Quyết định 77/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2020

Số hiệu 77/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/02/2020
Ngày có hiệu lực 06/02/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Trần Ngọc Thực
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 77/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 06 tháng 02 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 86/QĐ-BTP ngày 17/01/2020 của Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động của Ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ;

Thực hiện Văn bản số 203/BTP-VP ngày 17/01/2020 của Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, công tác tư pháp năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 06/TTr-STP ngày 21 tháng 01 năm 2020 về việc phê duyệt Chương trình công tác tư pháp năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2020 (Có Chương trình kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy; báo cáo
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Như Điều 2; (thi hành)
- Lưu: VT, NC; (P.Hà)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Thực

 

CHƯƠNG TRÌNH

CÔNG TÁC TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 77/QĐ-UBND ngày 06/02/2020 của UBND tỉnh Tuyên Quang)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

Tổ chức thực hiện có hiệu quả, đầy đủ các nhiệm vụ công tác tư pháp đã được xác định trong Chương trình hành động của Ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ (ban hành kèm theo Quyết định số 86/QĐ-BTP ngày 17/01/2020 của Bộ Tư pháp); Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 16/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/20209 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020.

2. Yêu cầu

- Bám sát các nhiệm vụ của Sở Tư pháp, Ngành Tư pháp (sau đây viết tắt là Sở/Ngành Tư pháp) đã được giao trong Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, chương trình, kế hoạch của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2020 đã được xác định tại báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2020 của Bộ Tư pháp.

- Các nhiệm vụ được xác định có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình thực hiện và đảm bảo tính khả thi.

- Phân công trách nhiệm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị, địa phương, đồng thời tăng cường phối hợp trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

II. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC NĂM 2020

1. Bám sát các chủ trương của Đảng, của Quốc hội, Chính phủ, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở/Ngành tư pháp tỉnh Tuyên Quang, nhất là kết luận, chỉ đạo liên quan đến kết quả tổng kết, đánh giá thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/52005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật từ nay đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 ; Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 30/3/2009 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư,...v.v. để tham mưu thể chế hóa kịp thời, tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả.

2. Tập trung rà soát, xác định những quy định pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, không còn phù hợp, cản trở sự phát triển để đề xuất sửa đổi kịp thời. Chủ động nắm bắt, kịp thời phản ứng chính sách đối với những vấn đề đặt ra từ thực tiễn đời sống xã hội của địa phương. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, thẩm định, hoàn thiện pháp luật, gắn với tổ chức thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống.

3. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ngành tư pháp từ tỉnh đến cơ sở và tổ chức thực hiện công tác pháp chế.

4. Phát huy vai trò, hiệu quả tham gia của Sở/Ngành tư pháp trong việc xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật ở địa phương, nhằm bảo đảm hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của nhân dân.

[...]