Quyết định 1571/QĐ-UBND năm 2024 về Kế hoạch Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 tại tỉnh Vĩnh Long

Số hiệu 1571/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/08/2024
Ngày có hiệu lực 13/08/2024
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Nguyễn Văn Liệt
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1571/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 13 tháng 8 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN, TẬP TRUNG, BẢO ĐẢM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC GẮN VỚI CHẾ BIẾN VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ ĐẾN NĂM 2030 TẠI TỈNH VĨNH LONG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT, ngày 09/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 132/TTr-SNN&PTNT ngày 08/7/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 tại tỉnh Vĩnh Long.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát triển khai Kế hoạch Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả triển khai Kế hoạch.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- LĐVP. UBND tỉnh;
- Phòng KT-NV;
- Lưu VT.07.KTNV.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Liệt

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN, TẬP TRUNG, BẢO ĐẢM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC GẮN VỚI CHẾ BIẾN VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ ĐẾN NĂM 2030 TẠI TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành theo Quyết định số 1571/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

Căn cứ Quyết định số 1759/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 183/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Chương trình hành động phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Căn cứ Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 08/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Nhằm định hướng và đề ra giải pháp thúc đẩy phát triển vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rau trong nước và xuất khẩu, phát triển bền vững ngành hàng rau, an ninh lương thực, an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao sức khỏe cộng đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Kế hoạch Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 tại tỉnh Vĩnh Long với các nội dung như sau:

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH

Mục tiêu của kế hoạch thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1316/QĐ-UBND ngày 02/6/2021 của UBND tỉnh, xác định đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả, hướng đến phát triển bền vững. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, chất lượng và hiệu quả, giá trị gia tăng cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng diện tích màu, chú trọng tăng cường hướng dẫn và áp dụng an toàn thực phẩm trong sản xuất rau; thực hiện các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt đối với sản phẩm có đầu ra ổn định. Trong đó, tập trung thực hiện thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2030, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Nghị quyết số 45/2022/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 ban hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Nghị quyết đã quy định chính sách hỗ trợ về ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực trồng trọt, sử dụng phân hữu cơ, truy xuất nguồn gốc nông sản đối với cơ sở có sản xuất các nông sản trồng trọt chủ lực và tiềm năng của tỉnh (rau củ quả thực phẩm). Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 158/QĐ-UBND ngày 24/01/2023 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2030. Kế hoạch đã đưa ra yêu cầu về xây dựng vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn an toàn về chứng nhận hữu cơ và theo hướng GAP, an toàn thực phẩm. Trong đó, chỉ tiêu phấn đấu đến giai đoạn 2022-2025: diện tích sản xuất đạt chứng nhận hữu cơ 340 ha, theo hướng GAP, hữu cơ và an toàn thực phẩm 4.760 ha và giai đoạn 2026-2030: diện tích sản xuất đạt chứng nhận hữu cơ 670 ha, theo hướng GAP, hữu cơ và an toàn thực phẩm 8.660 ha (chiếm gần 20% tổng diện tích gieo trồng cây rau của tỉnh trong năm 2023). Hiện nay, diện tích cây màu (rau các loại, xà lách xoong, củ cải trắng,...) sản xuất đạt chứng nhận VietGAP là 123 ha, sản xuất áp dụng các quy trình thực hành nông nghiệp tốt là 1.388 ha.

Trên cơ sở đó, việc xây dựng kế hoạch định hướng phát triển, xác định các nội dung, giải pháp thực hiện để đáp ứng các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Đề án trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết nhằm góp phần xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững, có sức cạnh tranh cao; góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức triển khai hiệu quả Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030.

2. Yêu cầu

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ