Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 400/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án "Hiện đại hóa Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2025 và thời kỳ 2026-2030" trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 400/KH-UBND
Ngày ban hành 11/12/2023
Ngày có hiệu lực 11/12/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Quý Phương
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 400/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HIỆN ĐẠI HÓA NGÀNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN ĐẾN NĂM 2025 VÀ THỜI KỲ 2026-2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Thực hiện Quyết định số 1261/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hiện đại hóa Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2025 và thời kỳ 2026-2030”; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Hiện đại hóa Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2025 và thời kỳ 2026-2030” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 đạt trình độ khoa học công nghệ tiến tiến; có những bước phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, gắn với đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tăng cường quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn đối với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn của tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Xây dựng được nguồn nhân lực thực hiện công tác khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh chuyên nghiệp, có trình độ, chất lượng.

- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn.

- Nghiên cứu thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực khí tượng thủy văn.

- Hiện đại hóa công nghệ quan trắc khí tượng thủy văn.

- Đầu tư, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai, nhất là đối với mưa, bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển.

- Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn kịp thời, bảo đảm độ tin cậy.

- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu quan trắc, đo đạc, giám sát thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.

II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Cơ chế, chính sách về khí tượng thủy văn

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn; xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn.

- Tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách của Trung ương nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, quốc phòng, an ninh.

2. Công nghệ thông tin và chuyển đổi số

- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn.

- Phối hợp thực hiện đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin quản lý hoạt động khí tượng thủy văn của các Bộ, ngành, địa phương.

3. Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng

- Đầu tư, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai, nhất là đối với mưa, bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển.

- Đầu tư thiết bị, công nghệ quan trắc, thu thập và xử lý số liệu theo

hướng tự động đối với mạng lưới trạm khí tượng, trạm thủy văn.

- Tích hợp, lồng ghép giữa mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia với các trạm quan trắc chuyên dùng của địa phương, tổ chức, cá nhân trong công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai.

4. Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

[...]