Quyết định 89/TCHQ-QĐ năm 1994 về bản Quy định thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu được phép chuyển tiếp do Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải Quan ban hành
Số hiệu | 89/TCHQ-QĐ |
Ngày ban hành | 02/08/1994 |
Ngày có hiệu lực | 02/08/1994 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Người ký | Phan Văn Dĩnh |
Lĩnh vực | Thương mại,Xuất nhập khẩu |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/TCHQ-QĐ |
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 1994 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU ĐƯỢC PHÉP CHUYỂN TIẾP
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Điều 12, Điều 17 Pháp
lệnh Hải quan ngày 20-2-1990
Căn cứ Điều 3, Điều 4 Bản quy định thủ tục hải quan và lệ phí hải quan ban
hành kèm theo Nghị định số 171/HĐBT ngày 27-5-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Chính phủ).
Căn cứ Nghị định 16-CP ngày 7-3-1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và
tổ chức của bộ máy Tổng cục Hải quan.
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục giám sát - quản lý về Hải quan.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
|
Phan Văn Dĩnh (Đã ký) |
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU ĐƯỢC PHÉP CHUYỂN
TIẾP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 89/TCHQ-QĐ ngày 02 tháng 08 năm 1994 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Hải quan)
1. Hàng hoá nhập khẩu được phép chuyển tiếp trong bản quy định này là hàng hoá kinh doanh đã có giấy phép nhập khẩu nhưng chưa làm xong thủ tục hải quan tại Hải quan tỉnh, thành phố có cửa khẩu nhập khẩu, mà chuyển tiếp đến hải quan tỉnh, thành phố khác để kiểm tra thu thuế và kết thúc thủ tục hải quan.
2. Hải quan tỉnh, thành phố ngoài địa phương có cửa khẩu nhập chỉ được phép chấp nhận đăng ký, làm thủ tục cho các đơn vị kinh doanh xuất, nhập khẩu của các cơ quan Trung ương và của tỉnh, thành phố với điều kiện sau:
- Có trụ sở đóng tại địa bàn cùng Hải quan tỉnh, thành phố.
- Có trụ sở đóng tại các tỉnh, thành phố lân cận không có tổ chức Hải quan.
- Đã đăng ký và được Hải quan cấp tỉnh, thành phố công nhận địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài khu vực cửa khẩu.
3. Hải quan tỉnh, thành phố ngoài địa phương có cửa khẩu nhập không được tổ chức việc kiểm tra hàng hoá tại tỉnh, thành phố có cửa khẩu nhập và cũng không được tổ chức kiểm tra hàng hoá của các công ty, đơn vị thuộc tỉnh, thành phố có tổ chức Hải quan.
4. Việc vận chuyển hàng hoá được phép chuyển tiếp về Hải quan tỉnh, thành phố ngoài địa phương có cửa khẩu nhập phải được thực hiện theo phương thức container, thùng, kiện hàng có niêm phong hải quan hoặc có nhân viên Hải quan áp tải.
5. Hàng nhập khẩu được phép chuyển tiếp phải đi đúng tuyến đường, đúng thời gian, về đúng địa điểm đã được cấp giấy phép công nhận địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài khu vực cửa khẩu.
II. THỦ TỤC HÀNG NHẬP KHẨU CHUYỂN TIẾP
1. Trách nhiệm chủ hàng: Phải khai báo và nộp bộ hồ sơ cho Hải quan:
a) Việc khai báo là cơ sở pháp lý để Hải quan căn cứ tiến hành quyết định làm thủ tục, do đó người khai hàng phải là chủ sở hữu lô hàng nhập khẩu hoặc người được chủ hàng uỷ nhiệm, có đủ tư cách pháp lý và chịu trách nhiệm bằng văn bản, có đủ tư cách pháp lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai báo của mình.
Khai báo phải đầy đủ, chính xác các cột, mục, phần dành cho chủ hàng trên nội dung tờ khai như:
- Tên hàng, mã hàng theo đúng quy định của biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Số lượng, trọng lượng, đơn giá, giá thanh toán theo hợp đồng đã được Bộ Thương mại xác nhận.