoài hạn mức: 200 m2.

Nếu cơ quan có thẩm quyền xác định diện tích 200 m2đất vườn mà gia đình Ông A đã sử dụng để ở là đất sử dụng không đúng mục đích thì diện tích đất tính thuế của Ông A được xác định lại là: 200 m2đất ở trong hạn mức; 200m2 sử dụng không đúng mục đích.

Điều 6. Giá của 1 m2 đất tính thuế

Giá của 1 m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng của thửa đất tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày 01/01/2012.

1. Trường hợp trong chu kỳ ổn định có sự thay đổi về người nộp thuế hoặc phát sinh các yếu tố làm thay đổi giá của 1 m2 đất tính thuế thì không phải xác định lại giá của 1 m2 đất cho thời gian còn lại của chu kỳ.

2. Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hoặc từ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp sang đất ở trong chu kỳ ổn định thì giá của 1m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm được giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và được ổn định trong thời gian còn lại của chu kỳ.

3. Trường hợp đất sử dụng không đúng mục đích hoặc lấn, chiếm thì giá của 1 m2 tính thuế là giá đất theo mục đích đang sử dụng do UBND cấp tỉnh quy định áp dụng tại địa phương.

Điều 7. Thuế suất.

1. Đất ở:

a) Đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:

BẬC THUẾ

DIỆN TÍCH ĐẤT TÍNH THUẾ (m2)

THUẾ SUẤT (%)

1

Diện tích trong hạn mức

0,03

2

Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức

0,07

3

Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức

0,15

b) Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới mặt đất áp dụng mức thuế suất 0,03%.

2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 2 Thông tư này sử dụng vào mục đích kinh doanh áp dụng mức thuế suất 0,03%.

3. Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định áp dụng mức thuế suất 0,15%.

4. Đất của dự án đầu tư phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt áp dụng mức thuế suất 0,03%.

5. Đất lấn, chiếm áp dụng mức thuế suất 0,2%.

Điều 8. Phương pháp tính thuế

1. Nguyên tắc tính thuế

1.1. Số thuế phải nộp của mỗi người nộp thuế được xác định trong phạm vi một (01) tỉnh.

1.2. Trường hợp người nộp thuế có đất thuộc diện chịu thuế tại nhiều quận, huyện trong phạm vi một (01) tỉnh thì số thuế phải nộp được xác định cho từng thửa đất tại cơ quan Thuế nơi có đất chịu thuế; Nếu người nộp thuế có thửa đất vượt hạn mức hoặc tổng diện tích đất chịu thuế vượt hạn mức tại nơi có quyền sử dụng đất thì phải kê khai tổng hợp tại cơ quan Thuế do người nộp thuế lựa chọn theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.

1.3. Trường hợp trong năm có sự thay đổi người nộp thuế thì số thuế phải nộp của mỗi người nộp thuế được tính kể từ tháng phát sinh sự thay đổi.

Trường hợp trong năm phát sinh các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế (trừ trường hợp thay đổi giá 1m2 đất tính thuế) thì số thuế phải nộp được xác định từ tháng phát sinh sự thay đổi.

2. Xác định số thuế phải nộp đối với mỗi thửa đất.

2.1. Số thuế SDĐPNN phải nộp đối với diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 2 Thông tư này sử dụng vào mục đích kinh doanh được xác định theo công thức sau:

Số thuế phải nộp

(đồng)

=

Số thuế phát sinh

(đồng)

-

Số thuế được miễn, giảm (nếu có)

(đồng)

 

Số thuế phát sinh

(đồng)

=

Diện tích đất tính thuế

(m2)

x

Giá của 1m2 đất

(đồng/m2)

x

Thuế suất

(%)

2.2. Đối với đất ở nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở, nhà chung cư (bao gồm cả trường hợp có tầng hầm) và công trình xây dựng dưới mặt đất thì số thuế phải nộp được xác định như sau:

Số thuế phải nộp = Số thuế phát sinh - Số thuế được miễn, giảm (nếu có)

Số thuế phát sinh

=

Diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

x

Hệ số phân bổ

x

Giá của 1m2 đất tương ứng

x

Thuế suất

Trường hợp chỉ có công trình xây dựng dưới mặt đất:

Số thuế phát sinh

=

Diện tích sử dụng công trình của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

x

Hệ số phân bổ

x

Giá của 1m2 đất tương ứng

x

Thuế suất

2.3. Trường hợp đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 2 Thông tư này sử dụng vào mục đích kinh doanh mà không xác định được diện tích đất sử dụng vào mục đích kinh doanh thì số thuế phát sinh được xác định như sau:

Số thuế phát sinh

=

Diện tích đất sử dụng vào kinh doanh

(m2)

x

Giá của 1m2 đất

(đồng)

x

Thuế suất

(%)

 

Diện tích đất sử dụng vào kinh doanh

(m2)

=

Tổng diện tích đất sử dụng

x

Doanh thu hoạt động kinh doanh

Tổng doanh thu cả năm

2.4. Ví dụ về cách xác định số thuế phải nộp trong một số trường hợp:

Ví dụ 4: Trường hợp người nộp thuế có nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau, không có thửa đất nào vượt hạn mức nhưng tổng diện tích các thửa đất thì vượt hạn mức đất ở tại nơi có quyền sử dụng đất. Cụ thể:

Gia đình ông A có 3 thửa đất ở đã có quyền sử dụng đất tại 3 quận, huyện khác nhau thuộc thành phố Hà Nội, như sau:

Địa điểm

(quận, huyện)

Diện tích

(m2)

Hạn mức

(m2)

Giá 1m2 đất tính thuế

(tr/m2)

Hoàn Kiếm

80

100

50

Ba Đình

100

110

40

Ba Vì

350

400

2

Tổng số

530

 

- Ông A phải tính thuế cho từng thửa đất và nộp thuế tại Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế như sau:

+ Số thuế phải nộp cho thửa đất tại Hoàn kiếm: 80 x 50tr x 0.03% = 1,2 tr đ.

+ Số thuế phải nộp đối với thửa đất tại Ba Đình: 100 x 40tr x 0.03% = 1,2 tr đ.

+ Số thuế phải nộp đối với thửa đất tại Ba Vì: 350 x 2tr x 0.03%= 0, 21trđ. Tổng số thuế phải nộp là: 1,2 tr đ + 1,2 tr đ + 0, 21tr đ = 2, 61tr đ.

- Do ông A thuộc diện phải khai tổng hợp đối với diện tích đất vượt hạn mức nên Ông phải thực hiện như sau:

Theo quy định, Ông A có quyền lựa chọn hạn mức đất ở tại bất cứ nơi nào làm căn cứ xác định diện tích đất vượt hạn mức. Tuy nhiên, do hạn mức đất tại Ba Vì là lớn nhất mà giá đất lại thấp nhất nên Ông A sẽ lựa chọn thửa đất ở tại Ba Vì là nơi để làm căn cứ xác định diện tích đất vượt hạn mức.

Số thuế phải nộp trong trường hợp này được xác định như sau:

+ Do hạn mức tính thuế là hạn mức đất tại Ba Vì là 400 m2, nên diện tích đất vượt hạn mức chịu thuế là: 530 m2 - 400 m2 = 130 m2 (diện tích này vượt không quá 3 lần hạn mức, phải chịu thuế theo thuế suất 0.07%).

+ Số thuế phải nộp đối với diện tích đất trong hạn mức: 400 m2, thuế suất 0.03%, bao gồm 350 m2 đất tại Ba Vì, 50 m2 đất tại Ba Đình hoặc Hoàn Kiếm tuỳ Ông A lựa chọn, trường hợp Ông A lựa chọn Hoàn Kiếm thì số thuế phải nộp là:

{ 350 m2 (đất tại Ba vì) x 2 trđ/m2 + 50m2(đất tại Hoàn Kiếm) x 50trđ/m2 } x 0.03 % = 0,96 tr đ

+ Số thuế phải nộp đối với diện tích đất vượt hạn mức là 130m2, thuế suất 0,07% bao gồm phần diện tích đất tại Ba Đình và Hoàn Kiếm còn lại:

{30 m2 (đất tại Hoàn Kiếm) x 50 trđ/m2 + 100 m2 (đất tại Ba Đình) x 40 tr đ/m2 }x 0.07 % = 3,85 tr đ

Số thuế còn phải nộp là: 0,96 tr đ + 3,85 tr đ – 2,61 tr đ = 2,2 tr đ.

Ví dụ 5: Trường hợp người nộp thuế có nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau, trong đó có 01 thửa đất vượt hạn mức đất ở tại nơi có quyền sử dụng đất. Cụ thể:

Ông B được cha mẹ để lại cho 01 thửa đất ở tại quận Hoàn Kiếm với diện tích 150m2 (hạn mức đất là 100m2) với giá đất là 50trđ/m2. Ông B có 01 thửa đất ở Ba Vì có diện tích là 120m2 (hạn mức đất là 400m2) với giá đất là 2trđ/m2 thì Ông B thực hiện như sau:

- Ông B phải tính thuế cho từng thửa đất và nộp thuế tại Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế như sau:

+ Tại Hoàn Kiếm: số thuế đất phải nộp được xác định như sau: 100m2 diện tích đất trong hạn mức áp dụng thuế suất 0,03%, 50m2 diện tích đất ngoài hạn mức áp dụng thuế suất 0,07%, cụ thể là:

100m2 x 50tr/m2 x 0,03% + 50 m2 x 50tr/m2 x 0,07% = 3, 25trđ;

+ Tại Ba Vì: số thuế đất phải nộp là 120x 2tr x 0,03% = 0,072trđ;

- Do ông B thuộc diện phải khai tổng hợp đối với diện tích đất vượt hạn mức nên Ông phải thực hiện như sau:

Ông B phải chọn hạn mức tại Hoàn Kiếm để làm căn cứ xác định diện tích đất vượt hạn mức của các thửa đất. Theo đó, số thuế phải nộp được xác định như sau:

+ Diện tích đất vượt hạn mức chịu thuế là: 150 m2 + 120 m2 - 100 m2 = 170 m2

+ Số thuế phải nộp được xác định như sau : 100 m2 đất (tại Hoàn Kiếm) trong hạn mức, áp dụng thuế suất 0,03%, diện tích đất vượt hạn mức là 170m2, bao gồm phần diện tích đất tại Ba Vì và Hoàn Kiếm còn lại, áp dụng thuế suất 0,07%, cụ thể:

100m2 x 50trđ/m2 x 0,03% + {50m2 x 50trđ/m2 + 120m2 x 2trđ/m2} x 0,07% = 3, 418 trđ

Số thuế còn phải nộp là: 3, 418 tr – 3,25 tr – 0,072tr = 0.096 (trđ)

Ví dụ 6: Trường hợp người nộp thuế có nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau, trong đó có hơn 01 thửa đất vượt hạn mức đất ở tại nơi có quyền sử dụng đất. Cụ thể:

Bà C có 3 thửa đất ở đã có quyền sử dụng đất tại 3 quận, huyện khác nhau thuộc thành phố Hà Nội, như sau:

Địa điểm

(quận, huyện)

Diện tích

(m2)

Hạn mức

(m2)

Giá 1m2 đất tính thuế

(tr/m2)

Hoàn Kiếm

300

100

50tr/m2

Ba Đình

400

110

40tr/m2

Ba Vì

50

400

2tr/m2

Tổng số

750

 

- Bà C phải tính thuế cho từng thửa đất và nộp thuế tại Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế như sau:

+ Tại Hoàn Kiếm: số thuế đất phải nộp được xác định như sau: 100m2 diện tích đất trong hạn mức áp dụng thuế suất 0,03%, 200m2 diện tích đất ngoài hạn mức áp dụng thuế suất 0,07%, cụ thể là:

100 x 50tr x 0.03% + 200 x 50tr x 0.07% = 8,5 (tr đ)

+ Tại Ba Đình: số thuế đất phải nộp được xác định như sau: 110m2 diện tích đất trong hạn mức áp dụng thuế suất 0,03%, 290m2 diện tích đất ngoài hạn mức áp dụng thuế suất 0,07%, cụ thể là: 110 x 40tr x 0.03% + 290 x 40tr x 0.07% = 9,44 (trđ)

+ Tại Ba Vì: số thuế đất phải nộp được xác định như sau: 50m2 diện tích đất trong hạn mức áp dụng thuế suất 0,03%, cụ thể là: 50 x 2tr x 0.03% = 0,03 trđ.

Tổng số thuế phải nộp là: 17, 97 trđ (= 9,44 + 8,5 + 0,03 )

- Do Bà C thuộc diện phải khai tổng hợp đối với diện tích đất vượt hạn mức nên Bà phải thực hiện như sau:

* Nếu Bà C lựa chọn hạn mức tính thuế tại quận Hoàn Kiếm

+ Tổng diện tích đất chịu thuế: 750m2.

+ Diện tích đất trong hạn mức: 100m2 đất tại Hoàn Kiếm (thuế suất 0.03%, giá đất tại Hoàn kiếm).

+ Diện tích đất vượt hạn mức là:

o Diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức là 300m2 (thuế suất 0.07%), bao gồm: 200 m2 là phần diện tích còn lại của thửa đất tại Hoàn Kiếm và lấy thêm phần diện tích 100 m2 của thửa đất tại nơi khác, nhưng nếu lấy tại nơi nào thì phải lấy hết diện tích của thửa đất tại nơi đó (phần diện tích 100 m2 này có thể được lấy của thửa đất ở Ba Đình hoặc Ba Vì do người nộp thuế lựa chọn. Tuy nhiên, do giá đất tại Ba Đình cao hơn giá đất tại Ba Vì, nên người nộp thuế sẽ lấy thêm phần diện tích của thửa đất tại Ba Đình )

o Diện tích vượt trên 3 lần hạn mức là 350m2 (thuế suất 0.15%), bao gồm: 300m2 là phần diện tích còn lại của thửa đất tại Ba Đình và 50m2 là toàn bộ diện tích của thửa đất tại Ba Vì.

Số thuế phải nộp sẽ là:

100 x 50tr x 0.03% + {200 x 50tr + 100 x 40tr }x 0.07% + {300 x 40tr + 50 x 2tr } x 0.15% = 29, 45 trđ.

Số thuế còn phải nộp là: 29, 45 – 17, 97 = 11,48 trđ

* Nếu Bà C lựa chọn hạn mức tính thuế tại quận Ba Đình thì:

+ Tổng diện tích đất chịu thuế: 750m2.

+ Diện tích đất trong hạn mức là 110m2 (thuế suất 0.03%).

+ Diện tích đất vượt hạn mức là:

o Diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức: 330m2 (thuế suất 0.07%), bao gồm: 290 m2 là phần diện tích còn lại của thửa đất tại Ba Đình và lấy thêm phần diện tích 40 m2 của thửa đất tại Hoàn Kiếm (phần diện tích 40 m2 này có thể được lấy của thửa đất ở Hoàn Kiếm hoặc Ba Vì do người nộp thuế lựa chọn. Tuy nhiên, do giá đất tại Hoàn Kiếm cao hơn giá đất tại Ba Vì nên người nộp thuế sẽ lấy thêm phần diện tích của thửa đất tại Hoàn Kiếm ).

o Diện tích vượt trên 3 lần hạn mức: 310m2 (thuế suất 0.15%), bao gồm: 260m2 là là phần diện tích còn lại của thửa đất tại Hoàn Kiếm và 50m2 là toàn bộ diện tích của thửa đất tại Ba Vì.

Số thuế phải nộp sẽ là:

110 x 40tr x 0.03% + {290 x 40tr + 40 x 50trđ } x 0.07% +{ 260 x 50trđ + 50 x 2trđ} x 0.15% = 30, 49 trđ.

Số thuế còn phải nộp là: 30,49 trđ– 17,97 trđ = 12, 52 trđ

Ví dụ 7: Trường hợp đất ở của hộ gia đình tại chung cư không có tầng hầm. Cụ thể:

Gia đình chị M là gia đình công chức, sống tại Khu nhà C3 Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội; Căn hộ có diện tích 50m2. Khu nhà có 5 tầng, mỗi tầng 8 căn hộ, diện tích mỗi căn hộ như nhau. Theo hồ sơ thì diện tích đất xây dựng của khu nhà là 460 m2. Giá đất do UBND TP Hà Nội quy định là 40 triệu đồng/m2.

Số thuế SDĐPNN chị M phải nộp được xác định như sau:

Số thuế phải nộp =

50 x

460

x 40trđ x 0,03% = 0, 138 (trđ)

50 x 8 x 5

Ví dụ 8: Trường hợp đất ở của hộ gia đình tại chung cư có tầng hầm

Anh H sống tại chung cư thuộc quận 3 TP Hồ Chí Minh; căn hộ có diện tích 100 m2. Diện tích đất xây dựng chung cư là 2.000 m2, trong đó tổng diện tích nhà/căn hộ là 1.400 m2 /tầng. Chung cư có 15 tầng trên mặt đất và 2 tầng ngầm để xe, trong đó phần diện tích dưới mặt đất mà các hộ gia đình, cá nhân sống trong chung cư được sử dụng là 1500 m2/tầng. Giá đất do UBND TP Hồ Chí Minh quy định là 35 triệu đồng/m2.

Số thuế SDĐPNN anh H phải nộp được xác định như sau:

Số thuế phải nộp

=

100 x

2.000

x 35 trđ x 0.03%

1.400x 15 + 50% x 3.000

 

=

0,093 (tr đ)

 

Chương III

MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ

Điều 9. Nguyên tắc miễn, giảm thuế.

1. Miễn thuế, giảm thuế chỉ áp dụng trực tiếp đối với người nộp thuế và chỉ tính trên số tiền thuế theo quy định tại Luật Thuế SDĐPNN và hướng dẫn tại Thông tư này.

2.Việc miễn thuế hoặc giảm thuế đối với đất ở chỉ áp dụng đối với đất ở tại một nơi do người nộp thuế đứng tên và lựa chọn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 10 và khoản 4 Điều 11 Thông tư này.

3. Trường hợp người nộp thuế được hưởng cả miễn thuế và giảm thuế đối với cùng một thửa đất thì được miễn thuế; Trường hợp người nộp thuế thuộc diện được giảm thuế theo hai (2) điều kiện trở lên quy định tại Điều 11 của Thông tư này thì được miễn thuế.

Trường hợp người nộp thuế thuộc diện được giảm 50% thuế và trong hộ gia đình có thêm một (01) thành viên trở lên thuộc diện được giảm 50% thuế thì hộ gia đình đó được miễn thuế. Các thành viên này phải có quan hệ gia đình với nhau là ông, bà, bố, mẹ, con, cháu và phải có tên trong hộ khẩu thường trú của gia đình.

4. Người nộp thuế có nhiều dự án đầu tư được miễn thuế, giảm thuế thì được miễn, giảm thuế theo từng dự án đầu tư.

Điều 10. Miễn thuế.

1. Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi đầu tư); dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư) tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.

Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư), lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư ( đặc biệt ưu đãi đầu tư), địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Số lao động là thương binh, bệnh binh phải là lao động thường xuyên bình quân năm theo quy định tại Thông tư số 40/2009/TT-LĐTBXH ngày 03/12/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và các văn bản sửa đổi bổ sung.

2. Đất của cơ sở thực hiện xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường gồm:

2.1. Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa;

2.2. Các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc thành lập các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

2.3. Các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

2.4. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xã hội hóa do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.

Các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường phải đáp ứng quy định về tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi, cơ sở chữa bệnh xã hội.

4. Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sỹ; con của liệt sỹ đang được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn.

6. Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định cụ thể chuẩn hộ nghèo áp dụng tại địa phương theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào chuẩn hộ nghèo do địa phương ban hành để xác định hộ nghèo.

7. Hộ gia đình, cá nhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuế trong năm thực tế có thu hồi đối với đất tại nơi bị thu hồi và đất tại nơi ở mới.

8. Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích lịch sử - văn hoá.

9. Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.

Trường hợp này, người nộp thuế phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất bị thiệt hại.

Điều 11. Giảm thuế

Giảm 50% số thuế phải nộp trong các trường hợp sau:

1. Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng từ 20% đến 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.

Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư), lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư ( đặc biệt ưu đãi đầu tư), địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Số lao động là thương binh, bệnh binh phải là lao động thường xuyên bình quân năm theo quy định tại Thông tư số 40/2009/TT-LĐTBXH ngày 03/12/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và các văn bản sửa đổi bổ sung.

2. Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

3. Đất ở trong hạn mức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sỹ không được hưởng trợ cấp hàng tháng.

4. Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính thuế.

Trường hợp này, người nộp thuế phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất bị thiệt hại.

Điều 12. Thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuế.

1. Cơ quan thuế trực tiếp quản lý căn cứ vào hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 15 Thông tư này để xác định số tiền thuế SDĐPNN được miễn, giảm và quyết định miễn, giảm thuế SDĐPNN cho người nộp thuế theo kỳ tính thuế.

2. Một số trường hợp cụ thể thực hiện như sau:

a) Trường hợp miễn, giảm thuế SDĐPNN đối với các hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 10 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 11 Thông tư này thì Chi cục trưởng Chi cục Thuế ban hành quyết định chung căn cứ danh sách đề nghị của UBND cấp xã.

Hàng năm, UBND cấp xã có trách nhiệm rà soát và gửi danh sách các đối tượng được miễn giảm thuế theo quy định để cơ quan thuế thực hiện miễn, giảm thuế theo thẩm quyền.

b) Trường hợp miễn, giảm thuế theo quy định tại Khoản 9 Điều 10 và khoản 4 Điều 11 Thông tư này thì Thủ trưởng Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp ban hành quyết định căn cứ đơn đề nghị của người nộp thuế và xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất bị thiệt hại.

c) Các trường hợp khác, người nộp thuế phải gửi hồ sơ kèm theo các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm thuế SDĐPNN theo quy định hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế tới cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết.

Chương IV

ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ

Điều 13. Cấp mã số thuế

1. Người nộp thuế được cơ quan thuế cấp mã số thuế theo quy định tại Thông tư này để thực hiện kê khai, nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

2. Trường hợp người nộp thuế đã được cơ quan thuế cấp mã số thuế theo quy định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành thì mã số thuế đã cấp được tiếp tục sử dụng trong việc thực hiện kê khai, nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp với ngân sách nhà nước.

Điều 14. Thủ tục cấp mã số thuế

1. Đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh, thủ tục đăng ký cấp mã số thuế thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh:

2.1. Hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế là hồ sơ khai thuế phải nộp của năm đầu tiên, bao gồm:

- Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo mẫu số 01/TK-SDDPNN ban hành kèm theo Thông tư này.

- Bản chụp chứng minh thư nhân dân hoặc chứng minh thư quân đội hoặc hộ chiếu đối với người nước ngoài có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.2. Trường hợp NNT chưa có mã số thuế theo quy định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành thì Chi cục Thuế căn cứ hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế thực hiện cấp mã số thuế và thông báo mã số thuế cho NNT.

Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh được cơ quan thuế ghi trên Thông báo nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

2.3. Trường hợp NNT có nhiều hơn một thửa đất thì NNT phải nộp hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế tại một trong các Chi cục Thuế nơi có thửa đất chịu thuế. Trường hợp nơi đăng ký hộ khẩu trùng với nơi có thửa đất chịu thuế thì NNT phải thực hiện nộp hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế tại Chi cục Thuế nơi có hộ khẩu thường trú.

2.4. Trường hợp có nhiều người đứng tên đồng sở hữu trên Giấy chứng nhận thì người đại diện theo uỷ quyền hợp pháp của những người đứng tên đồng sở hữu trên Giấy chứng nhận được cấp mã số thuế. Mã số thuế của người đại diện được sử dụng để khai, nộp thuế đối với tất cả các thửa đất thuộc diện chịu thuế trên cùng một tỉnh/thành phố hoặc khai thuế, nộp thuế đối với tất cả các thửa đất thuộc diện chịu thuế trên địa bàn tỉnh/thành phố khác cho bản thân người đại diện.

Điều 15. Hồ sơ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

1. Đối với trường hợp khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp của năm, hồ sơ gồm:

- Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho từng thửa đất chịu thuế theo mẫu số 01/TK-SDDPNN áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc mẫu số 02/TK-SDDPNN áp dụng cho tổ chức, ban hành kèm theo Thông tư này ;

- Bản chụp các giấy tờ liên quan đến thửa đất chịu thuế như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyết định giao đất, Quyết định hoặc Hợp đồng cho thuê đất, Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

- Bản chụp các giấy tờ chứng minh thuộc diện được miễn, giảm thuế (nếu có).

2. Đối với trường hợp khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, hồ sơ gồm:

- Tờ khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mẫu số 03/TKTH- SDDPNN ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 16. Khai thuế

1. Nguyên tắc khai thuế:

1.1. NNT có trách nhiệm khai chính xác vào Tờ khai thuế các thông tin liên quan đến NNT như: tên, số CMT, mã số thuế, địa chỉ nhận thông báo thuế; Các thông tin liên quan đến thửa đất chịu thuế như diện tích, mục đích sử dụng. Nếu đất đã được cấp Giấy chứng nhận thì phải khai đầy đủ các thông tin trên Giấy chứng nhận như số, ngày cấp, số tờ bản đồ, diện tích đất, hạn mức (nếu có).

Đối với hồ sơ khai thuế đất ở của hộ gia đình, cá nhân, UBND cấp xã xác định các chỉ tiêu tại phần xác định của cơ quan chức năng trên tờ khai và chuyển cho Chi cục Thuế để làm căn cứ tính thuế.

Đối với hồ sơ khai thuế của tổ chức, trường hợp cần làm rõ một số chỉ tiêu liên quan làm căn cứ tính thuế theo đề nghị của cơ quan Thuế, cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xác nhận và gửi cơ quan Thuế.

1.2. Hàng năm, NNT không phải thực hiện khai lại nếu không có sự thay đổi về NNT và các yếu tố dẫn đến thay đổi số thuế phải nộp.

Trường hợp phát sinh các sự việc dẫn đến sự thay đổi về NNT thì NNT mới phải kê khai và nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Thông tư này trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát sinh các sự việc trên; Trường hợp phát sinh các yếu tố làm thay đổi số thuế phải nộp (trừ trường hợp thay đổi giá 1m2 đất tính thuế) thì NNT phải kê khai và nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát sinh các yếu tố làm thay đổi số thuế phải nộp.

1.3. Việc kê khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chỉ áp dụng đối với đất ở.

Người nộp thuế thuộc diện phải kê khai tổng hợp theo quy định tại Thông tư này thì phải thực hiện lập tờ khai tổng hợp và nộp tại Chi cục Thuế nơi NNT đã chọn và đăng ký.

2. Khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể

2.1. Đối với tổ chức:

NNT thực hiện kê khai và nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế.

2.2. Đối với hộ gia đình, cá nhân. a) Đối với đất ở.

a1) Trường hợp NNT có quyền sử dụng đối với một (01) thửa đất hoặc nhiều thửa đất tại cùng một quận, huyện nhưng tổng diện tích đất chịu thuế không vượt hạn mức đất ở tại nơi có quyền sử dụng đất thì NNT thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã và không phải lập tờ khai thuế tổng hợp.

Ví dụ 9: Ông Nguyễn Văn A có 2 thửa đất ở tại quận Ba Đình thuộc thành phố Hà Nội, với diện tích đất ở cụ thể như sau:

- Thửa đất thứ nhất là 50m2 (hạn mức 200m2);

- Thửa đất thứ hai là 50m2 (hạn mức 100m2).

Trường hợp này, Ông A phải lập 2 Tờ khai thuế và nộp cho UBND phường nơi có đất chịu thuế để kê khai riêng cho từng thửa đất; Ông A không phải lập tờ khai thuế tổng hợp.

a2) Trường hợp NNT có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau nhưng không có thửa đất nào vượt hạn mức và tổng diện tích các thửa đất chịu thuế không vượt quá hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì NNT phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế và không phải lập tờ khai tổng hợp thuế.

a3) Trường hợp NNT có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện và không có thửa đất nào vượt hạn mức nhưng tổng diện tích các thửa đất chịu thuế vượt quá hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất: NNT phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế và lập tờ khai tổng hợp thuế nộp tại Chi cục Thuế nơi NNT chọn để làm thủ tục kê khai tổng hợp.

Ví dụ 10:

Ông Nguyễn Văn C có 2 thửa đất ở tại quận Hoàn Kiếm và huyện Ba Vì thuộc thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:

- Thửa đất tại quận Hoàn Kiếm là 50m2 (hạn mức 80m2);

- Thửa đất tại huyện Ba Vì là 170m2 (hạn mức 200m2).

Ông Nguyễn Văn C thực hiện lập 2 tờ khai thuế để khai riêng cho từng thửa đất và nộp Tờ khai thuế cho UBND phường nơi có đất chịu thuế thuộc quận Hoàn Kiếm (thửa 50m2) và UBND xã nơi có đất chịu thuế thuộc huyện Ba Vì (thửa 170m2); Đồng thời, Ông phải đăng ký, chọn 1 cơ quan thuế (Chi cục Thuế) để làm thủ tục kê khai tổng hợp.

Nếu Ông C lựa chọn hạn mức đất ở tại quận Hoàn Kiếm thì phải nộp Tờ khai tổng hợp tại Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm để làm thủ tục kê khai tổng hợp.

Nếu Ông C lựa chọn hạn mức đất ở tại huyện Ba Vì thì phải nộp Tờ khai tổng hợp tại Chi cục Thuế Ba Vì để làm thủ tục kê khai tổng hợp.

a4) Trường hợp NNT có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau và chỉ có một (01) thửa đất vượt hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì NNT phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế và phải lập tờ khai tổng hợp tại Chi cục Thuế nơi có thửa đất ở vượt hạn mức.

Ví dụ 11:

Ông Nguyễn Văn B có 2 thửa đất ở tại quận Hai Bà Trưng và huyện Gia Lâm thuộc thành phố Hà Nội, với diện tích đất ở cụ thể như sau:

+ Thửa đất tại quận Hai Bà Trưng là 50m2 (hạn mức 80m2);

+ Thửa đất tại huyện Gia Lâm là 200m2 (hạn mức 150m2).

Ông Nguyễn Văn B phải thực hiện lập 2 tờ khai thuế để khai riêng cho từng thửa đất và nộp Tờ khai thuế cho UBND phường nơi có đất chịu thuế thuộc quận Hai Bà Trưng (thửa 50m2) và UBND xã nơi có đất chịu thuế thuộc huyện Gia Lâm (thửa 200m2); Đồng thời thực hiện kê khai tổng hợp tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm.

a5) Trường hợp NNT có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện và có thửa đất vượt hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì NNT phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất và nộp tại UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế; đồng thời lựa chọn Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế vượt hạn mức để thực hiện lập tờ khai tổng hợp.

a6) Chậm nhất là ngày ba mươi mốt tháng 3 (31/03) của năm dương lịch tiếp theo, NNT lập Tờ khai tổng hợp thuế theo mẫu số 03/TKTH-SDDPNN gửi Chi cục Thuế nơi NNT thực hiện kê khai tổng hợp và tự xác định phần chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quy định với số thuế phải nộp trên Tờ khai NNT đã kê khai tại các Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế.

b) Đối với đất SXKD phi nông nghiệp và đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 2 Thông tư này sử dụng vào mục đích kinh doanh.

Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế hoặc tại tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy quyền theo quy định của pháp luật.

2.3. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế:

a) Trường hợp phát sinh các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế dẫn đến tăng, giảm số thuế phải nộp thì NNT phải kê khai bổ sung theo mẫu số 01/TK- SDDPNN hoặc mẫu số 02/TK-SDDPNN trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày phát sinh các yếu tố đó.

b) Trường hợp phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì NNT được khai bổ sung.

Trường hợp đến sau ngày 31/3 năm sau mà người nộp thuế mới phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn thì được khai bổ sung (khai cho cả Tờ khai thuế năm và Tờ khai tổng hợp) trong năm đó.

Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào.

Trường hợp NNT là tổ chức thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế bổ sung phải trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở NNT.

Điều 17. Nộp thuế

1. Đối với hộ gia đình, cá nhân.

1.1. Căn cứ Tờ khai của NNT đã có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan thuế tính, lập Thông báo nộp thuế theo mẫu số 01/TB- SDDPNN ban hành kèm theo Thông tư này.

Chậm nhất là ngày 30 tháng 9 hàng năm, Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi Thông báo nộp thuế tới NNT.

Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo nộp thuế của cơ quan thuế, NNT có quyền phản hồi (sửa chữa, kê khai bổ sung) về các thông tin trên Thông báo và gửi tới nơi nhận hồ sơ khai thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm trả lời trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của NNT. Trường hợp NNT không có ý kiến phản hồi thì số thuế đã ghi trên Thông báo được coi là số thuế phải nộp.

NNT có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều này.

1.2. Trường hợp thuộc diện kê khai tổng hợp:

Căn cứ Tờ khai tổng hợp, NNT phải nộp ngay số thuế chênh lệch tăng thêm vào NSNN; Trường hợp phát sinh số tiền thuế nộp thừa thì được xử lý theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Đối với tổ chức.

NNT có trách nhiệm tính và nộp tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều này.

3. Thời hạn nộp thuế.

3.1 Thời hạn nộp tiền thuế hàng năm chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm.

NNT được quyền lựa chọn nộp thuế một lần hoặc hai lần trong năm và phải hoàn thành nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Thời hạn nộp tiền chênh lệch theo xác định của NNT tại Tờ khai tổng hợp chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm sau.

3.2. Trường hợp trong chu kỳ ổn định 5 năm mà NNT đề nghị được nộp thuế một lần cho nhiều năm thì hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm đề nghị.

3.3 Đối với trường hợp phát sinh các sự việc dẫn đến sự thay đổi về NNT, người chuyển quyền sử dụng đất có trách nhiệm hoàn tất việc nộp thuế vào NSNN nơi có đất chịu thuế trước khi thực hiện các thủ tục pháp lý; Trường hợp thừa kế, nếu chưa hoàn tất việc nộp thuế vào NSNN thì người nhận thừa kế có trách nhiệm hoàn tất việc nộp thuế vào NSNN.

4. Tổ chức thu, nộp thuế:

4.1. Căn cứ thời hạn nộp thuế theo qui định, NNT thực hiện nộp tiền thuế, tiền phạt (nếu có) vào NSNN theo địa chỉ ghi trên Thông báo nộp thuế của cơ quan Thuế.

4.2. Đối với đất ở của các hộ gia đình, cá nhân, Chi cục Thuế có thể ủy nhiệm cho UBND cấp xã thực hiện thu thuế của NNT. Phạm vi ủy nhiệm, trách nhiệm của cơ quan thuế và đơn vị ủy nhiệm thu thực hiện theo qui định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4.3. Sau khi nhận tiền thuế từ người nộp thuế, cơ quan thuế hoặc tổ chức/cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế phải cấp biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo mẫu qui định ban hành kèm theo Thông tư này hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo mẫu quy định của Bộ Tài chính cho người nộp thuế.

4.4. Cơ quan thuế phải theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Xử lý tồn tại.

1. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện phải nộp thuế nhà đất tính đến 31/12/2011 mà chưa nộp đủ số thuế phát sinh thì cơ quan Thuế phải tiếp tục theo dõi, thu đủ vào Ngân sách nhà nước.

2. Các trường hợp thuộc diện được miễn, giảm thuế nhà đất của năm thuế 2011 nhưng cơ quan thuế chưa làm thủ tục miễn giảm thì NNT được trừ số tiền thuế nhà đất được miễn giảm vào số tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp của năm tiếp theo.

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012.

2. Bãi bỏ các quy định trước đây về thuế nhà đất.

3. Đối với kỳ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2012 thực hiện như sau:

3.1. Thời hạn thu hồi tờ khai: chậm nhất đến ngày 30/6/2012 cơ quan thuế phải hoàn thành việc thu hồi Tờ khai thuế của NNT.

3.2. Thời hạn lập và gửi thông báo nộp thuế: chậm nhất đến ngày 30/9/2012 cơ quan thuế phải lập và gửi Thông báo nộp thuế đến NNT.

3.3. Thời hạn nộp thuế năm 2012: chậm nhất là ngày 31/12/2012.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để được nghiên cứu, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng TƯ Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát NDTC;
- Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng;
- Toà án NDTC;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
-Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, TP;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCT (VT,CS).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

 

 

617
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tải về Thông tư 153/2011/TT-BTC hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
Tải văn bản gốc Thông tư 153/2011/TT-BTC hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp do Bộ Tài chính ban hành

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 153/2011/TT-BTC

Hanoi, November 11, 2011

 

CIRCULAR

GUIDING NON-AGRICULTURAL LAND USE TAX

Pursuant to June 17, 2010 Law No. 48/ 2010/QH12 on Non-Agricultural Land Use Tax;

Pursuant to the 2003 Land Law;

Pursuant to November 29, 2006 Law No. 78/2006/QH11 on Tax Administration and government decrees detailing the implementation of the Law on Tax Administration;

Pursuant the Government's Decree No. 53/ 2011/ND-CP of July 1, 2011, detailing and guiding a number of articles of the Law on Non-Agricultural Land Use Tax;

Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

The Ministry of Finance guides non-agricultural land use tax as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Tax-liable objects

1. Residential land in rural and urban areas defined in the 2003 Land Law and its guiding documents.

2. Non-agricultural production and business land, including:

2.1. Land for construction of industrial parks, including industrial clusters, industrial parks, export-processing zones and other consolidated production and business zones subject to a common land use regime;

2.2. Land for construction of production and business establishments, including industrial production, cottage industry and handicraft businesses; service and trade establishments and other facilities serving production and business operations (including also land for construction of production and business establishments in hi-tech parks and economic zones);

2.3. Land for mineral mining and land used as mineral processing sites, except cases in which mineral mining activities do not affect the top soil layer or land surface;

Example 1: Company A is leased land by the State for coal mining. Of the total leased area of 2,000 m2, forest land occupies 1,000 m2, and the remaining land area is used as coal mining and processing sites. If coal mining does not affect the forest land, the forest land area is not liable to tax.

2.4. Land for production of construction materials or pottery, including land used as raw material and land used as construction material processing and production or pottery-making sites.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 2. Objects not liable to tax

Non-agricultural land used for non­commercial purposes which is not liable to tax includes:

1. Land used for public utilities, including:

a/ Traffic and irrigation land, including land for construction of roads, bridges, sluices, pavements, railways, airport and airfield infrastructure, including also land planned for construction of airports or airfields under phased investment projects which have been approved but not yet implemented, land for construction of water supply systems (excluding water plants), water drainage systems, irrigation work systems, dikes and dams, and land within traffic and irrigation safety corridors;

Land for construction of airport and airfield infrastructure shall be determined under the Government's Decree No. 83/2007/ND-CP of May 25, 2007, on management and operation of airports and airfields, and its guiding and amending documents (if any).

1.2. Land for construction of cultural, healthcare, education and training, physical training and sport facilities for public interests, including crèches, schools, hospitals, marketplaces, parks, flower gardens, children's recreation centers, public squares, cultural works, postal and cultural spots of communes, wards and townships, monuments, commemorative stelae, museums, functional rehabilitation institutions for persons with disabilities, vocational training schools, drug detoxification institutions, reformatories, dignity restoration camps and nursing homes for elderly persons and disadvantaged children;

1.3. Land with historical and cultural relics or scenic places which have been ranked or placed under protection under decisions of People's Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People's Committees):

Land for construction of other public works, including land used for public-utility purposes in urban centers and rural residential areas; land for construction of common-utility infrastructure facilities in industrial parks, hi-tech parks and economic zones under approved plans; land for construction of power transmission lines, communication networks, petrol, oil and gas pipelines and their safety corridors; land of power stations, irrigation reservoirs and dams; land of funeral homes and crematories; land of landfills, garbage dumping grounds and waste treatment complexes approved by competent state agencies.

Land used for public-utility purposes in urban centers and rural residential areas shall be determined under the Ministry of Natural Resources and Environment's Circular No. 06/ 2007/TT-BTNMT of June 15, 2007, and its amending documents (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3. Land used as cemeteries and graveyards.

4. Land under rivers, canals, ditches, streams and special-use water surface.

5. Land with communal houses, temples, hermitages, clans' worship halls, including land areas for building these works and their premises;

In this case, land must meet all the conditions for the grant of land use right certificates prescribed in Clause 8, Article 50 of the 2003 Land Law and its guiding documents.

6. Land for construction of working offices and non-business works, including:

6.1. Land of working offices of state agencies, political organizations, socio-political organizations and public non-business organizations; offices of Vietnam-based foreign diplomatic representative missions and consulates and international intergovernmental organizations entitled to privileges and immunities like foreign diplomatic representative missions in Vietnam;

In case state organizations and agencies, people's armed forces units, public non-business units, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, and socio-professional organizations use land allocated by the State for construction of their working offices or non-business establishments for other purposes, they shall comply with the Law on Management and Use of State Assets and its guiding documents;

6.2. Land for construction of economic, cultural, social, scientific and technological and diplomatic non-business works of state agencies, political organizations, socio-political organizations and public non-business organizations.

7. Land used for defense and security purposes, including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

7.2. Land of military bases;

7.3. Land of national defense works, battlefields and other special defense and security works;

7.4. Land of military stations and ports;

7.5. Land of industrial and science and technology works to directly serve national defense and security;

7.6. Land of warehouses of people's armed forces units;

7.7. Land of firing ranges, drill grounds, weapon testing grounds and weapon disposal sites;

7.8. Land of guest houses, public-duty houses, competition halls, gyms and other facilities within barracks and camps of people's armed forces units;

7.9. Land of prisons, detention houses, educational institutions and reformatories managed by the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security;

7.10. Land of other combat works and defense and security works specified by the Government.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 3. Taxpayers

1. Taxpayers are organizations, households and individuals that have the right to use Tax- liable land specified in Article 1 of this Circular.

2. When organizations, households or individuals have not yet been granted certificates of land use rights and ownership of houses and other land-attached assets (below referred to as certificates), current land users will be taxpayers.

3. Taxpayers in some specific cases are specified as follows:

3.1. When land is allocated or leased by the State for implementation of in vestment projects, those that are allocated or leased land by the State will be taxpayers;

3.2. When persons with land use rights lease land under contracts, taxpayers shall be identified as agreed upon in these contracts. When no agreement on taxpayers is reached in contracts, persons with land use rights will be taxpayers;

Example 2: Mr. A has a land plot in province B for which no certificate has been granted (land without papers or with only one of the papers specified in Clause 1, Article 50 of the 2003 Land Law). In this case, Mr. A will be the taxpayer for that land plot. If Mr. A builds a house on his land plot and leases it to Mr. B, the taxpayer will be identified as follows:

- If Mr. B rents the house only (without renting the land plot), Mr. A will be the taxpayer;

- If Mr. B rents both the house and the land plot without signing a contract or signs a contract which does not specify the taxpayer, Mr. A will be the taxpayer;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3.3. When a certificate has been granted for land which is currently under dispute, pending the settlement of the dispute, the current land user will be the taxpayer. Tax payment does not serve as a ground for the settlement of disputes over land use rights;

3.4. When many persons have the rights to co-use a land plot, the lawful representative of these co-users will be the taxpayer;

3.5. When a person with land use rights contributes his/her land use rights as business capital to form a new legal entity that has the right to use tax-liable land specified in Article 1 of this Circular, the new legal entity will be the taxpayer.

3.6. When leasing state-owned houses, the lessors (units assigned to sign contracts with lessees) will be taxpayers.

3.7. When land is allocated or leased by the State for implementation of housing projects for sale or lease, those who are allocated or leased land by the State will be taxpayers. When land use rights are transferred to others, the transferees will be taxpayers.

Chapter II

TAX BASES AND TAX CALCULATION METHODS

Article 4. Tax bases

Bases for calculation of non-agricultural land use tax are taxable land area, price of 1 m2 of taxable land area and tax rate.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Taxable land area is the actually used area of non-agricultural land.

1. Residential land, including residential land used for commercial purposes.

1.1. When a taxpayer has many residential land plots within a province or centrally run city (below referred to as province), the taxable land area is the total area of these taxable land plots.

1.2. When land has been granted a certificate, the taxable land area is the area stated in the certificate. In case the land area stated in the certificate is smaller than the actually used land area, the taxable land area is the actually used land area.

When many organizations, households or individuals jointly use a land plot for which no certificate has been granted, the taxable land area of each taxpayer is the land area actually used by that taxpayer.

When many organizations, households or individuals jointly use a land plot for which a certificate has been granted, the taxable land area is the land area stated in the certificate.

1.3. For residential land of a multi-story building with many users or a condominium, including those with areas for both dwelling and commercial purposes, the taxable land area of each taxpayer shall be determined to be equal to the allocation coefficient multiplied by the area of the apartment (work) used by such taxpayer, in which:

a/ The area of the apartment (work) used by an organization, household or individual is the floor area actually used by such organization, household or individual as stated in the sale/ purchase contract or the certificate.

b/ The allocation coefficient is determined as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Allocation coefficient

=

Construction land area of the building or condominium

Total area of apartments used by organizations, households and individuals

b.2/ For apartment buildings or condominiums with basements:

Allocation coefficient

=

Construction land area of the building or condominium

Total area of apartments used by organizations, households and individuals (ground sections)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

50% of the basement area, used by organizations, households and individuals'

b.3/ For underground works:

Allocation coefficient

=

0.5 x Ground land area 0.5 x corresponding to the underground work

Total area of the underground work used by organizations, households and individuals

c/ Any difficulties arising in the determination of construction land areas of apartment buildings with many users or condominiums shall be considered and handled by provincial-level People's Committees on a case-by-case basis to suit local realities.

1.4. Residential land quotas for tax calculation

a/ For residential land which is allocated on or after January 1, 2012, the residential land quota used as a basis for tax calculation is that set by the provincial-level People's Committee at the time of land allocation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b.1/ If, at the time of grant of a certificate, the provincial-level People's Committee already set a residential land allocation or recognition quota and the land area stated in the certificate was determined according to the residential land recognition quota, such quota shall be used as a basis for tax calculation. If the residential land recognition quota is lower than the current residential land allocation quota, the latter will be used as a basis for tax calculation;

b.2/ If, at the time of grant of a certificate, the provincial-level People's Committee already set a residential land allocation or recognition quota and the land area stated in the certificate was determined according to the residential land allocation quota, such quota shall be used as a basis for tax calculation. If the residential land allocation quota is lower than the current residential land allocation quota, the latter will be used as a basis for tax calculation;

b.3/ If, at the time of grant of a certificate, the provincial-level People's Committee did not yet set a residential land allocation or recognition quota, the whole residential land area stated in the certificate will be regarded as within-quota residential land;

b.4/ No quota will apply to cases without certificates. The tax rate applicable to within-quota land will apply to the whole taxable land area of taxpayers.

In this case, currently used land must be residential land as defined in the 2003 Land Law and its guiding documents.

When land users are granted a certificate, the residential land quota used as a basis for tax calculation complies with the principles laid down at Points b. 1, b.2 and b.3, Item 1.4 of this Clause.

c/ In case of changing taxpayers, the residential land quota used as a basis for tax calculation is the current residential land allocation quota set by the provincial-level People's Committee, which will be applied from the subsequent tax year. In case of changing taxpayers as a result of inheritance or giving as gifts between husband and wife; natural parent and natural child; adoptive parent and adopted child; parent-in-law and son-in-law or daughter-in-law; grandparent and grand child; or between siblings, the set residential land quota shall be used as a basis for tax calculation and applicable to the transferor.

d/A taxpayer who has many residential land plots within a province may choose only one land plot in a district, town or provincial city which it/he/she has the rights to use as a basis for determination of a land quota for tax calculation, specifically:

d.1/ If none of these land plots exceeds the residential land quotas, the taxpayer may choose any of the residential land quotas applicable in the localities in which it/he/she has land use rights for determining the payable tax amount. The residential land area in excess of the chosen quota shall be determined to be the total area of all residential land plots which the taxpayer has the rights to use minus the residential land quota chosen by the taxpayer;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. Non-agricultural production or business land

The taxable land area is the total land area allocated or leased by the State for use for commercial purposes as stated in certificates, land allocation decisions or land lease decisions or contracts made by competent state agencies. In case the land area stated in certificates, land allocation decisions or land lease decisions or contracts is smaller than the land area actually used for commercial purposes, the taxable land area is the actually used land area.

For non-agricultural land specified in Article 2 (except those specified in Item 6.1, Clause 6) which are used for commercial purposes, the taxable land area is the whole area of non-agricultural land used for commercial purposes. When impossible to determine the land area used for commercial purposes, the taxable land area shall be determined based on turnover ratio as specified in Clause 2, Article 8 of this Circular.

3. For land used for improper purposes, encroached or appropriated land or land left unused against regulations

The area of encroached or appropriated land, land used for improper purposes or land left unused against regulations shall be determined according to the Ministry of Natural Resources and Environment's regulations.

Example 3: Mr. A's household is currently using 2,000 m2 of land, for which a certificate has been granted. Such certificate writes: residential land: 200 m2; garden land: 1.800 m3. The land area actually used for residential purposes is 400 m2. The residential land quota applicable at the time of grant of the certificate is 200 m2.

In this case, the taxable land area of Mr. A is 400 m2, the land area actually used by his household for residential purposes.

Tax agencies shall calculate tax as follows: the total residential land area for calculation of non-agricultural land use tax is 400 m2, of which the within-quota land area is 200 m2, and the out-of-quota land area is 200 m2.

If competent agencies determine the garden land area of 200 m2 currently used by Mr. A's household for residential purposes as improperly used land, the taxable land area of Mr. A shall be re-determined as follows: 200 m2 of within-quota residential land and 200 m2 of improperly used land.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

The price of a square meter of taxable land is the price of land based on its use purpose which is set by the provincial-level People's Committee and kept stable for a 5-year period starting on January 1, 2012.

1. In case of changing taxpayers or arising any elements that lead to the change of the price of a square meter of taxable land during a stabilization period, it is not required to re-determine the price of a square meter of taxable land for the remainder of the period.

2. In case land is allocated or leased by the State or converted from agricultural to non-agricultural or from non-agricultural production and business to residential during a stabilization period, the price of a square meter of taxable land is the price of land based on its use purpose, which is set by the provincial-level People's Committee at the time of land allocation or lease or at the time of converting the land use purpose and kept unchanged for the remainder of the period.

3. For improperly used land or encroached or appropriated land, the price of a square meter of taxable land is the price of land based on its current use purpose which is set by the provincial-level People's Committee for application in the locality.

Article 7. Tax rates

1. Residential land:

a/ Residential land, including residential land used for commercial purposes, is subject to the partially progressive tariff as follows:

Tax grade

Taxable land area

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Tax rate (%)

1

Within-quota area

0.03

2

Area in excess of up to 3

 

 

times the quota

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3

Area in excess of over 3

 

 

times the quota

0.15

b/ Land of apartment buildings with many users, condominiums and underground works is subject to the tax rate of 0.03%.

2. Non-agricultural production and business land and non-agricultural land specified in Article 2 of this Circular which is used for commercial purposes are subject to the tax rate of 0.03%.

3. Land used for improper purposes or land left unused against regulations are subject to the tax rate of 0.15%.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

5. Encroached or appropriated land is subject to the tax rate of 0.2%.

Article 8. Tax calculation methods

1. Tax calculation principles

1.1. The payable tax amount of each individual taxpayer shall be determined within one province.

1.2. In case a taxpayer has taxable land in different districts within one province, the payable tax amount shall be determined for each land plot at the tax agency of the locality where exists his/her taxable land. A taxpayer who has a land plot or the total land area in excess of the quota applicable in the locality in which the taxpayer has land use rights shall make a general declaration at the tax agency chosen by the taxpayer under Article 16 of this Circular.

1.3. In case of changing taxpayers in a year, the payable tax amount of each taxpayer shall be determined from the month when such change occurs.

In case of appearing elements that lead to a change in tax bases (except change of the price of a square meter of taxable land), the payable tax amount shall be determined from the month when such change occurs.

2. Determination of the tax amount payable for each land plot

2.1. The non-agricultural land use tax amount payable for residential land, production and business land and non-agricultural land specified in Article 2 of this Circular which are used for commercial purposes shall be determined according to the following formula:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

=

Arising tax amount(VND)

-

Exempted or reduced tax amount if any(VND)

 

Arising tax amount (VND)

=

Taxable land area X (m2)

x

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

x

Tax rate (%)

2.2. For land of apartment buildings with many users or condominiums (including those with basements) and underground works, the payable tax amount shall be determined as follows:

The payable tax amount(VND)

=

Arising tax amount(VND)

-

Exempted or reduced tax amount if any (VND)

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

=

The area of house of each organization, household or individual

x

Allocation coefficient

x

The price of a square meter of corresponding land

x

Tax rate

For underground works:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

=

The area of work used by each organization, household or individual

x

Allocation coefficient

x

The price of a square meter of corresponding land

x

Tax rate

2.3. In case of using non-agricultural land specified in Article 2 of this Circular for commercial purposes but the area of land used for commercial purposes cannot be determined, the arising tax amount shall be determined as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

=

The area of land used for commercial purposes

x

The Price of a square meter of land

x

Tax rate(%)

 

The area of land used for commercial purposes

=

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

x

Business turnover

Total turnover in the year

2.4. Examples on methods of determining payable tax amounts in some cases:

Example 4: Cases in which a taxpayer has many land plots in different districts, none of which exceeds the relevant applicable quota but the total area of these land plots exceeds the residential land quota applicable in the locality in which the taxpayer has land use rights. Specifically:

Mr. A's family has the rights to use 3 residential land plots in 3 different districts of Hanoi city as follows:

Location

(district)

Area

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Quota

(m2)

Price of a square meter of taxable land

(VND million/m2)

Hoan Kiem

80

100

50

Ba Dinh

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

110

40

BaVi

350

400

2

Total

530

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Mr. A shall calculate tax for each land plot and pay tax at district-level Tax Departments of the localities where exist his taxable land areas as follows:

+ The tax amount payable for the land plot in Hoan Kiem urban district: 80 x VND 50 million x 0.03% = VND 1.2 million.

+ The tax amount payable for the land plot in Ba Dinh urban district: 100 x VND 40 million x 0.03% = VND 1.2 million.

+ The tax amount payable for the land plot in Ba Vi rural district: 350 x VND 2 million x 0.03% = VND 0.21 million.

The total payable tax amount is VND 1.2 million + 1.2 million + 0.21 million = 2.61 million

- Mr. A shall make a general declaration for the out-of-quota land area as follows:

According to regulations, Mr. A may choose any of the residential land quotas applicable in the localities where exist his taxable land areas for determining the out-of-quota land area. Of these quotas, the quota applicable in Ba Vi rural district is the highest while the land price there is the lowest. Therefore, Mr. A will choose the quota applicable in Ba Vi rural district as a basis for determining the out-of-quota land area.

In this case, the payable tax area is determined as follows:

+ As the land quota used for tax calculation is that applicable in Ba Vi rural district, which is 400 m2, the taxable out-of-quota land area is 530 m2- 400 m2 = 130 m2 (as this area exceeds the quota by less than 3 times, the applicable tax rate is 0.07%).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

{350 m2 (of land in Ba Vi) x VND 2 million/ m2 + 50 m2 (of land in Hoan Kiem) x VND 50 million/m2} x 0.03% = VND 0.96 million

+ The payable tax amount for the out-of-quota land area of 130 m2, including the remaining land area in Ba Dinh and Hoan Kiem district, with the tax rate of 0.07% is:

{30 m2 (of land in Hoan Kiem) x VND 50 million/m2 + 100 m2 (of land in Ba Dinh) x VND 40 million/m2} x 0.07% = VND 3.85 million

The tax amount to be additionally paid: VND 0.96 million + 3.85 million - 2.61 million = 2.2 million.

Example 5: Cases in which a taxpayer has many land plots in different districts and one of these land plots exceeds the residential land quota applicable in the locality in which the taxpayer has land use rights. Specifically:

Mr. B inherits from his parents a land plot of 100 m2 in Hoan Kiem urban district (which applies a land quota of 100 m2 and a land price of VND 50 million/m2). Mr. B has another land plot of 120 m2 in Ba Vi rural district (which applies a land quota of 400 irr and a land price of VND 2 million/m2).

- Mr. B shall calculate tax for each land plot and pay tax at district-level Tax Departments of the localities where exist his taxable land areas as follows:

+ In Hoan Kiem urban district: The payable tax amount is determined as follows: 100 m2 of within-quota land is subject to the tax rate of 0.03%, while 50 m2 of out-of-quota land is subject to the tax rate of 0.07%. specifically:

100 m2 x VND 50 million/m2 x 0.03% + 50 m2 x VND 50 million/m2 x 0.07% = VND 3.25 million;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Mr. B shall make a general declaration for the out-of-quota land area as follows:

Mr. B shall choose the land quota applicable in Hoan Kiem district for determining the out-of-quota land area. Accordingly, the payable tax amount is determined as follows:

+ The taxable out-of-quota land area is 150 m2+ 120 in2 -100 m2 = 170 m2

+ The payable tax amount is determined as follows: 100 m2 of within-quota land (in Hoan Kiem district) is subject to the tax rate of 0.03%, while 170 nr of out-of-quota land, including the land plot in Ba Vi rural district and the remainder of the land plot in Hoan Kiem urban district) is subject to the tax rate of 0.07%. specifically:

100 m2 x VND 50 million/m2 x 0.03% + {50 m2 x VND 50 million/m2 + 120 m2 x VND 2 million/m2} x 0.07% = VND 3.418 million

The payable tax amount: VND 3.418 million - 3.25 million - 0.072 million = VND 0.096 million.

Example 6: Cases in which a taxpayer has many land plots in different districts, one of which exceeds the residential land quota applicable in the locality in which tax taxpayer has land use rights. Specifically:

Ms. C has the rights to use 3 land plots in 3 different districts of Hanoi as follows:

Location

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Area

(m2)

Quota

(m2)

Price of a square meter of taxable land

(VND million/m2)

Hoan Kiem

300

100

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Ba Dinh

400

110

40.

BaVi

50

400

2

Total

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

 

 

- Ms. C shall calculate tax for each land plot and pay tax at district-level Tax Departments of the localities where exist his taxable land areas as follows:

+ The payable tax amount in Hoan Kiem district shall be determined as follows: 100 nr of within-quota land (in Hoan Kiem district) is subject to the tax rate of 0.03%, while 200 nr of out-of-quota land is subject to the tax rate of 0.07%, specifically:

100 nr x VND 50 million x 0.03% + 200 nr x VND 50 million x 0.07% = VND 8.5 million

+ The payable tax amount in Ba Dinh district shall be determined as follows: 110 nr of within-quota laud (in Ba Dinh district) is subject to the tax rate of 0.03%, while 290 m2 of out-of-quota land is subject to the tax rate of 0.07%, specifically:

110 m2 x VND 40 million x 0.03% + 290 nr x VND 40 million x 0.07% = VND 9.44 million

+ The payable tax amount in Ba Vi district shall be determined as follows: 50 nr of within-quota land is subject to the tax rate of 0.03%, specifically:

50 nr x VND 2 million x 0.03% = VND 0:03 million.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Ms. C shall make a general declaration for out-of-quota land area as follows:

* If she chooses the land quota applicable in Hoan Kiem district

+ The total taxable land area is 750 nr.

+The within-quota land area: 100 m2 of land in Hoan Kiem district (subject to the tax rate of 0.03%' and the land price applicable in Hoan Kiem district).

+ The out-of-quota land area is:

* The area in excess of up to 3 times the quota is 300 nr (subject to the tax rate of 0.07%), including 200 nr of the remaining area of the land plot in Hoan Kiem district and 100 nr of another land plot (depending on the taxpayer's choice, such area may be subtracted from the area of the land plot in Ba Dinh urban district or Ba Vi rural district) However, as the land price in Ba Dinh is higher than that in Ba Vi, the taxpayer is likely to choose to subtract this area from the land plot in Ba Dinh district)

* The area in excess of over 3 times the quota is 350 nr (subject to the tax rate of 0.15%), including 300 nr, the remaining area of the land plot in Ba Dinh district, and 50 nr, the whole area of the land plot in Ba Vi district.

The payable tax amount is:

100 m2 x VND 50 million x 0.03% + {200 nr x VND 50 million + 100 m2 x VND 40 million} x 0.07% + {300 m2 x VND 40 million + 50 m2 x VND 2 million } x 0.15% = VND 29.45 million.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

If Ms. C chooses the land quota applicable in Ba Dinh district:

+ The total taxable land area is 750 nr.

+ The within-quota land area: 110 m2 (subject to the tax rate of 0.03%).

+ The out-of-quota land area is:

* The area in excess of up to 3 times the quota is 330 m2 (subject to the tax rate of 0-07%), including 290 m2 of the remaining area of the land plot in Ba Dinh district and 40 nr of another land plot (depending on the taxpayer's choice, such area may be subtracted from the area of the land plot in Hoan Kiem or Ba Vi; however, as the land price in Hoan Kiem district is higher than that in Ba Vi district, the taxpayer is likely to choose to subtract this area from the land plot in Hoan Kiem district).

* The area in excess of over 3 times the quota is 310 m2 (subject to the tax rate of 0.15%), including the remaining 260 in- of the land plot in Hoan Kiem district and the whole land area of 50 nr in Ba Vi district.

The payable tax amount is:

110 m2 x VND 40 million x 0.03% + {290 nr x VND 40 million + 40 nr x VND 50 million} x 0.07% + {260 m2 x VND 50 million + 50 nr x VND 2 million}x 0.15% = VND 30.49 million.

The remaining payable tax amount is: VND 30.49 million - 17.97 million = VND 12.52 million

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Ms. M's family is living in a 50-nr apartment in Block C3 of Thanh Cong living quarter, Ba Dinh district, Hanoi. The apartment building has 5 stories, each with 8 apartments of the same area. According to records, the construction land area of the apartment building is 460 nr. The land price set by the People's Committee of Hanoi is VND 40 million/m2

The payable non-agricultural land use tax of Ms. M shall be determined as follows:

The payable tax amount = 50 x 8 x 5 VND 40 million x 0.03% = VND 0.138 million

Example 8: Residential land of households living in condominiums with basements

Mr. H is living in a 100-nr apartment of an apartment building in District 3, Ho Chi Minh City. The construction land area of the apartment building is 2,000 m2, of which the total area of apartments is 1,400 m2/story. The building has 15 stories and 2 basements used as garages, of which the area of underground works used by households and individuals living in the apartment building is 1,500 nr/basement. The land price set by the People's Committee of Ho Chi Minh City is VND 35 million/m2.

The payable non-agricultural land use tax of Mr. H shall be determined as follows:

Payable tax amount

=

100

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2.000

x

VND 35 million x 0.03% = VND 0.093 million

1,400 x 15 + 50% x 3,000

Chapter III

TAX EXEMPTION AND REDUCTION

Article 9. Principles of tax exemption and reduction

1. Tax exemption and reduction will only apply directly to taxpayers and be calculated based on the lax amounts payable under the Law on Non-Agricultural Land Use Tax and this Circular.

2. Tax exemption and reduction for residential land shall apply only to residential land registered under the name of taxpayers in a locality chosen by themselves, except the cases specified in Clause 9, Article 10, and Clause 4, Article 11 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

In case both the taxpayer and at least one member of his/her household are eligible for a 50% reduction of tax each, the taxpayer's household may enjoy tax exemption. These persons must have grandparent-grandchild or parent-child relations and be named in the household's permanent residence registration book.

4. A taxpayer that has many investment projects eligible for tax exemption or reduction may enjoy tax exemption or reduction for each investment project.

Article 10. Tax exemption

1. Land of investment projects in the sectors eligible for special investment promotion (special investment incentives); investment projects in geographical areas with extreme socio-economic difficulties; investment projects in the sectors eligible for investment promotion (investment incentives) in geographical areas with socio-economic difficulties; and land of enterprises with over 50% of their employees being war invalids or diseased soldiers.

Lists of sectors eligible for investment promotion; sectors eligible for special investment promotion; areas with socio­economic difficulties; and areas with extreme socio-economic difficulties comply with the investment law.

Employees being war invalids and diseased soldiers must be regularly employed in the year as specified in the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs' Circular No. 40/ 2009/TT-BLDTBXH of December 3, 2009, and its amending documents.

2. Land of establishments carrying out socialized activities in education, vocational training, health, culture, sports and environmental protection. These establishments include:

2.1. Non-public establishments set up and qualified for carrying out socialized activities under regulations of competent state agencies;

2.2. Organizations and individuals operating under the Enterprises Law that have investment projects, joint-venture or associated activities or establish establishments qualified for carrying out socialized activities under regulations of competent state agencies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2.4. Tax exemption for foreign-investment projects carrying out socialized activities shall be decided by the Prime Minister at the proposal of the Ministry of Planning and Investment and relevant line ministries.

Establishments carrying out socialized education, vocational training, healthcare, cultural, sports and environmental activities must satisfy the requirements on operation scope and standards under the Prime Minister's decisions.

3. Land for construction of gratitude houses, great-unity houses and nursing homes for lonely elderly people, people with disabilities or orphans, and social disease- treatment establishments.

4. Within-quota residential land in geographical areas with extreme socio-economic difficulties.

5. Within quota residential land of persons engaged in revolutionary activities before August 19, 1945; war invalids of 1/4 or 2/4 grade; persons entitled to policies like war invalids of 1/4 or 2/4 grade; diseased soldiers of grade 1/3; heroes of people's armed forces; heroic Vietnamese mothers; natural parents and nurturing persons of martyrs during their childhood; spouses of martyrs; martyrs' children eligible for monthly allowances; Agent Orange victims who are revolutionary activists; and disadvantaged Agent Orange victims.

6. Within-quota residential land of poor households identified under the Prime Minister's decision on poverty line. In case provincial-level People's Committees have specified a poverty line applicable in their localities according to law, poor households shall be identified under the poverty line promulgated by provincial-level People's Committees.

7. Households and individuals whose residential land is recovered by the State in a year under approved master plans or plans will be exempt from tax on recovered land and the land in the new place of residence in that year.

8. Land with garden houses certified by a competent state agency as historical-cultural relics.

9. Taxpayers facing difficulties due to force majeure circumstances, if the value of damage related to land and houses on land accounts for over 50% of the taxable price.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 11. Tax reduction

To reduce payable tax amounts by 50% in the following cases:

1. Land of investment projects in the sectors eligible for investment promotion; investment projects in geographical areas with socio­economic difficulties; land of enterprises with between 20% and 50% of their employees being war invalids or diseased soldiers.

Lists of sectors eligible for investment promotion (investment incentives); sectors eligible for special investment promotion (special investment incentives); areas with socio-economic difficulties: and areas with extreme socio-economic difficulties comply with the investment law.

Employees being war invalids or diseased soldiers must be regularly employed in the year as specified in the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs' Circular No. 40/ 2009/TT-BLDTBXH of December 3,2009, and its amending documents.

2. Within-quota residential land in geographical areas with socio-economic difficulties.

3. Within-quota residential land of war invalids of 3/4 or 4/4 grade; persons enjoying policies like war invalids of 3/4 or 4/4 grade; martyrs' children enjoying monthly allowances,

4. Taxpayers facing difficulties due to force majeure circumstances, provided the value of damage related to their land and houses on land accounts for between 20% and 50% of the taxable price.

In this cases, certification of commune-level People's Committees of the localities where exists such land is required.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. Managing tax agencies shall base on tax declaration dossiers specified in Article 15 of this Circular to determine non-agricultural land use tax amounts to be exempted or reduced and decide on tax exemption or reduction for taxpayers according to each tax period.

2. Some specific cases:

a/ For households and individuals eligible for tax exemption or reduction under Clauses 4, 5 and 6, Article 10, and Clauses 2 and 3, Article 11 of this Circular, directors of district-level Tax Departments shall, based on the list proposed by commune-level People's Committees, issue common decisions on non-agricultural land use tax exemption or reduction.

Annually, commune-level People's Committees shall revise and send a list of entities eligible for tax exemption or reduction to tax agencies for the latter to effect tax exemption or reduction according to their competence.

b/ For taxpayers eligible for tax exemption or reduction under Clause 9, Article 10, and Clause 4, Article 11 of this Circular, heads of their managing tax agencies shall issue tax exemption or reduction decisions on the basis of taxpayers' applications and certification of commune-level People's Committees of localities where exists the damaged land.

c/ For other cases, taxpayers shall send their dossiers, enclosed with papers proving their eligibility for tax exemption or reduction as required or certification of commune-level People's Committees of localities where exists the taxable land, to their managing tax agencies for settlement.

Chapter IV

TAX REGISTRATION, DECLARATION AND PAYMENT

Article 13. Grant of tax identification numbers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. Taxpayers who have been granted tax identification numbers under the Law on Tax Administration and its guiding documents may use these numbers to declare and pay non- agricultural land use tax.

Article 14. Procedures for grant of tax identification numbers

1. For business organizations, households and individuals, the procedures for registration for grant of tax identification numbers comply with the Law on Tax Administration and its guiding documents.

2. For non-business households and individuals:

2.1. A dossier of registration for grant of a tax identification number is the tax declaration dossier to be submitted in the first year. Such a dossier comprises:

- A declaration of non-agricultural land use tax, made according to form No. 01/TK-SDDPNN attached to this Circular {not printed herein).

- A copy of the taxpayer's people identity card or military identity card or a certified copy of passport, for foreigners.

2.2. For taxpayers that have nor yet been granted tax identification numbers under the Law on Tax Administration and its guiding documents, district-level Tax Departments shall base themselves on taxpayers' dossiers of registration for grant of tax identification numbers to grant tax identification numbers and notify these numbers to taxpayers.

Tax identification numbers granted to non-business households and individuals shall be shown in non-agricultural land use tax payment notices sent to taxpayers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2.4. In case many persons are named in a certificate as co-owners of a land plot, a tax identification number shall be granted to the lawfully authorized representative of these co-owners. The representative may use such tax identification number to declare and pay tax for all of his/her own taxable land plots in the same locality as well as those in other localities.

Article 15. Dossiers of declaration of non-agricultural land use tax

1. A dossier of declaration of non-agricultural land use tax payable in a year comprises:

- A declaration of non-agricultural land use tax for each taxable land plot, made according to form No. 01/TK-SDDPNN, for households or individuals, or No. 02/TK-SDDPNN, for organizations, attached to this Circular (not printed herein);

- Copies of papers related to the taxable land plot such as: land use rights certificate, land allocation decision, land lease decision or contract; decision permitting the change of land use purpose;

- Copies of papers proving the taxpayer's eligibility for tax exemption or reduction (if any).

2. A dossier of general declaration of non-agricultural land use tax comprises:

- A general declaration of non-agricultural land use tax, made according to form No. 03/ TKTH-SDDPNN attached to this Circular (not printed herein).

Article 16. Tax declaration

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1.1. Taxpayers shall accurately declare their personal information such as name, identity card number, tax identification number, address for receiving tax notices; and information on the taxable land plot such as area and use purpose in the tax declaration. For a land plot for which a certificate has been granted, information on serial number and date of issue of the certificate, serial number of the map, land area and land quota (if any) must be fully declared.

For dossiers of declaration of tax on residential land of households and individuals, commune-level People's Committees shall fill in the declaration forms' items reserved for functional agencies and transfer these declarations to district-level Tax Departments for use as a basis for tax calculation.

When necessary to clarify some items in tax declaration dossiers of organizations which serve as tax bases at the request of lax agencies, natural resources and environment agencies shall make and send certifications to tax agencies.

1.2. Annually, taxpayers are not required to make re-declaration if there is no change in taxpayers and elements that lead to changes in payable tax amounts.

Upon occurrence of an event that leads to a change in the taxpayer, the new taxpayer shall declare and submit a tax declaration dossier under this Circular within 30 (thirty) days after the date when such event .occurs. In case of arising elements leading to a change in the payable tax amount (except change of the price of a square meter of taxable land), the taxpayer shall declare and submit tax declaration dossier within 30 (thirty) days after the date when such elements arise.

1.3. General declaration of non-agricultural land use tax is required only for residential land.

Taxpayers who are required to make general declarations under this Circular shall make and submit general declarations to the district-level Tax Departments they have chosen and registered.

2. Tax declaration in some specific cases

2.1. For organizations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2.2. For households and individuals:

a/ For residential land

a.1/ In case a taxpayer has the right to use one or more than one land plot in a district within the total taxable land area not exceeding the residential land quota applicable in the locality in which the taxpayer has land use rights, the taxpayer shall make a tax declaration for each land plot and submit these declarations to the commune-level People's Committee. In this case, the taxpayer is not required to make a general tax declaration.

Example 9; Mr. Nguyen Van A has 2 residential land plots in Ba Dinh district, Hanoi. Specifically as follows:

- The first plot is 50 m2 (the applicable quota is 200 m2);

- The second plot is 50 m2 (the applicable quota is 100 m2).

In this case, Mr. A shall make two separate tax declarations and submit them to the People's Committees of wards where exist these land plots. He is not required to make a general tax declaration.

a.2/ In case a taxpayer has the right to use many residential land plots in different districts but none of these land plots exceeds the set quota and the total area of taxable land plots does not exceed the residential land quota applicable in the localities in which the taxpayer has land use rights, the taxpayer shall make tax declarations for each land plot and submit them to commune-level People's Committees of localities where exist these taxable land plots, and make and submit a general tax declaration to the district-level Tax Department which the taxpayer has chosen to carry out general declaration procedures. Example 10:

Mr. Nguyen Van C has two land plots, one in Hoan Kiem urban district and the other in Ba Vi rural district, Hanoi city as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- The land plot in Ba Vi rural district is 170 m2 (the applicable quota is 200 m2).

Mr. C shall make two separate declarations for these land plots and send them to the People's Committees of the ward of Hoan Kiem urban district and the commune of Ba Vi rural district where exist these land plots, respectively. Concurrently, he shall register and choose a tax agency (district-level Tax Department) to carry out general declaration procedures.

If Mr. C chooses the residential land quota applicable in Hoan Kiem urban district, he shall submit the general tax declaration to the Tax Department of Hoan Kiem urban district to carry out general declaration procedures.

If Mr. C chooses the residential land quota applicable in Ba Vi rural district, he shall submit the general tax declaration to the Tax Department of Ba Vi rural district to carry out general declaration procedures.

a.4/ In case a taxpayer has the rights to use many residential land plots in different districts and only one of these land plot exceeds the residential land quota applicable in the locality in which the taxpayer has land use rights, the taxpayer shall make tax declarations for each land plot and submit them to the People's Committees of communes where exist the taxable land plots and make and submit a general declaration to the district-level Tax Department of the locality where exists the out-of-quota land plot.

Example 11:

Mr. Nguyen Van B has 2 land plots, one in Hai Ba Trung urban district and the other in Gia Lam rural district, Hanoi, as follows:

+ The land plot in Hai Ba Trung urban district is 50 m2 (the applicable quota is 80 m2);

+ The land plot in Gia Lam rural district is 200 m2 (the applicable quota is 150 m2).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a.5/ In case a taxpayer has the rights to use many residential land plots in different districts and some of these land plots exceed the residential land quotas applicable in the localities in which the taxpayer has land use rights, the taxpayer shall make declarations for each land plot and submit them to the commune-level People's Committees of the localities where exist the taxable land plots; and concurrently, choose a district-level Tax

Department of the locality where exists the out-of-quota taxable land plot to make general declaration;

a.6/ By March 31 of the subsequent year at the latest, the taxpayer shall make a general tax declaration according to form No. 03/TKTH-SDDPNN (not printed herein) and send it to the district-level Tax Department at which the taxpayer makes a general declaration, and determine the difference between the payable tax amount according to regulations and the payable lax amount as indicated in the declarations submitted to the district-level Tax Departments of the localities where exist the taxable land plots.

b/ For non-agricultural production and business land and non-agricultural land specified in Article 2 of this Circular which is used for commercial purposes

Taxpayers shall submit tax declaration dossiers to district-level Tax Departments of localities where exist taxable land plots or to organizations or individuals authorized by tax agencies according to law.

2.3. Additional tax declaration:

a/ In case of arising elements leading to a change in tax bases which result in an increase or a decrease in the payable tax amount, the taxpayer shall make an additional declaration according to form No. 01/TK-SDDPNN or form No. 02/TK-SDDPNN within thirty (30) days after the date such elements arise;

b/ When detecting any errors or mistakes in the tax declaration dossier already submitted to the tax agency, which affect the payable tax amount, a taxpayer may make an additional declaration;

In case a taxpayer detects an error or a mistake in the tax declaration dossier already submitted lo the tax agency after March 31 of the subsequent year, the taxpayer may make an additional declaration (for annual declaration and general declaration) in this year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Additional tax declaration dossiers of institutional taxpayers must be submitted before tax agencies announce decisions on tax examination or inspection at their head offices.

Article 17. Tax payment

1. For households and individuals

1.1. Tax agencies shall base themselves on taxpayers' declarations containing certifications of competent state agencies to calculate and make tax payment notices according to form No. 01/TB-SDDPNN attached to this Circular (not printed herein).

Tax agencies shall send tax payment notices to taxpayers no later than September 30 every year.

Within 10 (ten) working days after receiving tax agencies' tax payment notices, taxpayers may give feedbacks on (modifications or additions) information indicated in such notices to lax officers receiving their tax declaration dossiers. Within 10 working days after receiving taxpayers' feedbacks, tax agencies shall give replies. In case taxpayers make no feedbacks, the tax amounts indicated in the notices are the payable tax amounts.

Taxpayers shall fully pay taxes into the state budget within the time limit prescribed in Clause 3 of this Article.

For cases subject to general declaration:

Based on general declarations, taxpayers shall immediately pay the positive difference into the state budget. Any overpaid tax amounts shall be handled according to the Law on Tax Administration and its guiding documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Taxpayers shall calculate and pay non-agricultural land use tax within the time limit prescribed in Article 3 of this Article.

Tax payment deadlines

3.1. The deadline for annual tax payment is December 31.

Taxpayers may select to pay tax once or twice a year and shall fulfill tax obligations by December 31 every year.

The deadline for payment of the difference as determined by taxpayers in the general declarations is March 31 of the subsequent year.

3.2. During a 5-year stabilization period, if the taxpayer wishes to make a single tax payment for several years, the tax payment deadline is December 31 of the year of application.

3.3. Upon occurrence of events that lead to a change in taxpayers, land use rights transferors shall pay tax into the state budget of the locality where exists the taxable land plot before carrying out other legal procedures. In case of inheritance, heirs shall pay tax into the state budget if tax has not been paid.

4. Tax collection and payment:

4.1. Taxpayers shall pay tax and fines (if any) into the state budget at the address stated in tax agencies' tax payment notices within the prescribed tax payment time limit.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

4.3. After receiving tax money from taxpayers, tax agencies or authorized tax-collectors shall issue a receipt, made according to the form issued together with this Circular (not printed herein), or a paper on remittance of money into the state budget according to the form provided by the Ministry of Finance.

4.4. Tax agencies shall supervise the fulfillment of tax obligations by taxpayers.

Chapter V

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 18. Handling of existing problems

1. Tax agencies shall further monitor and collect housing tax from organizations, households and individuals liable to housing and land tax but, have not yet fully paid the arisen tax amount by December 31, 2011.

2. For those eligible for exemption from or reduction of housing and land tax of the 2011 tax year but tax agencies have not yet carried out tax exemption or reduction procedures, taxpayers shall have to-be-exempted or -reduced tax amounts cleared against the payable non-agricultural tax amounts of the subsequent year.

Article 19. Effect

1. This Circular takes effect on January 1, 2012.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3. For the 2012 non-agricultural land use tax:

- Tax agencies shall complete the receipt of tax declarations from taxpayers no later than June 30, 2012;

- Tax agencies shall make and send tax payment notices to taxpayers no later than September 30, 2012.

- The tax payment deadline is December 31, 2012.

Any problems arising in the implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance for study and settlement.

 

 

 

FOR THE. MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Do Hoang Anh Tuan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh
Văn bản được hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản được hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản bị đính chính - [0]
[...]
Văn bản bị thay thế - [0]
[...]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
[...]
Văn bản được căn cứ - [0]
[...]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]
[...]
Văn bản đang xem
Thông tư 153/2011/TT-BTC hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: 153/2011/TT-BTC
Loại văn bản: Thông tư
Lĩnh vực, ngành: Thuế - Phí - Lệ Phí,Bất động sản
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 11/11/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày đăng: Đã biết
Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
[...]
Văn bản hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản đính chính - [0]
[...]
Văn bản thay thế - [0]
[...]
[...] Đăng nhập tài khoản TVPL Basic hoặc TVPL Pro để xem toàn bộ lược đồ văn bản
Tiêu đề Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 4 Thông tư 40/2025/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

1. Sửa đổi, bổ sung tiêu đề điểm d khoản 1.4 Điều 5 như sau:

“d) Trường hợp người nộp thuế có nhiều thửa đất ở trong một tỉnh thì người nộp thuế chỉ được lựa chọn một thửa đất tại một xã, phường, đặc khu nơi có quyền sử dụng đất để làm căn cứ xác định hạn mức đất tính thuế, trong đó:”

Xem nội dung VB
Điều 5. Diện tích đất tính thuế:

Diện tích đất tính thuế là diện tích đất phi nông nghiệp thực tế sử dụng.

1. Đất ở, bao gồm cả trường hợp đất ở sử dụng vào mục đích kinh doanh.
...
1.4. Hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế.
...
d) Trường hợp người nộp thuế có nhiều thửa đất ở trong một tỉnh thì người nộp thuế chỉ được lựa chọn một thửa đất tại một quận, huyện, thị xã, thành phố nơi có quyền sử dụng đất để làm căn cứ xác định hạn mức đất tính thuế, trong đó:
Tiêu đề Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 4 Thông tư 40/2025/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2025/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
...
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1.2 Điều 8 như sau:

“1.2. Trường hợp người nộp thuế có đất thuộc diện chịu thuế tại nhiều xã, phường, đặc khu trong phạm vi một (01) tỉnh thì số thuế phải nộp được xác định cho từng thửa đất tại cơ quan Thuế nơi có đất chịu thuế; Nếu người nộp thuế có thửa đất vượt hạn mức hoặc tổng diện tích đất chịu thuế vượt hạn mức tại nơi có quyền sử dụng đất thì phải kê khai tổng hợp tại cơ quan Thuế do người nộp thuế lựa chọn theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.”

Xem nội dung VB
Điều 8. Phương pháp tính thuế

1. Nguyên tắc tính thuế
...
1.2. Trường hợp người nộp thuế có đất thuộc diện chịu thuế tại nhiều quận, huyện trong phạm vi một (01) tỉnh thì số thuế phải nộp được xác định cho từng thửa đất tại cơ quan Thuế nơi có đất chịu thuế; Nếu người nộp thuế có thửa đất vượt hạn mức hoặc tổng diện tích đất chịu thuế vượt hạn mức tại nơi có quyền sử dụng đất thì phải kê khai tổng hợp tại cơ quan Thuế do người nộp thuế lựa chọn theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2025/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 4 Thông tư 40/2025/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
...
3. Sửa đổi, bổ sung điểm a.1 ... khoản 2.2 Điều 16 như sau:

“a.1) Trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng đối với một (01) thửa đất hoặc nhiều thửa đất tại cùng một xã, phường, đặc khu nhưng tổng diện tích đất chịu thuế không vượt hạn mức đất ở tại nơi có quyền sử dụng đất thì người nộp thuế thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu và không phải lập tờ khai thuế tổng hợp.

Xem nội dung VB
Điều 16. Khai thuế
...
2. Khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể
...
2.2. Đối với hộ gia đình, cá nhân.

a) Đối với đất ở.

a1) Trường hợp NNT có quyền sử dụng đối với một (01) thửa đất hoặc nhiều thửa đất tại cùng một quận, huyện nhưng tổng diện tích đất chịu thuế không vượt hạn mức đất ở tại nơi có quyền sử dụng đất thì NNT thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã và không phải lập tờ khai thuế tổng hợp.

Ví dụ 9: Ông Nguyễn Văn A có 2 thửa đất ở tại quận Ba Đình thuộc thành phố Hà Nội, với diện tích đất ở cụ thể như sau:

- Thửa đất thứ nhất là 50m2 (hạn mức 200m2);

- Thửa đất thứ hai là 50m2 (hạn mức 100m2).

Trường hợp này, Ông A phải lập 2 Tờ khai thuế và nộp cho UBND phường nơi có đất chịu thuế để kê khai riêng cho từng thửa đất; Ông A không phải lập tờ khai thuế tổng hợp.
Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 4 Thông tư 40/2025/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 4 Thông tư 40/2025/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
...
3. Sửa đổi, bổ sung điểm ... a.2 ... khoản 2.2 Điều 16 như sau:
...
a.2) Trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các xã, phường, đặc khu khác nhau nhưng không có thửa đất nào vượt hạn mức và tổng diện tích các thửa đất chịu thuế không vượt quá hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì người nộp thuế phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất chịu thuế và không phải lập tờ khai tổng hợp thuế.

Xem nội dung VB
Điều 16. Khai thuế
...
2. Khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể
...
2.2. Đối với hộ gia đình, cá nhân.

a) Đối với đất ở.
...
a2) Trường hợp NNT có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau nhưng không có thửa đất nào vượt hạn mức và tổng diện tích các thửa đất chịu thuế không vượt quá hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì NNT phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế và không phải lập tờ khai tổng hợp thuế.
Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 4 Thông tư 40/2025/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 4 Thông tư 40/2025/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
...
3. Sửa đổi, bổ sung điểm ... a.3 ... khoản 2.2 Điều 16 như sau:
...
a.3) Trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các xã, phường, đặc khu và không có thửa đất nào vượt hạn mức nhưng tổng diện tích các thửa đất chịu thuế vượt quá hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất: người nộp thuế phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất chịu thuế và lập tờ khai tổng hợp thuế nộp tại Đội thuế thuộc Chi cục Thuế khu vực nơi người nộp thuế chọn để làm thủ tục kê khai tổng hợp.

Xem nội dung VB
Điều 16. Khai thuế
...
2. Khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể
...
2.2. Đối với hộ gia đình, cá nhân.

a) Đối với đất ở.
...
a3) Trường hợp NNT có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện và không có thửa đất nào vượt hạn mức nhưng tổng diện tích các thửa đất chịu thuế vượt quá hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất: NNT phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế và lập tờ khai tổng hợp thuế nộp tại Chi cục Thuế nơi NNT chọn để làm thủ tục kê khai tổng hợp.

Ví dụ 10:

Ông Nguyễn Văn C có 2 thửa đất ở tại quận Hoàn Kiếm và huyện Ba Vì thuộc thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:

- Thửa đất tại quận Hoàn Kiếm là 50m2 (hạn mức 80m2);

- Thửa đất tại huyện Ba Vì là 170m2 (hạn mức 200m2).

Ông Nguyễn Văn C thực hiện lập 2 tờ khai thuế để khai riêng cho từng thửa đất và nộp Tờ khai thuế cho UBND phường nơi có đất chịu thuế thuộc quận Hoàn Kiếm (thửa 50m2) và UBND xã nơi có đất chịu thuế thuộc huyện Ba Vì (thửa 170m2); Đồng thời, Ông phải đăng ký, chọn 1 cơ quan thuế (Chi cục Thuế) để làm thủ tục kê khai tổng hợp.

Nếu Ông C lựa chọn hạn mức đất ở tại quận Hoàn Kiếm thì phải nộp Tờ khai tổng hợp tại Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm để làm thủ tục kê khai tổng hợp.

Nếu Ông C lựa chọn hạn mức đất ở tại huyện Ba Vì thì phải nộp Tờ khai tổng hợp tại Chi cục Thuế Ba Vì để làm thủ tục kê khai tổng hợp.
Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 4 Thông tư 40/2025/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 4 Thông tư 40/2025/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
...
3. Sửa đổi, bổ sung điểm ... a.4 ... khoản 2.2 Điều 16 như sau:
...
a.4) Trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các xã, phường, đặc khu khác nhau và chỉ có một (01) thửa đất vượt hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì người nộp thuế phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất chịu thuế và phải lập tờ khai tổng hợp tại Đội thuế thuộc Chi cục thuế khu vực nơi có thửa đất ở vượt hạn mức.

Xem nội dung VB
Điều 16. Khai thuế
...
2. Khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể
...
2.2. Đối với hộ gia đình, cá nhân.

a) Đối với đất ở.
...
a4) Trường hợp NNT có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau và chỉ có một (01) thửa đất vượt hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì NNT phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế và phải lập tờ khai tổng hợp tại Chi cục Thuế nơi có thửa đất ở vượt hạn mức.

Ví dụ 11:

Ông Nguyễn Văn B có 2 thửa đất ở tại quận Hai Bà Trưng và huyện Gia Lâm thuộc thành phố Hà Nội, với diện tích đất ở cụ thể như sau:

+ Thửa đất tại quận Hai Bà Trưng là 50m2 (hạn mức 80m2);

+ Thửa đất tại huyện Gia Lâm là 200m2 (hạn mức 150m2).

Ông Nguyễn Văn B phải thực hiện lập 2 tờ khai thuế để khai riêng cho từng thửa đất và nộp Tờ khai thuế cho UBND phường nơi có đất chịu thuế thuộc quận Hai Bà Trưng (thửa 50m2) và UBND xã nơi có đất chịu thuế thuộc huyện Gia Lâm (thửa 200m2); Đồng thời thực hiện kê khai tổng hợp tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm.
Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 4 Thông tư 40/2025/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 4 Thông tư 40/2025/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
...
3. Sửa đổi, bổ sung điểm ... a.5 khoản 2.2 Điều 16 như sau:
...
a.5) Trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các xã, phường, đặc khu và có thửa đất vượt hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì người nộp thuế phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất và nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất chịu thuế; đồng thời lựa chọn Đội thuế thuộc Chi cục Thuế khu vực nơi có đất chịu thuế vượt hạn mức để thực hiện lập tờ khai tổng hợp.”

Xem nội dung VB
Điều 16. Khai thuế
...
2. Khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể
...
2.2. Đối với hộ gia đình, cá nhân.

a) Đối với đất ở.
...
a5) Trường hợp NNT có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện và có thửa đất vượt hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì NNT phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất và nộp tại UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế; đồng thời lựa chọn Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế vượt hạn mức để thực hiện lập tờ khai tổng hợp.
Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 4 Thông tư 40/2025/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này được bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 130/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2016
Điều 4. Bổ sung khoản 10 vào Điều 10 Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như sau:

“10. Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm (sau khi trừ đi số thuế được miễn, giảm (nếu có) theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn) từ năm mươi nghìn đồng trở xuống. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Điều này được tính trên tổng số thuế phải nộp của tất cả các thửa đất. Trình tự, thủ tục miễn tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hướng dẫn tại Điều này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC.

Đối với các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư này nhưng đã nộp thuế vào NSNN thì cơ quan thuế thực hiện việc hoàn trả theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.”

Xem nội dung VB
Điều 10. Miễn thuế.

1. Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi đầu tư); dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư) tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.

Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư), lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư ( đặc biệt ưu đãi đầu tư), địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Số lao động là thương binh, bệnh binh phải là lao động thường xuyên bình quân năm theo quy định tại Thông tư số 40/2009/TT-LĐTBXH ngày 03/12/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và các văn bản sửa đổi bổ sung.

2. Đất của cơ sở thực hiện xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường gồm:

2.1. Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa;

2.2. Các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc thành lập các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

2.3. Các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

2.4. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xã hội hóa do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.

Các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường phải đáp ứng quy định về tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi, cơ sở chữa bệnh xã hội.

4. Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sỹ; con của liệt sỹ đang được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn.

6. Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định cụ thể chuẩn hộ nghèo áp dụng tại địa phương theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào chuẩn hộ nghèo do địa phương ban hành để xác định hộ nghèo.

7. Hộ gia đình, cá nhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuế trong năm thực tế có thu hồi đối với đất tại nơi bị thu hồi và đất tại nơi ở mới.

8. Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích lịch sử - văn hoá.

9. Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.

Trường hợp này, người nộp thuế phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất bị thiệt hại.
Điều này được bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 130/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2016
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 1 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh từ các Cục Thuế địa phương về một số nội dung chưa được quy định rõ tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN). Để thống nhất trong cách hiểu và thực hiện chính sách thuế SDĐPNN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề như sau:

I. Về một số nội dung tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC.

1. Đối với nhà có nguồn gốc mua của các dự án xây dựng nhà ở để bán, cho thuê.

- Tại điểm 3.2, 3.7 Khoản 3 Điều 3 quy định:

“3.2. Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thoả thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế”;

…“3.7. Trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây nhà ở để bán, cho thuê thì người nộp thuế là người được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân khác thì người nộp thuế là người nhận chuyển nhượng”.

- Tại tiết a điểm 1.3 Khoản 1 Điều 5 quy định:

“Đối với đất ở nhà nhiều tầng có nhiều hộ gia đình ở, nhà chung cư, bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế của từng người nộp thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà (công trình) mà người nộp thuế đó sử dụng, trong đó:

a) Diện tích nhà (công trình) của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng là diện tích sàn thực tế sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo hợp đồng mua bán hoặc theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

- Tại tiết b2 điểm 1.4 Khoản 1 Điều 5 quy định:

“Trường hợp đất ở đang sử dụng trước ngày 01/01/2012 thì hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế được xác định như sau:

b2) Trường hợp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã có quy định về hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở và diện tích đất ở trong Giấy chứng nhận được xác định theo hạn mức giao đất ở thì áp dụng hạn mức giao đất ở để làm căn cứ tính thuế. Trường hợp hạn mức giao đất ở đó thấp hơn hạn mức giao đất ở hiện hành thì áp dụng hạn mức giao đất ở hiện hành để làm căn cứ tính thuế;

Do vậy, đối với nhà có nguồn gốc mua theo các dự án xây dựng nhà ở để bán, cho thuê thì thực hiện như sau:

- Về người nộp thuế:

+ Đối với các căn hộ mà chủ đầu tư dự án đã chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân thì người nhận chuyển nhượng là người nộp thuế. Trường hợp người nhận chuyển nhượng không sử dụng mà cho tổ chức, cá nhân khác thuê theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng; Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận thì người nhận chuyển nhượng là người nộp thuế.

+ Đối với các căn hộ mà chủ đầu tư chưa chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác thì chủ đầu tư là người nộp thuế; Trường hợp chủ đầu tư cho các tổ chức, cá nhân khác thuê theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng; Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận thì chủ đầu tư là người nộp thuế.

- Về giá đất, diện tích đất tính thuế và thuế suất:

+ Đối với trường hợp người nộp thuế là các chủ đầu tư dự án: diện tích đất tính thuế là toàn bộ diện tích đất thuộc diện chịu thuế của tòa nhà (kể cả tầng hầm) mà chủ đầu tư chưa chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. Giá đất theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 153/2011/TT-BTC, Thuế suất là 0,03%.

+ Đối với trường hợp người nộp thuế là các hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng: diện tích đất tính thuế xác định theo quy định tại tiết a điểm 1.3 Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 153/2011/TT-BTC; Giá đất tính thuế là giá đất ở do UBND cấp tỉnh quy định tương ứng với vị trí; Thuế suất theo tỷ lệ tương ứng với diện tích đất chịu thuế .

Trường hợp diện tích sử dụng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cao hơn hạn mức giao đất ở hiện hành thì hạn mức làm căn cứ tính thuế là hạn mức giao đất ở hiện hành.

Xem nội dung VB
Điều 3. Người nộp thuế
...
3. Người nộp thuế (NNT) trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
...
3.2. Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thoả thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế;

Ví dụ 2: Ông A có thửa đất tại tỉnh B nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đất không có giấy tờ hoặc chỉ có một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003) thì Ông A là người nộp thuế đối với thửa đất đó. Tuy nhiên, Ông A không sử dụng mà xây nhà và cho Ông B thuê. Người nộp thuế được xác định như sau:

- Trường hợp Ông B chỉ thuê nhà (không thuê đất) của Ông A thì Ông A là người nộp thuế;

- Trường hợp Ông B thuê cả nhà và đất của Ông A nhưng không có hợp đồng hoặc trong hợp đồng không quy định rõ người nộp thuế thì Ông A là người nộp thuế;

- Trường hợp trong hợp đồng thuê nhà, đất giữa Ông B và Ông A quy định rõ người nộp thuế thì người nộp thuế là người được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký.
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 1 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 1 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh từ các Cục Thuế địa phương về một số nội dung chưa được quy định rõ tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN). Để thống nhất trong cách hiểu và thực hiện chính sách thuế SDĐPNN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề như sau:

I. Về một số nội dung tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC.

1. Đối với nhà có nguồn gốc mua của các dự án xây dựng nhà ở để bán, cho thuê.

- Tại điểm 3.2, 3.7 Khoản 3 Điều 3 quy định:

“3.2. Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thoả thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế”;

…“3.7. Trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây nhà ở để bán, cho thuê thì người nộp thuế là người được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân khác thì người nộp thuế là người nhận chuyển nhượng”.

- Tại tiết a điểm 1.3 Khoản 1 Điều 5 quy định:

“Đối với đất ở nhà nhiều tầng có nhiều hộ gia đình ở, nhà chung cư, bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế của từng người nộp thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà (công trình) mà người nộp thuế đó sử dụng, trong đó:

a) Diện tích nhà (công trình) của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng là diện tích sàn thực tế sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo hợp đồng mua bán hoặc theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

- Tại tiết b2 điểm 1.4 Khoản 1 Điều 5 quy định:

“Trường hợp đất ở đang sử dụng trước ngày 01/01/2012 thì hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế được xác định như sau:

b2) Trường hợp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã có quy định về hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở và diện tích đất ở trong Giấy chứng nhận được xác định theo hạn mức giao đất ở thì áp dụng hạn mức giao đất ở để làm căn cứ tính thuế. Trường hợp hạn mức giao đất ở đó thấp hơn hạn mức giao đất ở hiện hành thì áp dụng hạn mức giao đất ở hiện hành để làm căn cứ tính thuế;

Do vậy, đối với nhà có nguồn gốc mua theo các dự án xây dựng nhà ở để bán, cho thuê thì thực hiện như sau:

- Về người nộp thuế:

+ Đối với các căn hộ mà chủ đầu tư dự án đã chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân thì người nhận chuyển nhượng là người nộp thuế. Trường hợp người nhận chuyển nhượng không sử dụng mà cho tổ chức, cá nhân khác thuê theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng; Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận thì người nhận chuyển nhượng là người nộp thuế.

+ Đối với các căn hộ mà chủ đầu tư chưa chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác thì chủ đầu tư là người nộp thuế; Trường hợp chủ đầu tư cho các tổ chức, cá nhân khác thuê theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng; Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận thì chủ đầu tư là người nộp thuế.

- Về giá đất, diện tích đất tính thuế và thuế suất:

+ Đối với trường hợp người nộp thuế là các chủ đầu tư dự án: diện tích đất tính thuế là toàn bộ diện tích đất thuộc diện chịu thuế của tòa nhà (kể cả tầng hầm) mà chủ đầu tư chưa chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. Giá đất theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 153/2011/TT-BTC, Thuế suất là 0,03%.

+ Đối với trường hợp người nộp thuế là các hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng: diện tích đất tính thuế xác định theo quy định tại tiết a điểm 1.3 Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 153/2011/TT-BTC; Giá đất tính thuế là giá đất ở do UBND cấp tỉnh quy định tương ứng với vị trí; Thuế suất theo tỷ lệ tương ứng với diện tích đất chịu thuế .

Trường hợp diện tích sử dụng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cao hơn hạn mức giao đất ở hiện hành thì hạn mức làm căn cứ tính thuế là hạn mức giao đất ở hiện hành.

Xem nội dung VB
Điều 3. Người nộp thuế
...
3. Người nộp thuế (NNT) trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
...
3.7. Trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây nhà ở để bán, cho thuê thì người nộp thuế là người được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân khác thì người nộp thuế là người nhận chuyển nhượng.
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 1 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 1 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh từ các Cục Thuế địa phương về một số nội dung chưa được quy định rõ tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN). Để thống nhất trong cách hiểu và thực hiện chính sách thuế SDĐPNN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề như sau:

I. Về một số nội dung tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC.

1. Đối với nhà có nguồn gốc mua của các dự án xây dựng nhà ở để bán, cho thuê.

- Tại điểm 3.2, 3.7 Khoản 3 Điều 3 quy định:

“3.2. Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thoả thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế”;

…“3.7. Trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây nhà ở để bán, cho thuê thì người nộp thuế là người được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân khác thì người nộp thuế là người nhận chuyển nhượng”.

- Tại tiết a điểm 1.3 Khoản 1 Điều 5 quy định:

“Đối với đất ở nhà nhiều tầng có nhiều hộ gia đình ở, nhà chung cư, bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế của từng người nộp thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà (công trình) mà người nộp thuế đó sử dụng, trong đó:

a) Diện tích nhà (công trình) của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng là diện tích sàn thực tế sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo hợp đồng mua bán hoặc theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

- Tại tiết b2 điểm 1.4 Khoản 1 Điều 5 quy định:

“Trường hợp đất ở đang sử dụng trước ngày 01/01/2012 thì hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế được xác định như sau:

b2) Trường hợp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã có quy định về hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở và diện tích đất ở trong Giấy chứng nhận được xác định theo hạn mức giao đất ở thì áp dụng hạn mức giao đất ở để làm căn cứ tính thuế. Trường hợp hạn mức giao đất ở đó thấp hơn hạn mức giao đất ở hiện hành thì áp dụng hạn mức giao đất ở hiện hành để làm căn cứ tính thuế;

Do vậy, đối với nhà có nguồn gốc mua theo các dự án xây dựng nhà ở để bán, cho thuê thì thực hiện như sau:

- Về người nộp thuế:

+ Đối với các căn hộ mà chủ đầu tư dự án đã chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân thì người nhận chuyển nhượng là người nộp thuế. Trường hợp người nhận chuyển nhượng không sử dụng mà cho tổ chức, cá nhân khác thuê theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng; Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận thì người nhận chuyển nhượng là người nộp thuế.

+ Đối với các căn hộ mà chủ đầu tư chưa chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác thì chủ đầu tư là người nộp thuế; Trường hợp chủ đầu tư cho các tổ chức, cá nhân khác thuê theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng; Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận thì chủ đầu tư là người nộp thuế.

- Về giá đất, diện tích đất tính thuế và thuế suất:

+ Đối với trường hợp người nộp thuế là các chủ đầu tư dự án: diện tích đất tính thuế là toàn bộ diện tích đất thuộc diện chịu thuế của tòa nhà (kể cả tầng hầm) mà chủ đầu tư chưa chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. Giá đất theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 153/2011/TT-BTC, Thuế suất là 0,03%.

+ Đối với trường hợp người nộp thuế là các hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng: diện tích đất tính thuế xác định theo quy định tại tiết a điểm 1.3 Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 153/2011/TT-BTC; Giá đất tính thuế là giá đất ở do UBND cấp tỉnh quy định tương ứng với vị trí; Thuế suất theo tỷ lệ tương ứng với diện tích đất chịu thuế .

Trường hợp diện tích sử dụng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cao hơn hạn mức giao đất ở hiện hành thì hạn mức làm căn cứ tính thuế là hạn mức giao đất ở hiện hành.

Xem nội dung VB
Điều 5. Diện tích đất tính thuế:

Diện tích đất tính thuế là diện tích đất phi nông nghiệp thực tế sử dụng.

1. Đất ở, bao gồm cả trường hợp đất ở sử dụng vào mục đích kinh doanh.
...
1.3. Đối với đất ở nhà nhiều tầng có nhiều hộ gia đình ở, nhà chung cư, bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế của từng người nộp thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà (công trình) mà người nộp thuế đó sử dụng, trong đó:

a) Diện tích nhà (công trình) của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng là diện tích sàn thực tế sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo hợp đồng mua bán hoặc theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 1 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 1 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh từ các Cục Thuế địa phương về một số nội dung chưa được quy định rõ tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN). Để thống nhất trong cách hiểu và thực hiện chính sách thuế SDĐPNN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề như sau:

I. Về một số nội dung tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC.

1. Đối với nhà có nguồn gốc mua của các dự án xây dựng nhà ở để bán, cho thuê.

- Tại điểm 3.2, 3.7 Khoản 3 Điều 3 quy định:

“3.2. Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thoả thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế”;

…“3.7. Trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây nhà ở để bán, cho thuê thì người nộp thuế là người được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân khác thì người nộp thuế là người nhận chuyển nhượng”.

- Tại tiết a điểm 1.3 Khoản 1 Điều 5 quy định:

“Đối với đất ở nhà nhiều tầng có nhiều hộ gia đình ở, nhà chung cư, bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế của từng người nộp thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà (công trình) mà người nộp thuế đó sử dụng, trong đó:

a) Diện tích nhà (công trình) của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng là diện tích sàn thực tế sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo hợp đồng mua bán hoặc theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

- Tại tiết b2 điểm 1.4 Khoản 1 Điều 5 quy định:

“Trường hợp đất ở đang sử dụng trước ngày 01/01/2012 thì hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế được xác định như sau:

b2) Trường hợp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã có quy định về hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở và diện tích đất ở trong Giấy chứng nhận được xác định theo hạn mức giao đất ở thì áp dụng hạn mức giao đất ở để làm căn cứ tính thuế. Trường hợp hạn mức giao đất ở đó thấp hơn hạn mức giao đất ở hiện hành thì áp dụng hạn mức giao đất ở hiện hành để làm căn cứ tính thuế;

Do vậy, đối với nhà có nguồn gốc mua theo các dự án xây dựng nhà ở để bán, cho thuê thì thực hiện như sau:

- Về người nộp thuế:

+ Đối với các căn hộ mà chủ đầu tư dự án đã chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân thì người nhận chuyển nhượng là người nộp thuế. Trường hợp người nhận chuyển nhượng không sử dụng mà cho tổ chức, cá nhân khác thuê theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng; Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận thì người nhận chuyển nhượng là người nộp thuế.

+ Đối với các căn hộ mà chủ đầu tư chưa chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác thì chủ đầu tư là người nộp thuế; Trường hợp chủ đầu tư cho các tổ chức, cá nhân khác thuê theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng; Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận thì chủ đầu tư là người nộp thuế.

- Về giá đất, diện tích đất tính thuế và thuế suất:

+ Đối với trường hợp người nộp thuế là các chủ đầu tư dự án: diện tích đất tính thuế là toàn bộ diện tích đất thuộc diện chịu thuế của tòa nhà (kể cả tầng hầm) mà chủ đầu tư chưa chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. Giá đất theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 153/2011/TT-BTC, Thuế suất là 0,03%.

+ Đối với trường hợp người nộp thuế là các hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng: diện tích đất tính thuế xác định theo quy định tại tiết a điểm 1.3 Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 153/2011/TT-BTC; Giá đất tính thuế là giá đất ở do UBND cấp tỉnh quy định tương ứng với vị trí; Thuế suất theo tỷ lệ tương ứng với diện tích đất chịu thuế .

Trường hợp diện tích sử dụng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cao hơn hạn mức giao đất ở hiện hành thì hạn mức làm căn cứ tính thuế là hạn mức giao đất ở hiện hành.

Xem nội dung VB
Điều 5. Diện tích đất tính thuế:

Diện tích đất tính thuế là diện tích đất phi nông nghiệp thực tế sử dụng.

1. Đất ở, bao gồm cả trường hợp đất ở sử dụng vào mục đích kinh doanh.
...
1.4. Hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế.
...
b) Trường hợp đất ở đang sử dụng trước ngày 01/01/2012 thì hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế được xác định như sau:
...
b2) Trường hợp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã có quy định về hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở và diện tích đất ở trong Giấy chứng nhận được xác định theo hạn mức giao đất ở thì áp dụng hạn mức giao đất ở để làm căn cứ tính thuế. Trường hợp hạn mức giao đất ở đó thấp hơn hạn mức giao đất ở hiện hành thì áp dụng hạn mức giao đất ở hiện hành để làm căn cứ tính thuế;
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 1 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 2 và Điểm 3 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh từ các Cục Thuế địa phương về một số nội dung chưa được quy định rõ tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN). Để thống nhất trong cách hiểu và thực hiện chính sách thuế SDĐPNN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề như sau:

I. Về một số nội dung tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC.
...
2- Đối với nhà đất của các hộ gia đình cá nhân tại các khu tập thể, chung cư cũ.

- Tại tiết c điểm 1.4 Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 153/2011/TT-BTC quy định:

“c) Trường hợp gặp khó khăn khi xác định diện tích đất xây dựng đối với nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở, nhà chung cư thì Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh xem xét, xử lý từng trường hợp cụ thể phù hợp với thực tế tại địa phương” .

- Tại Khoản 2, tiết 3.1 Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 45/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn xác định diện tích đất sử dụng không đúng mục đích, diện tích đất lấn, chiếm, diện tích đất chưa sử dụng theo đúng quy định để tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định:

“2. Đất lấn quy định tại khoản 7 Điều 7 của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là phần diện tích đất tăng thêm đang sử dụng vào mục đích chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, có nguồn gốc do người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới, ranh giới sang đất đã có chủ sử dụng hợp pháp hay sang đất do Nhà nước quản lý mà không được chủ sử dụng đất cho phép hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Trường hợp diện tích thửa đất sau khi đo đạc lại có thay đổi tăng so với giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, nhưng không thay đổi mốc giới, ranh giới thửa đất thì phần diện tích tăng thêm không xác định là đất lấn.

3. Đất chiếm quy định tại khoản 7 Điều 7 của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là đất đang sử dụng vào mục đích chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, có nguồn gốc thuộc một trong các trường hợp sau:

3.1. Đất chiếm là đất do người đang sử dụng đất tự bao chiếm đất của Nhà nước quản lý hoặc bao chiếm đất đã có chủ sử dụng hợp pháp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hay chủ sử dụng đất cho phép”.

Do vậy, đối với nhà ở của các hộ gia đình, cá nhân tại các khu tập thể, chung cư cũ thì thực hiện như sau:

- Cục Thuế báo cáo UBND cấp tỉnh để chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng, ban hành quy định về cách xác định diện tích, hệ số phân bổ đối với nhà ở, đất ở của các hộ gia đình, cá nhân tại các khu tập thể, chung cư cũ.

- Đối với trường hợp các hộ gia đình, cá nhân tự cơi nới, lấn chiếm đất, không gian sử dụng chung thì: Nếu các hộ gia đình, cá nhân tại tầng 1 lấn chiếm đất chung để sử dụng và các hộ gia đình, cá nhân ở các tầng trên cũng tận dụng diện tích đó để cơi nới, sử dụng thì các hộ gia đình cá nhân từ tầng 1 và các tầng trên phải nộp thuế đối với diện tích này theo thuế suất áp dụng đối với đất lấn chiếm; Trường hợp chỉ có các hộ gia đình, cá nhân sống tại tầng trên lấn chiếm không gian để mở rộng diện tích sử dụng thì không thu thuế đối với diện tích này.

3. Về việc áp dụng hạn mức đất làm căn cứ tính thuế đối đất chưa có Giấy chứng nhận

- Tại tiết b2 điểm 1.4 Khoản 1 Điều 5 quy định:

“ b4) Trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì không áp dụng hạn mức. Toàn bộ diện tích đất ở tính thuế của người nộp thuế áp dụng theo thuế suất đối với diện tích đất trong hạn mức.

Trường hợp này, đất đang sử dụng phải là đất ở theo quy định tại Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành”

- Tại tiết c điểm 1.4 Khoản 1 Điều 5 quy định:

“ Trường hợp thay đổi người nộp thuế thì hạn mức đất ở tính thuế là hạn mức giao đất ở hiện hành do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và được áp dụng kể từ năm tính thuế tiếp theo, trừ trường hợp thay đổi người nộp thuế do nhận thừa kế, biếu, tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau thì hạn mức đất ở tính thuế được thực hiện theo hạn mức đất ở quy định và áp dụng đối với người chuyển quyền”.

Do đó:

- Đối với trường hợp đất đang sử dụng nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận thuộc diện áp dụng thuế suất đối với đất trong hạn mức phải là đất ở phù hợp với quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các trường hợp khác, cơ quan thuế căn cứ xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định để xác định số thuế phải nộp.

- Đối với trường hợp nhiều hộ gia đình đang sử dụng trên cùng một thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận (do thừa kế, chuyển nhượng), nhưng từng hộ gia đình đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất thực tế sử dụng của mình thì từng hộ gia đình phải thực hiện khai thuế, nộp thuế đối với diện tích đất thực tế sử dụng. Hạn mức đất ở áp dụng như sau:

+ Đối với trường hợp đất có nguồn gốc là thừa kế, biếu, tặng giữa người đang sử dụng đất và người có tên trên Giấy chứng nhận thuộc một trong các trường hợp: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau thì áp dụng hạn mức đã quy định đối với người có tên trên Giấy chứng nhận;

+ Đối với trường hợp đất có nguồn gốc là nhận chuyển nhượng hoặc quan hệ giữa người đang sử dụng đất và người có tên trên Giấy chứng nhận không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì áp dụng hạn mức giao đất ở hiện hành do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Ví dụ: Ông M có 2000m2 đất đã được cấp Giấy chứng nhận, hiện thửa đất này đang được 6 hộ gia đình sử dụng, trong đó: 4 gia đình là con đẻ của Ông M, 2 gia đình khác mua đất của ông M, 6 hộ gia đình này chưa được cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất đang sử dụng. Trường hợp này, cả 6 hộ gia đình phải khai thuế SDĐPNN đối với diện tích đất đang sử dụng, hạn mức tính thuế áp dụng như sau:

- 4 hộ gia đình là 4 người con của Ông M áp dụng hạn mức đã cấp đối với thửa đất của Ông M;

- 2 hộ gia đình còn lại áp dụng hạn mức giao đất ở hiện hành do UBND cấp tỉnh quy định.

Xem nội dung VB
Điều 5. Diện tích đất tính thuế:

Diện tích đất tính thuế là diện tích đất phi nông nghiệp thực tế sử dụng.

1. Đất ở, bao gồm cả trường hợp đất ở sử dụng vào mục đích kinh doanh.
...
1.4. Hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế.
...
c) Trường hợp thay đổi người nộp thuế thì hạn mức đất ở tính thuế là hạn mức giao đất ở hiện hành do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và được áp dụng kể từ năm tính thuế tiếp theo, trừ trường hợp thay đổi người nộp thuế do nhận thừa kế, biếu, tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau thì hạn mức đất ở tính thuế được thực hiện theo hạn mức đất ở quy định và áp dụng đối với người chuyển quyền.
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 2 và Điểm 3 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 6 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh từ các Cục Thuế địa phương về một số nội dung chưa được quy định rõ tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN). Để thống nhất trong cách hiểu và thực hiện chính sách thuế SDĐPNN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề như sau:

I. Về một số nội dung tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC.
...
6. Về miễn giảm thuế.

- Tại Khoản 1 Điều 3 quy định: “Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 1 Thông tư này”.

- Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 9 về nguyên tắc miễn giảm thuế quy định:

“1. Miễn thuế, giảm thuế chỉ áp dụng trực tiếp đối với người nộp thuế và chỉ tính trên số tiền thuế theo quy định tại Luật Thuế SDĐPNN và hướng dẫn tại Thông tư này.

... 3. Trường hợp người nộp thuế được hưởng cả miễn thuế và giảm thuế đối với cùng một thửa đất thì được miễn thuế; Trường hợp người nộp thuế thuộc diện được giảm thuế theo hai (2) điều kiện trở lên quy định tại Điều 11 của Thông tư này thì được miễn thuế.

Trường hợp người nộp thuế thuộc diện được giảm 50% thuế và trong hộ gia đình có thêm một (01) thành viên trở lên thuộc diện được giảm 50% thuế thì hộ gia đình đó được miễn thuế. Các thành viên này phải có quan hệ gia đình với nhau là ông, bà, bố, mẹ, con, cháu và phải có tên trong hộ khẩu thường trú của gia đình”.

- Tại Khoản 5 Điều 10 quy định:

“5. Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sỹ; con của liệt sỹ đang được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn”;

- Tại Khoản 3 Điều 11 quy định:

“3. Đất ở trong hạn mức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sỹ không được hưởng trợ cấp hàng tháng”.

Căn cứ quy định trên, việc miễn giảm thuế thực hiện như sau:

Nếu người đứng tên khai thuế (chủ hộ) không thuộc diện được miễn giảm mà trong hộ gia đình đó có thành viên thuộc diện được miễn, giảm thuế theo quy đinh tại khoản 5 Điều 10, khoản 3 Điều 11 Thông tư số 153/2011/TT-BTC thì được hưởng chế độ miễn giảm theo quy định.

Trường hợp hộ gia đình có thành viên là thương binh thuộc diện được nhà nước nuôi dưỡng tại các Trung tâm điều dưỡng (hiện có thể sống hoặc không sống tại gia đình) nhưng không có tên trong hộ khẩu gia đình thì hộ gia đình đó cũng được miễn, giảm thuế theo quy định.

Các trường hợp nêu trên, thửa đất chịu thuế của hộ gia đình phải là đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thành viên thuộc diện được miễn giảm phải là người có quyền sử dụng đất hợp pháp đối với thửa đất đó.

Ví dụ: Ông A là thương binh nặng được nhà nước nuôi dưỡng, Ông A không có hộ khẩu tại gia đình, (Ông có thể sống tại Trung tâm điều dưỡng, hoặc sống tại gia đình) nhưng Ông A phải là thành viên của hộ gia đình, có quan hệ với chủ hộ là: chồng, con (có quyền sử dụng đất hợp pháp theo Điều 118 Bộ Luật Dân sự) thì đất ở của gia đình Ông cũng được áp dụng mức miễn, giảm theo quy định.

Xem nội dung VB
Điều 9. Nguyên tắc miễn, giảm thuế.

1. Miễn thuế, giảm thuế chỉ áp dụng trực tiếp đối với người nộp thuế và chỉ tính trên số tiền thuế theo quy định tại Luật Thuế SDĐPNN và hướng dẫn tại Thông tư này.
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 6 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 6 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh từ các Cục Thuế địa phương về một số nội dung chưa được quy định rõ tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN). Để thống nhất trong cách hiểu và thực hiện chính sách thuế SDĐPNN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề như sau:

I. Về một số nội dung tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC.
...
6. Về miễn giảm thuế.

- Tại Khoản 1 Điều 3 quy định: “Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 1 Thông tư này”.

- Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 9 về nguyên tắc miễn giảm thuế quy định:

“1. Miễn thuế, giảm thuế chỉ áp dụng trực tiếp đối với người nộp thuế và chỉ tính trên số tiền thuế theo quy định tại Luật Thuế SDĐPNN và hướng dẫn tại Thông tư này.

... 3. Trường hợp người nộp thuế được hưởng cả miễn thuế và giảm thuế đối với cùng một thửa đất thì được miễn thuế; Trường hợp người nộp thuế thuộc diện được giảm thuế theo hai (2) điều kiện trở lên quy định tại Điều 11 của Thông tư này thì được miễn thuế.

Trường hợp người nộp thuế thuộc diện được giảm 50% thuế và trong hộ gia đình có thêm một (01) thành viên trở lên thuộc diện được giảm 50% thuế thì hộ gia đình đó được miễn thuế. Các thành viên này phải có quan hệ gia đình với nhau là ông, bà, bố, mẹ, con, cháu và phải có tên trong hộ khẩu thường trú của gia đình”.

- Tại Khoản 5 Điều 10 quy định:

“5. Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sỹ; con của liệt sỹ đang được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn”;

- Tại Khoản 3 Điều 11 quy định:

“3. Đất ở trong hạn mức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sỹ không được hưởng trợ cấp hàng tháng”.

Căn cứ quy định trên, việc miễn giảm thuế thực hiện như sau:

Nếu người đứng tên khai thuế (chủ hộ) không thuộc diện được miễn giảm mà trong hộ gia đình đó có thành viên thuộc diện được miễn, giảm thuế theo quy đinh tại khoản 5 Điều 10, khoản 3 Điều 11 Thông tư số 153/2011/TT-BTC thì được hưởng chế độ miễn giảm theo quy định.

Trường hợp hộ gia đình có thành viên là thương binh thuộc diện được nhà nước nuôi dưỡng tại các Trung tâm điều dưỡng (hiện có thể sống hoặc không sống tại gia đình) nhưng không có tên trong hộ khẩu gia đình thì hộ gia đình đó cũng được miễn, giảm thuế theo quy định.

Các trường hợp nêu trên, thửa đất chịu thuế của hộ gia đình phải là đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thành viên thuộc diện được miễn giảm phải là người có quyền sử dụng đất hợp pháp đối với thửa đất đó.

Ví dụ: Ông A là thương binh nặng được nhà nước nuôi dưỡng, Ông A không có hộ khẩu tại gia đình, (Ông có thể sống tại Trung tâm điều dưỡng, hoặc sống tại gia đình) nhưng Ông A phải là thành viên của hộ gia đình, có quan hệ với chủ hộ là: chồng, con (có quyền sử dụng đất hợp pháp theo Điều 118 Bộ Luật Dân sự) thì đất ở của gia đình Ông cũng được áp dụng mức miễn, giảm theo quy định.

Xem nội dung VB
Điều 9. Nguyên tắc miễn, giảm thuế.
...
3. Trường hợp người nộp thuế được hưởng cả miễn thuế và giảm thuế đối với cùng một thửa đất thì được miễn thuế; Trường hợp người nộp thuế thuộc diện được giảm thuế theo hai (2) điều kiện trở lên quy định tại Điều 11 của Thông tư này thì được miễn thuế.

Trường hợp người nộp thuế thuộc diện được giảm 50% thuế và trong hộ gia đình có thêm một (01) thành viên trở lên thuộc diện được giảm 50% thuế thì hộ gia đình đó được miễn thuế. Các thành viên này phải có quan hệ gia đình với nhau là ông, bà, bố, mẹ, con, cháu và phải có tên trong hộ khẩu thường trú của gia đình.
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 6 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 6 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh từ các Cục Thuế địa phương về một số nội dung chưa được quy định rõ tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN). Để thống nhất trong cách hiểu và thực hiện chính sách thuế SDĐPNN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề như sau:

I. Về một số nội dung tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC.
...
6. Về miễn giảm thuế.

- Tại Khoản 1 Điều 3 quy định: “Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 1 Thông tư này”.

- Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 9 về nguyên tắc miễn giảm thuế quy định:

“1. Miễn thuế, giảm thuế chỉ áp dụng trực tiếp đối với người nộp thuế và chỉ tính trên số tiền thuế theo quy định tại Luật Thuế SDĐPNN và hướng dẫn tại Thông tư này.

... 3. Trường hợp người nộp thuế được hưởng cả miễn thuế và giảm thuế đối với cùng một thửa đất thì được miễn thuế; Trường hợp người nộp thuế thuộc diện được giảm thuế theo hai (2) điều kiện trở lên quy định tại Điều 11 của Thông tư này thì được miễn thuế.

Trường hợp người nộp thuế thuộc diện được giảm 50% thuế và trong hộ gia đình có thêm một (01) thành viên trở lên thuộc diện được giảm 50% thuế thì hộ gia đình đó được miễn thuế. Các thành viên này phải có quan hệ gia đình với nhau là ông, bà, bố, mẹ, con, cháu và phải có tên trong hộ khẩu thường trú của gia đình”.

- Tại Khoản 5 Điều 10 quy định:

“5. Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sỹ; con của liệt sỹ đang được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn”;

- Tại Khoản 3 Điều 11 quy định:

“3. Đất ở trong hạn mức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sỹ không được hưởng trợ cấp hàng tháng”.

Căn cứ quy định trên, việc miễn giảm thuế thực hiện như sau:

Nếu người đứng tên khai thuế (chủ hộ) không thuộc diện được miễn giảm mà trong hộ gia đình đó có thành viên thuộc diện được miễn, giảm thuế theo quy đinh tại khoản 5 Điều 10, khoản 3 Điều 11 Thông tư số 153/2011/TT-BTC thì được hưởng chế độ miễn giảm theo quy định.

Trường hợp hộ gia đình có thành viên là thương binh thuộc diện được nhà nước nuôi dưỡng tại các Trung tâm điều dưỡng (hiện có thể sống hoặc không sống tại gia đình) nhưng không có tên trong hộ khẩu gia đình thì hộ gia đình đó cũng được miễn, giảm thuế theo quy định.

Các trường hợp nêu trên, thửa đất chịu thuế của hộ gia đình phải là đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thành viên thuộc diện được miễn giảm phải là người có quyền sử dụng đất hợp pháp đối với thửa đất đó.

Ví dụ: Ông A là thương binh nặng được nhà nước nuôi dưỡng, Ông A không có hộ khẩu tại gia đình, (Ông có thể sống tại Trung tâm điều dưỡng, hoặc sống tại gia đình) nhưng Ông A phải là thành viên của hộ gia đình, có quan hệ với chủ hộ là: chồng, con (có quyền sử dụng đất hợp pháp theo Điều 118 Bộ Luật Dân sự) thì đất ở của gia đình Ông cũng được áp dụng mức miễn, giảm theo quy định.

Xem nội dung VB
Điều 10. Miễn thuế.
...
5. Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sỹ; con của liệt sỹ đang được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 6 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 6 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh từ các Cục Thuế địa phương về một số nội dung chưa được quy định rõ tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN). Để thống nhất trong cách hiểu và thực hiện chính sách thuế SDĐPNN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề như sau:

I. Về một số nội dung tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC.
...
6. Về miễn giảm thuế.

- Tại Khoản 1 Điều 3 quy định: “Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 1 Thông tư này”.

- Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 9 về nguyên tắc miễn giảm thuế quy định:

“1. Miễn thuế, giảm thuế chỉ áp dụng trực tiếp đối với người nộp thuế và chỉ tính trên số tiền thuế theo quy định tại Luật Thuế SDĐPNN và hướng dẫn tại Thông tư này.

... 3. Trường hợp người nộp thuế được hưởng cả miễn thuế và giảm thuế đối với cùng một thửa đất thì được miễn thuế; Trường hợp người nộp thuế thuộc diện được giảm thuế theo hai (2) điều kiện trở lên quy định tại Điều 11 của Thông tư này thì được miễn thuế.

Trường hợp người nộp thuế thuộc diện được giảm 50% thuế và trong hộ gia đình có thêm một (01) thành viên trở lên thuộc diện được giảm 50% thuế thì hộ gia đình đó được miễn thuế. Các thành viên này phải có quan hệ gia đình với nhau là ông, bà, bố, mẹ, con, cháu và phải có tên trong hộ khẩu thường trú của gia đình”.

- Tại Khoản 5 Điều 10 quy định:

“5. Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sỹ; con của liệt sỹ đang được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn”;

- Tại Khoản 3 Điều 11 quy định:

“3. Đất ở trong hạn mức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sỹ không được hưởng trợ cấp hàng tháng”.

Căn cứ quy định trên, việc miễn giảm thuế thực hiện như sau:

Nếu người đứng tên khai thuế (chủ hộ) không thuộc diện được miễn giảm mà trong hộ gia đình đó có thành viên thuộc diện được miễn, giảm thuế theo quy đinh tại khoản 5 Điều 10, khoản 3 Điều 11 Thông tư số 153/2011/TT-BTC thì được hưởng chế độ miễn giảm theo quy định.

Trường hợp hộ gia đình có thành viên là thương binh thuộc diện được nhà nước nuôi dưỡng tại các Trung tâm điều dưỡng (hiện có thể sống hoặc không sống tại gia đình) nhưng không có tên trong hộ khẩu gia đình thì hộ gia đình đó cũng được miễn, giảm thuế theo quy định.

Các trường hợp nêu trên, thửa đất chịu thuế của hộ gia đình phải là đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thành viên thuộc diện được miễn giảm phải là người có quyền sử dụng đất hợp pháp đối với thửa đất đó.

Ví dụ: Ông A là thương binh nặng được nhà nước nuôi dưỡng, Ông A không có hộ khẩu tại gia đình, (Ông có thể sống tại Trung tâm điều dưỡng, hoặc sống tại gia đình) nhưng Ông A phải là thành viên của hộ gia đình, có quan hệ với chủ hộ là: chồng, con (có quyền sử dụng đất hợp pháp theo Điều 118 Bộ Luật Dân sự) thì đất ở của gia đình Ông cũng được áp dụng mức miễn, giảm theo quy định.

Xem nội dung VB
Điều 11. Giảm thuế

Giảm 50% số thuế phải nộp trong các trường hợp sau:
...
3. Đất ở trong hạn mức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sỹ không được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 6 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 3 và Điểm 5 Mục II Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh từ các Cục Thuế địa phương về một số nội dung chưa được quy định rõ tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN). Để thống nhất trong cách hiểu và thực hiện chính sách thuế SDĐPNN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề như sau:
...
3. Thu thuế.

Tại Khoản 3 Điều 19 hướng dẫn việc thực hiện thu thuế đối với kỳ tính thuế năm 2012 chậm nhất là ngày 31/12/2012. Đối với các Cục Thuế hoàn thành việc thu hồi Tờ khai, tính thuế sớm hơn thời hạn quy định thì được phép ban hành Thông báo thuế tới người nộp thuế. Việc thu thuế chỉ được thực hiện sau khi cơ quan Thuế đã lập sổ thuế, đã gửi Thông báo tới người nộp thuế.

Đối với trường hợp nhà đất vắng chủ (không xác định được người nộp thuế theo quy định) thì cơ quan thuế trực tiếp quản lý phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và chủ đầu tư dự án căn cứ dữ liệu về nhà đất đã có tại địa phương, gửi Thông báo thuế đồng thời lập sổ theo dõi riêng (không đưa vào số thuế của năm) để đôn đốc kê khai, làm cơ sở để truy thu số thuế phải nộp.
...
5. Về việc áp dụng quy định phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.

- Tại điểm 2.3 Khoản 2 Điều 16 Thông tư quy định:

“Trường hợp phát sinh các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế dẫn đến tăng, giảm số thuế phải nộp thì NNT phải kê khai bổ sung theo mẫu số 01/TK-SDDPNN hoặc mẫu số 02/TK-SDDPNN trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày phát sinh các yếu tố đó”.

- Tại Khoản 3 Điều 19 Thông tư quy định:

“3. Đối với kỳ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2012 thực hiện như sau:

3.1. Thời hạn thu hồi tờ khai: chậm nhất đến ngày 30/6/2012 cơ quan thuế phải hoàn thành việc thu hồi Tờ khai thuế của NNT”.

Do vậy, trong năm thuế 2012, cơ quan Thuế phải đôn đốc người nộp thuế hoàn thành việc khai thuế để thực hiện thu hồi Tờ khai đúng quy định; Việc phạt hành chính đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/TK – SDDPNN, mẫu số 02/TK-SDĐPNN của người nộp thuế không áp dụng cho năm thuế 2012. Kể từ năm thuế 2013, nếu phát sinh các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế dẫn đến tăng, giảm số thuế phải nộp mà người nộp thuế không thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo thời hạn nêu tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 153/2011/TT-BTC nêu trên thì bị xử phạt theo quy định hiện hành.

Xem nội dung VB
Điều 19. Hiệu lực thi hành
...
3. Đối với kỳ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2012 thực hiện như sau:

3.1. Thời hạn thu hồi tờ khai: chậm nhất đến ngày 30/6/2012 cơ quan thuế phải hoàn thành việc thu hồi Tờ khai thuế của NNT.

3.2. Thời hạn lập và gửi thông báo nộp thuế: chậm nhất đến ngày 30/9/2012 cơ quan thuế phải lập và gửi Thông báo nộp thuế đến NNT.

3.3. Thời hạn nộp thuế năm 2012: chậm nhất là ngày 31/12/2012.
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 3 và Điểm 5 Mục II Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 4 Mục II Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh từ các Cục Thuế địa phương về một số nội dung chưa được quy định rõ tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN). Để thống nhất trong cách hiểu và thực hiện chính sách thuế SDĐPNN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề như sau:
...
II. Về việc triển khai thực hiện
...
4. Về việc ban hành quyết định miễn giảm.

Tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư đã quy định: Cơ quan thuế phải ban hành quyết định miễn giảm thuế cho người nộp thuế theo kỳ tính thuế (năm).

Tại Khoản 1 Điều 16 và Khoản 3 Điều 17 Thông tư đã quy định người nộp thuế không phải khai thuế hàng năm (khai lại) nếu không phát sinh các yếu tố làm thay đổi số thuế phải nộp và được nộp thuế một lần cho toàn bộ thời kỳ ổn định (5 năm).

Do vậy, để giảm thủ tục hành chính cho cơ quan thuế và thuận lợi cho người nộp thuế, việc ban hành quyết định miễn giảm thuế thực hiện như sau:

Đối với các trường hợp trong thời kỳ ổn định (5 năm) mà không thay đối về số thuế phát sinh, số thuế được miễn giảm thì cơ quan thuế được ban hành quyết định miễn, giảm thuế cho cả thời kỳ ổn định đó.

Xem nội dung VB
Điều 12. Thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuế.

1. Cơ quan thuế trực tiếp quản lý căn cứ vào hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 15 Thông tư này để xác định số tiền thuế SDĐPNN được miễn, giảm và quyết định miễn, giảm thuế SDĐPNN cho người nộp thuế theo kỳ tính thuế.
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 4 Mục II Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 4 Mục II Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh từ các Cục Thuế địa phương về một số nội dung chưa được quy định rõ tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN). Để thống nhất trong cách hiểu và thực hiện chính sách thuế SDĐPNN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề như sau:
...
II. Về việc triển khai thực hiện
...
4. Về việc ban hành quyết định miễn giảm.

Tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư đã quy định: Cơ quan thuế phải ban hành quyết định miễn giảm thuế cho người nộp thuế theo kỳ tính thuế (năm).

Tại Khoản 1 Điều 16 và Khoản 3 Điều 17 Thông tư đã quy định người nộp thuế không phải khai thuế hàng năm (khai lại) nếu không phát sinh các yếu tố làm thay đổi số thuế phải nộp và được nộp thuế một lần cho toàn bộ thời kỳ ổn định (5 năm).

Do vậy, để giảm thủ tục hành chính cho cơ quan thuế và thuận lợi cho người nộp thuế, việc ban hành quyết định miễn giảm thuế thực hiện như sau:

Đối với các trường hợp trong thời kỳ ổn định (5 năm) mà không thay đối về số thuế phát sinh, số thuế được miễn giảm thì cơ quan thuế được ban hành quyết định miễn, giảm thuế cho cả thời kỳ ổn định đó.

Xem nội dung VB
Điều 16. Khai thuế

1. Nguyên tắc khai thuế:

1.1. NNT có trách nhiệm khai chính xác vào Tờ khai thuế các thông tin liên quan đến NNT như: tên, số CMT, mã số thuế, địa chỉ nhận thông báo thuế; Các thông tin liên quan đến thửa đất chịu thuế như diện tích, mục đích sử dụng. Nếu đất đã được cấp Giấy chứng nhận thì phải khai đầy đủ các thông tin trên Giấy chứng nhận như số, ngày cấp, số tờ bản đồ, diện tích đất, hạn mức (nếu có).

Đối với hồ sơ khai thuế đất ở của hộ gia đình, cá nhân, UBND cấp xã xác định các chỉ tiêu tại phần xác định của cơ quan chức năng trên tờ khai và chuyển cho Chi cục Thuế để làm căn cứ tính thuế.

Đối với hồ sơ khai thuế của tổ chức, trường hợp cần làm rõ một số chỉ tiêu liên quan làm căn cứ tính thuế theo đề nghị của cơ quan Thuế, cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xác nhận và gửi cơ quan Thuế.

1.2. Hàng năm, NNT không phải thực hiện khai lại nếu không có sự thay đổi về NNT và các yếu tố dẫn đến thay đổi số thuế phải nộp.

Trường hợp phát sinh các sự việc dẫn đến sự thay đổi về NNT thì NNT mới phải kê khai và nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Thông tư này trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát sinh các sự việc trên; Trường hợp phát sinh các yếu tố làm thay đổi số thuế phải nộp (trừ trường hợp thay đổi giá 1m2 đất tính thuế) thì NNT phải kê khai và nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát sinh các yếu tố làm thay đổi số thuế phải nộp.

1.3. Việc kê khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chỉ áp dụng đối với đất ở.

Người nộp thuế thuộc diện phải kê khai tổng hợp theo quy định tại Thông tư này thì phải thực hiện lập tờ khai tổng hợp và nộp tại Chi cục Thuế nơi NNT đã chọn và đăng ký.
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 4 Mục II Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 4 Mục II Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh từ các Cục Thuế địa phương về một số nội dung chưa được quy định rõ tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN). Để thống nhất trong cách hiểu và thực hiện chính sách thuế SDĐPNN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề như sau:
...
II. Về việc triển khai thực hiện
...
4. Về việc ban hành quyết định miễn giảm.

Tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư đã quy định: Cơ quan thuế phải ban hành quyết định miễn giảm thuế cho người nộp thuế theo kỳ tính thuế (năm).

Tại Khoản 1 Điều 16 và Khoản 3 Điều 17 Thông tư đã quy định người nộp thuế không phải khai thuế hàng năm (khai lại) nếu không phát sinh các yếu tố làm thay đổi số thuế phải nộp và được nộp thuế một lần cho toàn bộ thời kỳ ổn định (5 năm).

Do vậy, để giảm thủ tục hành chính cho cơ quan thuế và thuận lợi cho người nộp thuế, việc ban hành quyết định miễn giảm thuế thực hiện như sau:

Đối với các trường hợp trong thời kỳ ổn định (5 năm) mà không thay đối về số thuế phát sinh, số thuế được miễn giảm thì cơ quan thuế được ban hành quyết định miễn, giảm thuế cho cả thời kỳ ổn định đó.

Xem nội dung VB
Điều 17. Nộp thuế
...
3. Thời hạn nộp thuế.

3.1 Thời hạn nộp tiền thuế hàng năm chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm.

NNT được quyền lựa chọn nộp thuế một lần hoặc hai lần trong năm và phải hoàn thành nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Thời hạn nộp tiền chênh lệch theo xác định của NNT tại Tờ khai tổng hợp chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm sau.

3.2. Trường hợp trong chu kỳ ổn định 5 năm mà NNT đề nghị được nộp thuế một lần cho nhiều năm thì hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm đề nghị.

3.3 Đối với trường hợp phát sinh các sự việc dẫn đến sự thay đổi về NNT, người chuyển quyền sử dụng đất có trách nhiệm hoàn tất việc nộp thuế vào NSNN nơi có đất chịu thuế trước khi thực hiện các thủ tục pháp lý; Trường hợp thừa kế, nếu chưa hoàn tất việc nộp thuế vào NSNN thì người nhận thừa kế có trách nhiệm hoàn tất việc nộp thuế vào NSNN.
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 4 Mục II Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 5 Mục II Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh từ các Cục Thuế địa phương về một số nội dung chưa được quy định rõ tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN). Để thống nhất trong cách hiểu và thực hiện chính sách thuế SDĐPNN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề như sau:
...
5. Về việc áp dụng quy định phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.

- Tại điểm 2.3 Khoản 2 Điều 16 Thông tư quy định:

“Trường hợp phát sinh các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế dẫn đến tăng, giảm số thuế phải nộp thì NNT phải kê khai bổ sung theo mẫu số 01/TK-SDDPNN hoặc mẫu số 02/TK-SDDPNN trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày phát sinh các yếu tố đó”.

- Tại Khoản 3 Điều 19 Thông tư quy định:

“3. Đối với kỳ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2012 thực hiện như sau:

3.1. Thời hạn thu hồi tờ khai: chậm nhất đến ngày 30/6/2012 cơ quan thuế phải hoàn thành việc thu hồi Tờ khai thuế của NNT”.

Do vậy, trong năm thuế 2012, cơ quan Thuế phải đôn đốc người nộp thuế hoàn thành việc khai thuế để thực hiện thu hồi Tờ khai đúng quy định; Việc phạt hành chính đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/TK – SDDPNN, mẫu số 02/TK-SDĐPNN của người nộp thuế không áp dụng cho năm thuế 2012. Kể từ năm thuế 2013, nếu phát sinh các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế dẫn đến tăng, giảm số thuế phải nộp mà người nộp thuế không thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo thời hạn nêu tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 153/2011/TT-BTC nêu trên thì bị xử phạt theo quy định hiện hành.

Xem nội dung VB
Điều 16. Khai thuế
...
2. Khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể
...
2.3. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế:

a) Trường hợp phát sinh các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế dẫn đến tăng, giảm số thuế phải nộp thì NNT phải kê khai bổ sung theo mẫu số 01/TK- SDDPNN hoặc mẫu số 02/TK-SDDPNN trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày phát sinh các yếu tố đó.

b) Trường hợp phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì NNT được khai bổ sung.

Trường hợp đến sau ngày 31/3 năm sau mà người nộp thuế mới phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn thì được khai bổ sung (khai cho cả Tờ khai thuế năm và Tờ khai tổng hợp) trong năm đó.

Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào.

Trường hợp NNT là tổ chức thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế bổ sung phải trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở NNT.
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 5 Mục II Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 3 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh từ các Cục Thuế địa phương về một số nội dung chưa được quy định rõ tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN). Để thống nhất trong cách hiểu và thực hiện chính sách thuế SDĐPNN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề như sau:
...
3. Về việc áp dụng hạn mức đất làm căn cứ tính thuế đối đất chưa có Giấy chứng nhận

- Tại tiết b2 điểm 1.4 Khoản 1 Điều 5 quy định:

“ b4) Trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì không áp dụng hạn mức. Toàn bộ diện tích đất ở tính thuế của người nộp thuế áp dụng theo thuế suất đối với diện tích đất trong hạn mức.

Trường hợp này, đất đang sử dụng phải là đất ở theo quy định tại Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành”

- Tại tiết c điểm 1.4 Khoản 1 Điều 5 quy định:

“ Trường hợp thay đổi người nộp thuế thì hạn mức đất ở tính thuế là hạn mức giao đất ở hiện hành do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và được áp dụng kể từ năm tính thuế tiếp theo, trừ trường hợp thay đổi người nộp thuế do nhận thừa kế, biếu, tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau thì hạn mức đất ở tính thuế được thực hiện theo hạn mức đất ở quy định và áp dụng đối với người chuyển quyền”.

Do đó:

- Đối với trường hợp đất đang sử dụng nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận thuộc diện áp dụng thuế suất đối với đất trong hạn mức phải là đất ở phù hợp với quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các trường hợp khác, cơ quan thuế căn cứ xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định để xác định số thuế phải nộp.

- Đối với trường hợp nhiều hộ gia đình đang sử dụng trên cùng một thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận (do thừa kế, chuyển nhượng), nhưng từng hộ gia đình đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất thực tế sử dụng của mình thì từng hộ gia đình phải thực hiện khai thuế, nộp thuế đối với diện tích đất thực tế sử dụng. Hạn mức đất ở áp dụng như sau:

+ Đối với trường hợp đất có nguồn gốc là thừa kế, biếu, tặng giữa người đang sử dụng đất và người có tên trên Giấy chứng nhận thuộc một trong các trường hợp: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau thì áp dụng hạn mức đã quy định đối với người có tên trên Giấy chứng nhận;

+ Đối với trường hợp đất có nguồn gốc là nhận chuyển nhượng hoặc quan hệ giữa người đang sử dụng đất và người có tên trên Giấy chứng nhận không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì áp dụng hạn mức giao đất ở hiện hành do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Ví dụ: Ông M có 2000m2 đất đã được cấp Giấy chứng nhận, hiện thửa đất này đang được 6 hộ gia đình sử dụng, trong đó: 4 gia đình là con đẻ của Ông M, 2 gia đình khác mua đất của ông M, 6 hộ gia đình này chưa được cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất đang sử dụng. Trường hợp này, cả 6 hộ gia đình phải khai thuế SDĐPNN đối với diện tích đất đang sử dụng, hạn mức tính thuế áp dụng như sau:

- 4 hộ gia đình là 4 người con của Ông M áp dụng hạn mức đã cấp đối với thửa đất của Ông M;

- 2 hộ gia đình còn lại áp dụng hạn mức giao đất ở hiện hành do UBND cấp tỉnh quy định.

Xem nội dung VB
Điều 5. Diện tích đất tính thuế:

Diện tích đất tính thuế là diện tích đất phi nông nghiệp thực tế sử dụng.

1. Đất ở, bao gồm cả trường hợp đất ở sử dụng vào mục đích kinh doanh.
...
1.4. Hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế.
...
b) Trường hợp đất ở đang sử dụng trước ngày 01/01/2012 thì hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế được xác định như sau:
...
b4) Trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì không áp dụng hạn mức. Toàn bộ diện tích đất ở tính thuế của người nộp thuế áp dụng theo thuế suất đối với diện tích đất trong hạn mức.

Trường hợp này, đất đang sử dụng phải là đất ở theo quy định tại Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Khi người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận thì hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế áp dụng theo nguyên tắc quy định tại các điểm b1, b2, b3 tiết 1.4 khoản này.
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 3 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 4 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh từ các Cục Thuế địa phương về một số nội dung chưa được quy định rõ tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN). Để thống nhất trong cách hiểu và thực hiện chính sách thuế SDĐPNN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề như sau:
...
4- Đối với đất được nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư trong các khu công nghiệp.

- Tại điểm 3.1 Khoản 3 Điều 3 Thông tư quy định:

“Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người được nhà nước giao đất, cho thuê đất là người nộp thuế”.

Do vậy, đối với đất trong khu công nghiệp, thì các đơn vị được nhà nước giao đất, cho thuê đất thuộc đối tượng phải kê khai, nộp thuế SDĐPNN. Trường hợp công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện cho thuê lại đất để thực hiện dự án đầu tư thì công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp phải kê khai, nộp thuế.

Xem nội dung VB
Điều 3. Người nộp thuế
...
3. Người nộp thuế (NNT) trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

3.1. Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người được nhà nước giao đất, cho thuê đất là người nộp thuế;
Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm 4 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Điều này được hướng dẫn bởi Điểm 5 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh từ các Cục Thuế địa phương về một số nội dung chưa được quy định rõ tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN). Để thống nhất trong cách hiểu và thực hiện chính sách thuế SDĐPNN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề như sau:
...
5- Về việc xác định giá đất tính thuế đối với thửa đất có nhiều vị trí khác nhau:

- Tại Điều 6 Thông tư số 153/2011/TT-BTC quy định: “Giá của 1 m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng của thửa đất tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày 01/01/2012.”

Do vậy, đối với trường hợp 01 thửa đất tính thuế có nhiều vị trí khác nhau mà người nộp thuế không khai hoặc khai không đủ (chính xác) vị trí thửa đất tính thuế thì cơ quan thuế căn cứ vào xác nhận của cơ quan chức năng tại bảng kê chi tiết được lập kèm theo Tờ khai thuế để áp giá đất tính thuế theo nguyên tắc:

- Trường hợp UBND cấp tỉnh đã quy định cụ thể cách xác định giá đất làm căn cứ tính thuế đối với thửa đất nằm trên nhiều vị trí khác nhau thì thực hiện theo quy định của UBND cấp tỉnh.

- Trường hợp UBND cấp tỉnh chưa có quy định thì cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương xác định giá đất để làm căn cứ tính thuế tương ứng với từng vị trí của thửa đất theo phương pháp bình quân gia quyền hoặc đề xuất phương pháp tính phù hợp với thực tế tại địa phương và báo cáo UBND cấp tỉnh quy định bổ sung.

Ví dụ: 01 thửa đất ở vị trí 1 (mặt đường) có chiều rộng 15m, chiều dài 70m. Đối chiếu với Bảng giá của UBND cấp tỉnh, trong đó đã quy định: giá 10tr/m2, khoảng cách so với mặt đường từ 0m- 19m : hệ số 1; từ 20m-49m: hệ số 0,7; từ 50m-99m: 0,5; từ 100m trở lên: 0,2. Hạn mức đất ở: 400m2 .

Như vậy, nếu áp dụng phương pháp bình quân gia quyền thì giá đất tính thuế sẽ là:
{(19m x 1) + ( 30m x 0,7) + ( 21m x 0,5)} / (70m x 15m) x 15m x 10 tr/m2 = 7,2tr đ/m2

Với quy định hạn mức đất là 400m2 thì thửa đất đó có diện tích 1050m2 sẽ có 650m2 đất phải chịu thuế suất vượt hạn mức.

Xem nội dung VB
Điều 6. Giá của 1 m2 đất tính thuế

Giá của 1 m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng của thửa đất tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày 01/01/2012.

1. Trường hợp trong chu kỳ ổn định có sự thay đổi về người nộp thuế hoặc phát sinh các yếu tố làm thay đổi giá của 1 m2 đất tính thuế thì không phải xác định lại giá của 1 m2 đất cho thời gian còn lại của chu kỳ.

2. Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hoặc từ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp sang đất ở trong chu kỳ ổn định thì giá của 1m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm được giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và được ổn định trong thời gian còn lại của chu kỳ.

3. Trường hợp đất sử dụng không đúng mục đích hoặc lấn, chiếm thì giá của 1 m2 tính thuế là giá đất theo mục đích đang sử dụng do UBND cấp tỉnh quy định áp dụng tại địa phương.
Điều này được hướng dẫn bởi Điểm 5 Mục I Công văn 14452/BTC-TCT năm 2012 có hiệu lực từ ngày 23/10/2012