Quyết định 572/QĐ-UBND về Chương trình trọng tâm công tác tư pháp năm 2021 và định hướng công tác tư pháp nhiệm kỳ 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Số hiệu 572/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/02/2021
Ngày có hiệu lực 09/02/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Đặng Ngọc Quỳnh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 572/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 09 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2021 VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TƯ PHÁP NHIỆM KỲ 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyn địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 78/TTr-STP ngày 29/01/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình trọng tâm công tác tư pháp năm 2021 và định hướng công tác tư pháp nhiệm kỳ 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Điều 2. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Chương trình này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng sở, ban, ngành tnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Lãnh
đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CVNC
o.

TM. Y BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TR
C




Đặng Ngọc Quỳnh

 

CHƯƠNG TRÌNH

CÔNG TÁC TRỌNG TÂM TƯ PHÁP NĂM 2021 VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TƯ PHÁP NHIỆM KỲ 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CỦA TỈNH HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số
572/QĐ-UBND ngày 09/02/2021 của UBND tỉnh Hưng Yên)

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021; phương hướng nhiệm vụ, giải pháp công tác tư pháp năm 2021 của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh ban bành Chương trình trọng tâm công tác tư pháp năm 2021 và định hướng công tác tư pháp nhiệm kỳ 2021-2025 trên địa bàn tỉnh của tỉnh với những nội dung sau:

I. PHƯƠNG HƯỚNG

1. Tập trung quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khóa XIX; các Kết luận mới đây của Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến các lĩnh vực công tác của ngành Tư pháp. Chủ động tham gia ý kiến, xây dựng, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

2. Triển khai thi hành có hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL). Nâng cao chất lượng thẩm định đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản QPPL. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL để kịp thời phát hiện, xử lý quy định trái pháp luật, mâu thun, chồng chéo, không phù hợp với thực tin; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ngành, UBND cấp huyện thực hiện công tác rà soát vướng mắc, bất cập của hệ thống văn bản QPPL và việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL đã được thực hiện trong năm 2020.

3. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn 2018-2022 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh ban hành. Tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật, gn với công tác kiểm tra văn bản QPPL và kiểm soát thủ tục hành chính; tập trung vào các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, lĩnh vực được xác định là trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Đôn đốc các sở, ngành, UBND cấp huyện xây dựng để kịp thời ban hành hoặc trình ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh nhằm khắc phục triệt đtình trạng nợ ban hành văn bản QPPL, sớm đưa các luật, pháp lệnh vào cuộc sống. Tổ chức triển khai đng bộ, hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị s32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Tập trung tuyên truyền, ph biến pháp luật về bu cử đại biu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác này.

5. Triển khai hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại; Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng và Chỉ thị số 40/CT-TTg ngày 02/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động đấu giá tài sản. Tiếp tục tổ chức thi hành hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn, Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025; nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý và năng lực cho đội ngũ thực hiện trợ giúp pháp lý để góp phần bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động này.

6. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm. Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ của Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thng kê hộ tịch; ưu tiên tập trung nguồn lực khẩn trương hoàn thiện Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, sớm đi vào vận hành đồng bộ với Cơ sở dliệu quốc gia về dân cư.

7. Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động của các cơ quan tư pháp theo các Nghị định mới của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra và thực hành tiết kiệm, chng lãng phí, phòng, chng tham nhũng. Tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh, Ngành; xây dựng, nâng cấp, triển khai và duy trì các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng; nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến do Bộ, ngành Tư pháp cung cấp lên mức độ 3, 4 và thực hiện có hiệu quả việc cung cấp các dịch vụ này trên Cng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh.

II. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TƯ PHÁP NHIỆM KỲ 2021-2025

1. Phát huy vai trò quan trọng của ngành Tư pháp trong việc tham mưu xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật. Bảo đảm hệ thống văn bản QPPL của địa phương được đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, có hiệu lực, hiệu quả cao; lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là trung tâm, đáp ứng yêu cầu phát triển bn vng kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

2. Phối hợp thực hiện và triển khai có hiệu quả Luật về tổ chức thi hành pháp luật sau khi được ban hành; bảo đảm thượng tôn pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử phổ biến trong đời sống xã hội và trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), thực hiện hiệu quả chủ trương Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đi đối với xã hội hóa hoạt động PBGDPL. Kịp thời tham mưu ban hành các văn bản quy định pháp luật, sớm đưa các quy định pháp luật vào cuộc sống.

[...]