Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 4051/QĐ-BCT năm 2016 phê duyệt "Quy hoạch hệ thống kho hàng hóa phục vụ phát triển công nghiệp chế biến Vùng kinh tế trọng điểm Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến 2025, tầm nhìn 2035" do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu 4051/QĐ-BCT
Ngày ban hành 10/10/2016
Ngày có hiệu lực 10/10/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Trần Tuấn Anh
Lĩnh vực Thương mại

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4051/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH HỆ THỐNG KHO HÀNG HÓA PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035”

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long;

Căn cứ Quyết định số 5186/QĐ-BCT ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt đề cương, dự toán “Quy hoạch hệ thống kho hàng hóa phục vụ phát triển công nghiệp chế biến Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch hệ thống kho hàng hóa phục vụ phát triển công nghiệp chế biến Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển hệ thống kho hàng hóa trở thành một trong các cơ sở hạ tầng thương mại nòng cốt phục vụ ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và xuất khẩu tại Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long; số lượng, loại hình, quy mô và công năng kho hàng hóa do nhu cầu về sức chứa của các loại hàng hóa phục vụ ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu quyết định.

b) Phát triển hệ thống kho hàng hóa phục vụ ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu phải đồng bộ và tương thích với định hướng phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật của Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cu Long.

c) Phát triển hệ thống kho hàng hóa phục vụ ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu về công suất hay sức chứa đi đôi với phát triển về dịch vụ kho hàng hóa theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

d) Phát triển hệ thống kho hàng hóa phục vụ ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu dựa trên sự cân đối và tính khả thi trong từng thời kỳ giữa nhu cầu về kho hàng hóa và khả năng nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống kho hàng hóa của xã hội, bảo đảm khai thác kinh doanh kho hàng hóa đạt hiệu quả kinh tế cao và ổn định.

đ) Phát triển hệ thống kho hàng hóa đảm bảo tuân thủ các quy định riêng của từng khu vực và các quy định chung của Nhà nước về an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, đảm bảo an toàn, phòng chống buôn lậu, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cu Long.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển hệ thống kho hàng hóa đồng bộ cùng với tích hợp các dịch vụ logistics trọn gói, tng bước chuyên nghiệp và hiện đại, đáp ứng đầy đủ và thường xuyên nhu cầu tập kết, lưu giữ và bảo quản hàng hóa phục vụ công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và xuất khẩu tại Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

2.2. Mục tiêu cthể

a) Giai đoạn 2016-2020: Phát triển hệ thống kho hàng hóa đủ để đáp ứng 80% nhu cầu về quy mô (diện tích, sức chứa) phục vụ ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và xuất khẩu; cung cấp các dịch vụ quan trọng và cn thiết nhất trong quá trình tập kết, lưu giữ, chỉnh lý, bảo quản, đóng gói, kiểm tra và làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất, nhập khẩu; duy trì sự ổn định và tng bước nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp chế biến và hoạt động xuất nhập khẩu tại Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

b) Giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035: Phát triển hệ thống kho hàng hóa hoàn chỉnh và đồng bộ, đáp ứng được 100% nhu cầu về quy mô (diện tích, sức chứa) phục vụ ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và xuất khẩu; cung cấp trọn gói theo hướng tích hợp các dịch vụ logistics gắn với kho hàng hóa (trong tất cả các công đoạn của xuất nhập khẩu hàng hóa); thúc đy ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu tại Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh và bền vững.

3. Định hướng phát triển

a) Phát triển hệ thống kho hàng hóa hoàn chỉnh, bao gồm sự đồng bộ giữa kho hàng hóa thông thường với kho hàng hóa chuyên dụng (hệ thống kho lạnh, kho mát, kho cách ẩm, kho sấy...); đồng bộ giữa cung cấp hạ tầng kho hàng hóa với cung cấp các dịch vụ logistics gắn với kho; đồng bộ giữa phát triển hệ thống kho hàng hóa với nâng cao trình độ quản trị điều hành của doanh nghiệp kinh doanh khai thác kho theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp.

b) Phát triển hệ thống kho theo một trình tự ưu tiên, đầu tư hệ thống kho hàng hóa mang tm chiến lược, đồng thời bám sát sự vận động của nhu cầu cũng như khả năng, điều kiện thực tế tại Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

c) Định hướng phát triển theo địa bàn

- Tại các địa phương có quy mô phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm có triển vọng tăng trưởng cao, mang tính ổn định: Hình thành và phát triển các kho hàng hóa có sức chứa lớn, đa dạng về công năng tùy theo đặc tính thương phẩm và quy trình lưu thông của hàng hóa, tng bước liên kết và hợp nhất thành các khu, cụm kho tập trung, kiên cố, hiện đại và chuyên nghiệp, thỏa mãn cơ bản các nhu cầu về kho (cả sức chứa và dịch vụ) của hàng hóa, phục vụ tối đa cho tăng trưởng công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu của cộng đồng doanh nghiệp.

- Tại các khu vực có khối lượng hàng hóa không lớn và thiếu tính ổn định: Xây dựng các kho nhỏ và vừa, bán kiên cố, năng động và linh hoạt về công năng và mục đích sử dụng, phục vụ chủ yếu cho hoạt động của các thương nhân nhỏ lẻ.

[...]