Thông tư 103/1998/TT-BTC hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 103/1998/TT-BTC
Ngày ban hành 18/07/1998
Ngày có hiệu lực 01/01/1999
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Phạm Văn Trọng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 103/1998/TT-BTC

Hà Nội , ngày 18 tháng 7 năm 1998

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 103/1998/TT-BTC NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN VIỆC PHÂN CẤP, LẬP, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20/3/1996 và Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ về phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà Nước;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998 và Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách nhà nước như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Ngân sách nhà nước nước Cộng hũa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một hệ thống thống nhất, bao gồm: Ngân sách Trung ương và Ngân sách các cấp chính quyền địa phương.

Ngân sách các cấp được phân định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi; nguồn thu, nhiệm vụ chi của Ngân sách các cấp được quy định theo Luật Ngân sách nhà nước, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ, Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ và khụng được thay đổi.

2. Ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu và số bổ sung của Ngân sách cấp trờn cho Ngân sách cấp dưới từ 3 - 5 năm, thời gian cụ thể của từng thời kỳ ổn định do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi giao dự toán Ngân sách nhà nước năm đầu của thời kỳ ổn định.

3. Dự toán Ngân sách nhà nước được lập và quyết định chi  tiết theo nguồn thu, nhiệm vụ chi của từng đơn vị cơ sở và theo đỳng Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành. Đối với các khoản thu Ngân sách của những đơn vị được giữ lại một phần để chi tiêu theo chế độ và các khoản thu sử dụng để chi cho các mục tiêu đã được xác định cũng phải lập dự toán đầy đủ và được cấp có thẩm quyền duyệt.

4. Việc điều chỉnh dự toán Ngân sách thực hiện theo thẩm quyền, quy trình quy định tại Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996, Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ và theo nguyờn tắc cấp nào quyết định thỡ cấp đó điều chỉnh.

5. Các tổ chức, cá nhân, kể cả các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trờn lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đỳng hạn các khoản thuế, phớ, lệ phớ và các khoản thu khác vào Ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

6. Cơ quan thu (Thuế Nhà nước, Hải quan, Tài chính và các cơ quan khác được Chính phủ cho phộp hoặc được Bộ Tài chính uỷ quyền) phối hợp với Kho bạc Nhà nước tổ chức quản lý, tập trung nguồn thu Ngân sách nhà nước, thường xuyờn kiểm tra, đối chiếu bảo đảm mọi nguồn thu Ngân sách phải được tập trung đầy đủ, kịp thời vào quỹ Ngân sách nhà nước.

7. Tất cả các khoản chi Ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán Ngân sách nhà nước được duyệt, đỳng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng Ngân sách chuẩn chi. Người chuẩn chi chịu trách nhiệm về quyết định của mỡnh, nếu chi sai phải bồi hoàn cho cụng quỹ.

8. Mọi khoản thu, chi Ngân sách nhà nước đều được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo đỳng niờn độ Ngân sách, cấp Ngân sách và Mục lục Ngân sách nhà nước. Các khoản thu, chi Ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày cụng lao động được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ hoặc giá hiện vật, ngày cụng lao động do cơ quan có thẩm quyền quy định để hạch toán thu Ngân sách nhà nước tại thời điểm phát sinh đỳng niờn độ Ngân sách.

9. Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu nộp Ngân sách nhà nước, sử dụng Ngân sách nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán việc thu nộp Ngân sách hoặc việc sử dụng kinh phớ theo đỳng quy định của chế độ kế toán nhà nước, Mục lục Ngân sách nhà nước và những quy định tại Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 và Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ cũng như các quy định tại Thông tư này.

10. Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn riờng về quản lý thu, chi đối với một số hoạt động đặc biệt thuộc lĩnh vực quốc phòng - an ninh; cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản; thu và sử dụng vốn vay nợ, viện trợ; các khoản thu, chi của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; thu, chi Ngân sách xã.

II- PHÂN CẤP QUẢN Lí NGÂN SÁCH

1. Phân cấp nhiệm vụ thu, chi: nguồn thu và nhiệm vụ chi của Ngân sách từng cấp như sau:

1.1. Nguồn thu của Ngân sách trung ương gồm:

1.1.1. Các khoản thu 100%:

a) Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;

b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

c) Thuế tiêu thụ đặc biệt, khụng kể thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước thu vào các mặt hàng bài lá, vàng mã, hàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ụ-kờ; kinh doanh gụn (golf): bán thẻ hội viên, vộ chơi gụn; kinh doanh ca-si-nụ (casino); trũ chơi bằng máy giắc-pút (jackpot); kinh doanh vộ đặt cược đua ngựa, đua xe;

d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;

Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành là phần thu nhập nộp Ngân sách từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị sau đây:

- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh điện của Tổng cụng ty Điện lực Việt Nam, các cụng ty điện lực I, II, III, Cụng ty điện lực thành phố Hà nội, Cụng ty điện lực thành phố Hồ Chớ Minh.

- Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Cụng thương Việt Nam, Ngân hàng Nụng nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nhà Đồng bằng sụng Cửu Long, Ngân hàng phục vụ người nghốo.

- Các hoạt động kinh doanh của Hãng hàng khụng Quốc gia Việt Nam.

- Các dịch vụ bưu chính viễn thông hạch toán tập trung của Tổng cụng ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.

- Hoạt động bảo hiểm của Tổng cụng ty Bảo hiểm Việt Nam.

[...]