Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 270/QĐ-UBND về Chương trình trọng tâm công tác tư pháp năm 2020 của tỉnh Hưng Yên

Số hiệu 270/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/02/2020
Ngày có hiệu lực 10/02/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Đặng Ngọc Quỳnh
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 270/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 10 tháng 02 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2020 CỦA TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 71/TTr-STP ngày 31/01/2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình trọng tâm công tác tư pháp năm 2020 của tỉnh Hưng Yên.

Điều 2. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Chương trình này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Đặng Ngọc Quỳnh

 

CHƯƠNG TRÌNH

CÔNG TÁC TRỌNG TÂM TƯ PHÁP NĂM 2020 CỦA TỈNH HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 10/02/2020 của UBND tỉnh Hưng Yên)

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020; phương hướng nhiệm vụ, giải pháp công tác tư pháp năm 2020 của Bộ Tư pháp. UBND tỉnh ban hành Chương trình trọng tâm công tác tư pháp năm 2020 với những nội dung sau:

I. PHƯƠNG HƯỚNG

1. Bám sát các chủ trương của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Tư pháp, nhất là kết luận, chỉ đạo liên quan đến kết quả tổng kết thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW, Chỉ thị số 32-CT/TW, Chỉ thị số 33- CT/TW, Chỉ thị số 39- CT/TW để thể chế hóa kịp thời, tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả.

2. Tập trung rà soát, xác định những quy định pháp luật của tỉnh còn chồng chéo, mâu thuẫn, không còn phù hợp, cản trở sự phát triển để đề xuất sửa đổi kịp thời; chủ động nắm bắt, kịp thời phản ứng chính sách đối với những vấn đề pháp lý đặt ra từ thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của địa phương; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng văn bản QPPL, gắn với tổ chức thi hành đúng và nghiêm văn bản QPPL; đề cao ý thức chấp hành pháp luật và thượng tôn pháp luật.

3. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp và pháp chế; giúp Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong hội nhập quốc tế, đàm phán, ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, hợp đồng quốc tế, nhất là các tranh chấp quốc tế liên quan tới cơ quan nhà nước Việt Nam, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của Nhân dân.

4. Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp lại bộ máy cơ quan tư pháp các cấp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng và năng lực đội ngũ công chức, viên chức tư pháp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước, địa phương; nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

1.1. Tổ chức thực hiện tốt chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với kết quả tổng kết thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW, sơ kết thực hiện Hiến pháp 2013. Tập trung xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết được giao trong Luật và các văn bản dưới Luật tại địa phương.

1.2. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), trong đó chú trọng tới tính dự báo của chính sách, bảo đảm tính khả thi để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống. Kiểm soát chặt chẽ việc quy định thủ tục hành chính thông qua hoạt động thẩm định các đề nghị xây dựng và các dự thảo văn bản QPPL. Cập nhật thường xuyên, đầy đủ văn bản QPPL trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định tại Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ.

1.3. Thực hiện tốt công tác tự kiểm tra và kiểm tra văn bản QPPL theo thẩm quyền. Tăng cường việc đôn đốc, theo dõi việc xử lý các văn bản trái pháp luật; kiến nghị xử lý trách nhiệm khi ban hành, tham mưu ban hành văn bản trái pháp luật. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tốt việc thông tin, tuyên truyền để giúp nhân dân và dư luận xã hội hiểu đúng về kết quả kiểm tra văn bản QPPL, tránh gây tác động xã hội tiêu cực.

1.4. Trên cơ sở kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2014-2018, các sở, ngành địa phương khẩn trương thực hiện hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật.

2. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở

[...]