Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 22/2014/QĐ-UBND về quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Số hiệu 22/2014/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/10/2014
Ngày có hiệu lực 23/10/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Lê Thanh Dũng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2014/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 13 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 386/TTr-SNN ngày 07 tháng 10 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị chức năng có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bạc Liêu tổ chức triển khai thực hiện nội dung Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bạc Liêu; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh có hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 

 

TM. UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Dũng

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích, đối tượng, phạm vi điều chỉnh

1. Quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nhằm cụ thể hóa một số nội dung của Luật Thủy sản, các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về thủy sản cho phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện cụ thể của tỉnh; đồng thời, quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên vùng biển Bạc Liêu và vùng nước nội địa thuộc địa bàn tỉnh Bạc Liêu, phát triển thủy sản theo hướng bền vững.

2. Quy định cụ thể về công tác quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; chính sách, biện pháp và nguồn lực trong quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

3. Quy định này áp dụng cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (kể cả cơ quan Trung ương, tổ chức, cá nhân nước ngoài) có liên quan đến các hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Điều 2. Nguyên tắc chung

1. Khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản phải kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên môi trường; đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các địa phương.

2. Khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đi đôi với tăng cường kiểm soát khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên và kiểm soát môi trường nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái tự nhiên các thủy vực.

3. Khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu dài, là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cộng đồng dân cư.

4. Phát triển khai thác thủy sản phải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước và của tỉnh; đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

[...]