BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
09/2001/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2001
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 09/2001/TT-BTC NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2001
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỂM VỀ CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP ĐIỀU HÀNH DỰ TOÁN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2001
Căn cứ Nghị quyết số
38/2000/QH10 ngày 28/11/2000 của Quốc hội Khóa X, kỳ họp thứ 8 về dự toán NSNN
năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 146/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ
về việc giao kế hoạch và dự toán NSNN năm 2001;
Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về chủ trương và biện pháp điều hành ngân
sách nhà nước năm 2001 như sau:
I/ PHÂN CẤP
NHIỆM VỤ THU, CHI NGÂN SÁCH:
1- Năm 2001 vẫn tiếp tục thực hiện
ổn định các nguồn thu, tỷ lệ điều tiết và nhiệm vụ chi giữa ngân sách Trung
ương và ngân sách địa phương như năm 2000, đồng thời điều chuyển từ ngân sách
Trung ương về ngân sách địa phương một số nhiệm vụ chi sau đây cho phù hợp với
yêu cầu quản lý của địa phương:
1.1- Chi đảm bảo hoạt động quản
lý Nhà nước của bộ máy dân số và kế hoạch hóa gia đình.
1.2- Chi hỗ trợ cho các đối tượng
tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng
trong chiến tranh ở Việt nam.
1.3- Chi một số chương trình mục
tiêu không xếp là chương trình mục tiêu Quốc gia:
(1)- Chương trình về thể dục thể
thao;
(2)- Chương trình phòng chống tội
phạm;
(3)- Chương trình phòng chống ma
tuý;
(4)- Chương trình phòng chống mại
dâm;
(5)- Chương trình bảo vệ và chăm
sóc trẻ em;
(6)- Mục tiêu nâng cấp trang thiết
bị y tế;
(7)- Chương trình hỗ trợ phát
triển thuỷ sản;
2- Tiếp tục thực hiện cơ chế để
lại một số nguồn thu để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương như năm 2000.
Riêng nguồn thu quảng cáo truyền
hình được sử dụng toàn bộ số thu theo phân cấp để đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa
chữa, mua sắm thiết bị cho đài truyền hình theo qui định tại thông tư số
03/2000/TT-BTC ngày 10/1/2000 của Bộ Tài chính.
Việc phân cấp, quản lý và báo
cáo tình hình sử dụng các nguồn thu trên được thực hiện theo quy định tại điểm
3 - Phần I - Thông tư số 06/2000/TT-BTC ngày 18/01/2000 của Bộ Tài chính.
3- Về thưởng vượt dự toán thu
cho ngân sách địa phương:
3.1- Đối với các khoản thu phân
chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương thực
hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 06/2000/TT-BTC ngày 18/1/2000 của Bộ
Tài chính và được hạch toán và quyết toán vào NSNN năm 2001.
3.2- Đối với khoản thu được thưởng
theo quy định của Luật NSNN:
- Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt
hàng sản xuất trong nước (không kể phần ngân sách địa phương đã được hưởng theo
phân cấp): Thưởng 100% số thu vượt dự toán do Thủ tướng Chính phủ giao.
- Đối với thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu: Số vượt thu dự toán Thủ tướng
Chính phủ giao từ 20 tỷ đồng trở xuống thưởng 100%, số vượt thu từ trên 20 tỷ đồng
thưởng thêm 50% số vượt thêm nhưng tổng số thưởng tối đa không vượt quá 50 tỷ đồng.
- Các khoản tiền thưởng nêu trên
được sử dụng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng,
đột xuất phát sinh ở địa phương. Tiền thưởng vượt thu được hạch toán và quyết
toán vào NSNN năm 2002.
3.3- Việc đề nghị xét thưởng thực
hiện như quy định tại điểm 6.3 khoản 6 Phần IV - Thông tư số 103/1998/TT-BTC
ngày 18/07/1998 của Bộ Tài chính.
II/. PHÂN BỔ
DỰ TOÁN NSNN NĂM 2001 VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN:
1- Về phân bổ dự toán ngân sách
năm 2001:
Căn cứ mức thu, chi Thủ tướng
Chính phủ giao, các Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và Tổng cục Hải quan cần khẩn trương làm tốt công tác giao nhiệm vụ thu,
chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và cấp dưới chậm nhất trong tháng
2/2001.
1.1- Về thu: Số thu Thủ tướng
Chính phủ giao là mức tối thiểu. Để đảm bảo thực hiện vượt mức thu ngay từ đầu
năm, các địa phương, các ngành cần có chỉ tiêu phấn đấu cao hơn (tối thiểu tăng
5% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao).
1.2- Về chi:
- Sắp xếp hợp lý các nhiệm vụ
chi, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho đầu tư phát triển, nhất là vốn đối ứng, vốn
chuẩn bị đầu tư, vốn khắc phục hậu quả thiên tai; chi sự nghiệp kinh tế, nhất
là chi cho các dự án về giống cây, giống con có năng suất và giá trị cao, phát
triển du lịch, xúc tiến thương mại, chi cho công tác khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư,... Đảm bảo các khoản chi giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ,...
- Việc phân bổ dự toán cho từng
đơn vị sử dụng ngân sách phải đảm bảo chi tiết theo ít nhất 9 mục chi chủ yếu của
Mục lục Ngân sách nhà nước, gồm:
Mục 100 - Tiền lương.
Mục 102 - Phụ cấp lương.
Mục 103 - Học bổng học sinh,
sinh viên.
Mục 104 - Tiền thưởng.
Mục 110 - Vật tư văn phòng.
Mục 117 - Sửa chữa thường xuyên
TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng.
Mục 118 - Sửa chữa lớn tài sản cố
định phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng.
Mục 119 - Chi phí nghiệp vụ
chuyên môn của từng ngành.
Mục 145 - Mua sắm TSCĐ dùng cho
công tác chuyên môn.
Các mục chi còn lại không thuộc
các mục trên được ghi vào mục chi khác (mục 134).
- Thực hiện phân bổ các chương
trình mục tiêu từ năm 2001 đã được cân đối vào nhiệm vụ chi ngân sách địa
phương cho phù hợp với các lĩnh vực yêu cầu thực tế ở địa phương.
2- Chỉ đạo thực hiện:
2.1- Tập trung chỉ đạo các biện
pháp để tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích sản
xuất kinh doanh phát triển. Trên cơ sở đó tăng cường công tác quản lý thu ngay
từ đầu năm nhằm thu đúng, thu đủ các khoản thu theo quy định của Pháp luật, chống
thất thu, chống nợ đọng thuế. Phối hợp chặt chẽ các cơ quan để tổ chức tốt mọi
biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại. Đối với lĩnh vực thu ngoài quốc
doanh, rà soát lại các hộ kinh doanh, mức doanh thu tính thuế nhất là các hộ
kinh doanh lớn, kinh doanh đặc sản để xây dựng mức thu theo Luật đảm bảo kết quả
thu theo sát được tình hình phát triển sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực này.
2.2- Thực hiện nghiêm chỉnh các
chính sách miễn giảm thuế của Nhà nước để khuyến khích sản xuất và góp phần ổn
định đời sống nhân dân vũng lũ lụt, các hộ nghèo. Đặc biệt đối với các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long, cần khẩn trương xem xét để thực hiện miễn giảm thuế đối với
các hộ nông dân; các hộ sản xuất kinh doanh bị thiệt hại do lũ lụt năm 2000.
Trên cơ sở đó có báo cáo ngay về Bộ Tài chính trong tháng 1 để có cơ sở xem xét
hỗ trợ về số thực tế miễn giảm cho nông dân ảnh hưởng đến ngân sách.
2.3- Rà soát lại các biện pháp
thực hành tiết kiệm đã thực hiện ở Bộ, ngành và địa phương, từ đó có biện pháp
thực hiện tốt Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Đối với các địa
phương, trên cơ sở định mức phân bổ NSNN của Trung ương, cần xác định các định
mức chi ở địa phương theo từng đối tượng chi cho phù hợp với điều kiện đặc điểm
chi ở từng đơn vị, trên cơ sở đó thực hiện việc khoán chi (nhất là đối với các
đơn vị quản lý hành chính Nhà nước).
2.4- Thực hiện nghiêm túc chế độ
công khai NSNN ở tất cả các ngành, các cấp, các đơn vị ngay sau khi dự toán
ngân sách năm 2001 được giao và quyết toán ngân sách năm 2000 được phê chuẩn
theo quy định tại Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg ngày 20/11/1998 của Thủ tướng
Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, đồng thời tăng cường công
tác thanh tra kiểm tra nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai phạm đảm bảo nâng cao
hiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách.
III/. VỀ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NSNN:
1- Đối với các chương trình, mục
tiêu:
1.1- Các chương trình mục tiêu
Quốc gia: Năm 2001 Chính phủ đã có Quyết định đưa vào 6 chương trình mục tiêu
Quốc gia: chương trình xóa đói, giảm nghèo và việc làm (hợp nhất cả chương
trình 135, định canh định cư, xây dựng trung tâm cụm xã); chương trình dân số
và kế hoạch hoá gia đình; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn; chương trình phòng chống một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm và
HIV/AIDS; chương trình văn hóa; chương trình giáo dục - đào tạo. Việc cấp phát
các chương trình mục tiêu Quốc gia thực hiện theo phương thức trợ cấp có mục
tiêu (riêng phần vốn cho vay giải quyết việc làm sẽ thực hiện cấp qua Kho bạc
Nhà nước). Các địa phương có trách nhiệm sắp xếp lồng ghép giữa các chương
trình đảm bảo các mục tiêu của chương trình mục tiêu và phù hợp với thực tế của
địa phương. Riêng kinh phí Chương trình 135 các địa phương bố trí vốn đảm bảo tối
thiểu theo mức đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
1.2- Dự án 5 triệu ha rừng: cấp
phát trợ cấp có mục tiêu cho địa phương.
1.3- Chi trợ giá, trợ cước và vốn
dự bị động viên sẽ cấp bằng hình thức uỷ quyền cho các địa phương. Riêng chi trợ
giá sách báo sẽ cấp qua Tổng công ty phát hành sách.
1.4- Đối với các chương trình mục
tiêu được chuyển về ngân sách địa phương đã nêu tại điểm 1.3 - Mục 1 - Phần I
được tính chung trong tổng số bổ sung từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa
phương, từng chương trình mục tiêu này sẽ phản ánh theo lĩnh vực cụ thể sau:
chương trình về thể thao hạch toán vào chi sự nghiệp thể dục thể thao; chương
trình phòng chống tội phạm, chương trình phòng chống ma tuý, chương trình phòng
chống mại dâm và chương trình bảo vệ trẻ em hạch toán vào chi đảm bảo xã hội; mục
tiêu nâng cấp y tế hạch toán vào chi sự nghiệp y tế; chương trình hỗ trợ phát
triển thuỷ sản phân bổ đảm bảo tối thiểu theo mức Bộ Tài chính hướng dẫn và hạch
toán vào chi đầu tư xây dựng cơ bản.
1.5- Đối với chương trình mục
tiêu do các Bộ, ngành, Trung ương thực hiện Bộ Tài chính sẽ cấp phát trực tiếp
cho các Bộ để thực hiện và hạch toán như sau: chương trình truyền hình, chương
trình phát thanh hạch toán vào sự nghiệp phát thanh truyền hình; chương trình kế
hoạch hành động dinh dưỡng Quốc gia hạch toán vào sự nghiệp y tế.
2 - Đối với các đề tài, dự án
khoa học thuộc các chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước: Ban chủ nhiệm
chương trình (thuộc Bộ quản lý chương trình) phối hợp với Bộ Tài chính phân bổ
kinh phí của chương trình và trình Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, cơ quan
Trung ương. Trên cơ sở dự toán được giao, các Bộ, cơ quan Trung ương phân bổ và
giao dự toán cho các đơn vị nghiên cứu khoa học trực thuộc, đồng gửi Bộ Tài
chính, Ban chủ nhiệm chương trình làm căn cứ cấp phát và quản lý. Bộ Tài chính
thực hiện cấp phát trực tiếp kinh phí cho các đơn vị nghiên cứu khoa học. Việc
quyết toán kinh phí các đơn vị thực hiện quyết toán với Ban chủ nhiệm chương
trình, đồng gửi Bộ, cơ quan chủ quản để tổng hợp chung vào quyết toán của Bộ,
cơ quan Trung ương. Ban chủ nhiệm chương trình tổng hợp, quyết toán với Bộ Tài
chính.
3- Về quản lý chi XDCB, các Bộ,
các ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp cần thực hiện tốt các biện pháp nhằm khắc
phục những tồn tại của năm 2000. Cụ thể:
(1)- Rà soát lại danh mục các dự
án đầu tư, chỉ bố trí vốn cho những dự án có đầy đủ thủ tục, ưu tiên bố trí vốn
cho các dự án quan trọng, nhất là giao thông, thuỷ lợi, ... Khi bố trí vốn lưu
ý đối với các dự án có nguồn vốn từ 10 tỷ đồng trở lên chỉ thông báo 70% vốn,
sau 30/6/2001 nếu đảm bảo tiến độ sẽ phân bổ tiếp, trường hợp không đảm bảo tiến
độ sẽ điều chuyển cho các dự án khác. Cơ quan tài chính các cấp cần ưu tiên tạm
ứng cấp phát và thanh toán vốn cho các nhiệm vụ cần thiết, nhất là xây dựng tu
bổ các công trình đê điều, thuỷ lợi, khắc phục lũ lụt, cung cấp các giống cây
con có năng suất và giá trị cao đảm bảo sản xuất kịp thời vụ.
(2)- Trong quá trình điều hành cần
theo sát tiến độ thực hiện đảm bảo vốn theo kế hoạch. Những dự án không thực hiện
theo đúng tiến độ cần điều chỉnh chuyển vốn cho những dự án có tiến độ triển
khai nhanh nhằm tập trung hoàn thành đưa vào sử dụng sớm, chấm dứt tình trạng
kéo dài thời hạn thanh toán vốn. Năm 2001, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, số
tăng thu ngân sách Trung ương (nếu có) được sử dụng để giảm bội chi, thanh toán
nợ XDCB và bổ sung dự phòng ngân sách để giải quyết những vấn đề đột xuất phát
sinh trong năm. Không xử lý bổ sung vốn cho những dự án vượt dự toán và bổ sung
các nhiệm vụ chi XDCB ngoài kế hoạch.
4- Về cấp phát các khoản bổ sung
từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương, để giảm bớt thủ tục hành
chính, năm 2001, Bộ Tài chính sẽ thực hiện cấp số bổ sung cân đối ngân sách cho
các địa phương mỗi quý 2 lần:
+ Lần 1: cấp vào tháng đầu quý.
+ Lần 2: cấp vào tháng giữa quý.
5- Từ quý I/2001 các Bộ, ngành,
các cấp có kế hoạch tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Luật NSNN. Trên cơ sở đó đề
xuất những vấn đề và nội dung cần sửa chữa và bổ sung để hoàn thiện Luật NSNN.
IV/. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày ký. Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
căn cứ vào Thông tư này để tổ chức hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và các cấp
chính quyền địa phương thực hiện.