Đặt cọc mua đất: Cảnh báo 4 thủ đoạn lừa đảo thường gặp

Đặt cọc mua đất là bước quan trọng trong giao dịch mua bán đất, giúp cả hai bên giữ vững cam kết và giảm thiểu nguy cơ phá vỡ thỏa thuận. Tuy nhiên, trong quá trình đặt cọc, người mua cần cẩn trọng để tránh rơi vào các chiêu trò lừa đảo.

Nội dung chính

    Giới thiệu

    Giao dịch đất đai hiện đang là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn của nhiều người. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trường, không ít người mua đã rơi vào bẫy lừa đảo khi thực hiện đặt cọc mua đất. Dưới đây là bốn thủ đoạn lừa đảo phổ biến mà người mua cần cảnh giác để bảo vệ tài sản của mình.

    Đặt cọc mua đất: Cảnh báo 4 thủ đoạn lừa đảo thường gặp (Hình Internet)

    Đặt cọc nhưng không nhận được đất

    Một tình huống phổ biến là sau khi đạt được thỏa thuận mua bán đất, người mua đặt cọc một khoản tiền nhất định cho người bán. Tuy nhiên, đến thời điểm ký hợp đồng và nhận đất, người bán đột nhiên biến mất, không thể liên lạc được, hoặc tìm cách trì hoãn, không chịu thực hiện cam kết.

    Nguyên nhân chính là do người mua không tìm hiểu kỹ về mảnh đất cũng như thông tin về người bán trước khi tiến hành đặt cọc. Trong một số trường hợp, người mua vì tin tưởng với vào quan hệ quen biết với người bán nên không yêu cầu công chứng giấy tờ, chỉ thỏa thuận miệng, dẫn đến khó giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, thậm chí mất luôn khoản tiền đặt cọc.

    Đặt cọc nhưng không nhận được đất (Hình từ Internet)

    Lừa bán đất của người khác để lấy tiền cọc

    Thủ đoạn lừa bán đất này thường xảy ra khi người mua không gặp trực tiếp chủ đất mà chỉ làm việc qua trung gian. Kẻ lừa đảo sẽ đưa ra nhiều lý do để người mua tin rằng mảnh đất thuộc sở hữu của mình, hoặc đã mua đất nhưng việc chuyển nhượng chưa hoàn tất do một số lý do khách quan. Khi người mua tin tưởng và đặt cọc, họ mới phát hiện ra rằng mảnh đất thực sự thuộc về người khác và người bán chỉ là môi giới hoặc trung gian.

    Lừa bán đất của người khác để lấy tiền cọc (Hình từ Internet)

    Một thửa đất nhưng được lừa bán cho nhiều người

    Trong trường hợp này, mảnh đất có thật nhưng được rao bán với giá thấp hoặc kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn. Kẻ lừa đảo sử dụng các giấy tờ xác thực như sổ đỏ, sơ đồ quy hoạch để lấy lòng tin của người mua. Sau khi nhận tiền cọc từ một người, chúng tiếp tục lừa bán mảnh đất cho nhiều người khác rồi bỏ trốn cùng số tiền cọc.

    Một thửa đất nhưng được lừa bán cho nhiều người (Hình Internet)

    Mua bán qua việc đặt cọc chồng cọc

    Đây là thủ đoạn phổ biến trong các thời điểm hoặc khu vực có giá đất tăng cao, còn được gọi với tên là “lướt đất”. Người mua đầu tiên đặt cọc cho người bán, sau đó bán lại mảnh đất này cho người khác với giá cao hơn và tiếp tục nhận cọc. Quá trình này lặp đi lặp lại cho đến khi giá đất chững lại hoặc giảm đi. Nếu một trong những người mua phá vỡ thỏa thuận, toàn bộ các giao dịch cọc sau sẽ bị hủy bỏ. Trong trường hợp chủ sở hữu không muốn bán nữa và chấp nhận việc đền bù tiền cọc cho người mua thứ nhất thì chính bản thân người đó và những người sau cũng phải đền cọc tương tự như vậy, dẫn đến chuỗi lừa đảo lan rộng với nhiều người bị thiệt hại.

    Mua bán qua việc đặt cọc chồng cọc (Hình Internet)

    Nguyên nhân dẫn tới việc bị lừa khi đặt cọc mua đất

    Có nhiều nguyên nhân khiến người mua bị lừa khi đặt cọc mua đất, bao gồm:

    (1) Thiếu tìm hiểu kỹ càng

    Người mua chủ quan, không kiểm tra thông tin kỹ lưỡng về mảnh đất cũng như không nắm vững các quy định pháp lý liên quan đến giao dịch đất đai.

    (2) Sự tinh vi của kẻ lừa đảo

    Lợi dụng sự phát triển của công nghệ, kẻ gian có thể làm giả các giấy tờ như căn cước, sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để lừa đảo.

    (3) Quản lý lỏng lẻo từ cơ quan chức năng

    Ở một số địa phương, việc đấu giá đất không được giám sát chặt chẽ, tạo điều kiện cho các nhà đầu cơ móc nối với người tổ chức để giành quyền mua đất, gây khó khăn cho người dân.

    Làm thế nào để tránh bị lừa đảo khi đặt cọc mua đất?

    Để tránh bị lừa đảo khi đặt cọc mua đất trước các thủ đoạn lừa đảo, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

    (1) Tìm hiểu kỹ quy định pháp lý: Nắm rõ các quy định liên quan đến mua bán, trao đổi đất và các tài sản gắn liền với đất.

    (2) Kiểm tra thông tin về mảnh đất và người bán: Xác minh kỹ lưỡng thông tin chủ sở hữu, tình trạng pháp lý của mảnh đất trước khi tiến hành đặt cọc.

    (3) Tuân thủ quy định pháp luật: Đảm bảo mọi giao dịch được thực hiện đúng quy định, có công chứng, chứng thực để tránh rắc rối sau này.

    (4) Lựa chọn các công ty môi giới uy tín: Mua bán qua các đơn vị môi giới đáng tin cậy để giảm thiểu rủi ro.

    Làm thế nào để tránh bị lừa đảo khi đặt cọc mua đất? (Hình Internet)

    Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nâng cao cảnh giác, tránh được những rủi ro khi đặt cọc mua đất, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một mảnh đất để xây dựng hoặc đầu tư, hãy tham khảo các nguồn tin đáng tin cậy để đưa ra quyết định đúng đắn.

    5