Kế hoạch 152/KH-UBND năm 2024 phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2030

Số hiệu 152/KH-UBND
Ngày ban hành 19/04/2024
Ngày có hiệu lực 19/04/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Nguyễn Hồng Lĩnh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 152/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 19 tháng 4 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN, TẬP TRUNG, BẢO ĐẢM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC GẮN VỚI CHẾ BIẾN VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1748/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 về việc phê duyệt chiến lược Chiến lược Phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 1363/QĐ-TTg ngày 08/11/2022 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 908/SNN-TT&BVTV ngày 29/3/2024; biểu quyết thống nhất của Thành viên UBND tỉnh (thực hiện trên hệ thống điện tử TD và văn bản giấy), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2030, với các nội dung như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn tập trung gắn với truy xuất nguồn gốc trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương, vùng sinh thái; ứng dụng quy trình sản xuất tiên tiến để đạt năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, đa dạng chủng loại,… đáp ứng nhu cầu thị hiếu tiêu dùng.

- Ứng dụng khoa học công nghệ trong toàn bộ quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm rau chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có khả năng cạnh tranh cao.

- Hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa các khâu trong chuỗi từ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn; làm tốt công tác truy xuất nguồn gốc.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất, chế biến rau. Nhà nước tạo cơ chế, chính sách và đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật

2. Yêu cầu

Phát triển các vùng xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn Hà Tĩnh phù hợp với Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1363/QĐ-TTg.

II. Định hướng phát triển đến năm 2030

1. Định hướng diện tích sản xuất rau đến năm 2030

- Tổng diện tích sản xuất 13.830ha, năng suất 76,02 tạ/ha, sản lượng trên 105.000 tấn (Phụ lục 01 kèm theo).

- Diện tích vùng rau tập trung 758ha.

- Diện tích rau an toàn, đảm bảo truy xuất nguồn gốc 400ha.

2. Định hướng cơ cấu chủng loại rau

- Nhóm rau ăn lá (rau cải các loại, rau muống, mồng tơi…): diện tích 6.635ha, tập trung tại Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân, thành phố Hà Tĩnh, Kỳ Anh, Lộc Hà…

- Nhóm rau lấy quả (bí xanh, bầu, mướp, cà chua, dưa hấu,…): diện tích 5.835ha, tập trung tại Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Sơn, Lộc Hà…

- Nhóm rau lấy củ, rễ, thân (hành tăm, tỏi, khoai tây, củ cải, cà rốt, su hào,…): diện tích 1.360ha, tập trung tại Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Cẩm Xuyên…

(Phụ lục 02 kèm theo)

3. Định hướng phát triển các vùng sản xuất rau tập trung

Định hướng vùng sản xuất rau tập trung (bao gồm mở rộng các vùng truyền thống, các vùng ven thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp,…) 768ha, trong đó:

- Các vùng sản xuất hành tăm, kiệu 295ha, trong đó: Can Lộc 180ha (xã Thuần Thiện, Thiên Lộc, Vượng Lộc, Thượng Lộc); Đức Thọ 110ha (xã An Dũng, Tân Dân, Lâm Trung Thủy), Kỳ Anh 05ha (Kỳ Đồng),...

- Các vùng sản xuất rau củ quả các loại 443ha:

+ Vùng ven biển: 42ha, trong đó Thạch Hà 33ha (Thạch Văn, Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Khê), Cẩm Xuyên 09ha (Yên Hòa),...

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ