ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số:
1551/QĐ-UBND
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 4 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ THÀNH PHỐ
NĂM 2009
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 20 tháng 01 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng (khóa X); Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 23 tháng 11 năm 2007 của Ban Thường vụ
Thành ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa X) về phát triển kinh tế tập thể;
Căn cứ Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm (2006 – 2010).
Căn cứ Kế hoạch số 1250/KH-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2008 của Ủy ban nhân dân
thành phố về phát triển kinh tế tập thể các năm 2008 - 2010 thực hiện Chỉ thị
20-CT/TW ngày 02 tháng 01 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X);
Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể thành phố (Liên
minh Hợp tác xã thành phố) tại Tờ trình số 01/TTr-LM ngày 25 tháng 02 năm 2009
về việc ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể thành phố năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể thành phố
Hồ Chí Minh năm 2009 (kèm theo Quyết định này).
Điều 2.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
thành phố, Ban Chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể thành phố, Chủ tịch Liên minh
Hợp tác xã thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và Thủ trưởng các sở,
ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Văn phòng Thành ủy và các Ban Đảng;
- Thành viên BCĐ Phát triển KTTT thành phố;
- Các sở, ngành; Đoàn thể thành phố;
- Ban Chỉ đạo Phát triển KTTT các quận, huyện;
- Tổ Giúp việc BCĐ Phát triển KTTT thành phố;
- VPHĐ-UB: Các PVP; Các Phòng CV;
- Lưu:VT, (CNN/KH) H.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Trung Tín
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2009
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1551/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2009 của Ủy
ban nhân dân thành phố)
Năm 2009 là năm thứ tư thành phố
tổ chức thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế tập thể theo Quyết định
số 272/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch
phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2006 - 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố
(ban hành kèm theo Công văn số 2508/UBND-CNN ngày 19 tháng 4 năm 2006). Là năm
thứ hai triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 20 tháng 01 năm 2008 của
Ban Bí thư Trung ương khóa X; Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 23 tháng 11 năm 2007 của
Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW Hội nghị lần
thứ 5 Ban chấp hành Trung ương (khoá IX) về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và
nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”.
Thực hiện hướng dẫn của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2009 (Công văn số
3553/BKH-HTX ngày 24 tháng 5 năm 2007; Công văn số 1528/BKH-HTX ngày 07 tháng 3
năm 2008), Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập
thể năm 2009 gồm các mục tiêu, nội dung, giải pháp sau:
I. MỤC TIÊU,
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2009
1. Một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Tốc độ tăng trưởng đạt 9%; Thu
nhập bình quân một lao động trong các hợp tác xã (HTX) đạt 19.200.000 đồng/năm;
Chia lãi bình quân một xã viên hợp tác xã theo vốn góp 15%; Thu nhập bình quân
một thành viên tổ hợp tác đạt 17.000.000 đồng/năm.
- Thành lập mới 01 Liên hiệp
HTX, từ 30 đến 35 HTX. Mỗi quận, huyện thành lập mới ít nhất 01 HTX mới; Tổng số
xã viên đạt 60.000 người, trong đó xã viên mới là 1.000 người. Thành lập mới
300 tổ hợp tác (THT); Tổng số thành viên tổ hợp tác là 70.000 người, trong đó
có 6.000 thành viên mới.
- Bồi dưỡng kiến thức quản lý,
nghiệp vụ cho 1.000 cán bộ 3 chức danh của HTX; đào tạo mới 100 cán bộ quản lý
HTX có trình độ trung cấp. Phấn đấu đến năm 2010 cán bô quản lý HTX có trình độ
trung cấp trên 40%, đại học trên 10%.
2. Định hướng về phát triển:
2.1. Định hướng chung: Khuyến
khích thành lập các HTX mới theo Luật Hợp tác xã 2003 và các HTX cũ thu hút
thêm xã viên. Phát triển HTX cả về quy mô, số lượng, chất lượng, hoạt động đa
ngành, đa lĩnh vực và không giới hạn phạm vi, địa bàn hoạt động. Trong đó, năm
2009 - 2010, ưu tiên phát triển các HTX thương mại bán lẻ; Tổ hợp tác và HTX
nông nghiệp; các HTX dịch vụ nhà ở và vệ sinh môi trường.
Củng cố và nâng cao chất lượng
hoạt động HTX ở tất cả các ngành, các lĩnh vực. Hợp nhất và sáp nhập các hợp
tác xã nhỏ, lẻ nhằm nâng quy mô, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh; giải thể
các hợp tác xã kinh doanh không hiệu quả và không thực hiện đúng các nguyên tắc,
điều lệ và quy định của Luật Hợp tác xã.
2.2. Nhiệm vụ cụ thể: Giai đoạn
2006 - 2010, kinh tế tập thể thành phố được xác định phát triển theo cơ cấu:
thương mại - dịch vụ; vận tải; nông nghiệp; tiểu thủ công nghịêp, làng nghề.
Năm 2009, cần tập trung phát triển:
- Thương mại - dịch vụ: Tập
trung phát triển mạnh các HTX, cửa hàng của HTX thương mại bán lẻ. Trong đó, ưu
tiên phát triển các cửa hàng Coop (Coop mini), các siêu thị hợp tác xã (Coop Mart)
và chuỗi cửa hàng Coop Food tại các chung cư, khu dân cư, khu đô thị mới. Phấn
đấu đến năm 2010, hệ thống siêu thị Coop Mart phủ kín địa bàn 24 quận, huyện. Đẩy
mạnh việc củng cố, nâng quy mô, hiệu quả hoạt động của các HTX thương mại - dịch
vụ hiện có; sáp nhập các HTX thương mại nhỏ, lẻ thành HTX quy mô lớn hoặc liên
kết thành lập các Liên hiệp HTX thương mại - dịch vụ.
Các quận, huyện chưa có các siêu
thị hợp tác xã (Coop Mart) cần quan tâm hỗ trợ, quy hoạch mặt bằng thuận lợi
cho Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố (Saigon Coop) xây dựng các siêu
thị Coop Mart (theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công
văn số 747/VP-TM ngày 12 tháng 02 năm 2009).
Tiếp tục phát triển các HTX dịch
vụ mới hoạt động có hiệu quả, gồm: HTX chợ, HTX dịch vụ suất ăn công nghiệp,
HTX dịch vụ vệ sinh môi trường. Nghiên cứu phát triển các HTX dịch vụ nhà ở, dịch
vụ y tế, dịch vụ trường học.
- Nông nghiệp: Phát triển mạnh
các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận, huyện
(quận 9, 12, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Tân, huyện Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ).
Trong đó, ưu tiên thành lập, phát triển các HTX dịch vụ nông nghiệp (cung cấp
hàng hóa đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho xã viên, hộ nông dân) và các
HTX chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp (HTX cung cấp cây, con giống, nuôi trồng,
kinh doanh hoa, cây kiểng, cá cảnh và sản phẩm làng nghề truyền thống có khả
năng xuất khẩu và thu hút nhiều lao động).
Củng cố và phát triển các tổ hợp
tác mới hoạt động theo đúng quy định của Bộ Luật Dân sự, Nghị định số
151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ và Thông tư số
04/TT-KH-ĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.
- Giao thông vận tải: Tiếp tục sắp
xếp, củng cố các HTX vận tải. Sáp nhập các HTX vận tải nhỏ ít đầu xe thành các
HTX quy mô lớn. Tạo điều kiện về luồng tuyến, bến bãi để nâng cao chất lượng hoạt
động của Liên hiệp HTX vận tải thành phố. Củng cố tổ chức nhân sự Liên hiệp HTX
vận tải Sài Gòn, tạo điều kiện về luồng tuyến, đổi mới đầu xe buýt để Liên hiệp
tham gia phát triển hoạt động xe buýt của thành phố.
Củng cố các HTX taxi, sáp nhập
hoặc thành lập Liên hiệp HTX để tăng quy mô và đủ điều kiện hoạt động. Đối với
các HTX nhỏ, ít đầu xe và không đủ các điều kiện hoạt động taxi, xem xét giải
thể nếu không củng cố, sáp nhập được.
Trên cơ sở định hướng chung của
thành phố, tùy đặc thù từng địa phương mà các quận - huyện xây dựng kế hoạch
phát triển hợp tác xã theo lĩnh vực phù hợp: HTX thương mại - dịch vụ, HTX công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, HTX nông nghiệp, tín dụng nhân dân, HTX giao
thông vận tải, các mô hình hợp tác xã mới.
II. GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ:
1. Triển khai thực hiện đầy đủ
các quy định tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính
phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
phối hợp với Liên minh HTX thành phố, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận,
huyện tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện các giải pháp hỗ trợ
kinh tế tập thể theo quy định của Thông tư số 02/2006/TT-BKH ngày 13 tháng 02
năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thông tư số 66/2006/TT-BTC ngày 17 tháng
7 năm 2006 của Bộ Tài chính huớng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định số
88/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Tập trung vào các lĩnh vực sau:
1.1. Hỗ trợ, khuyến khích thành
lập hợp tác xã mới:
- Thông tin, tư vấn kiến thức về
hợp tác xã cho các quận, huyện, phường, xã;
- Tư vấn xây dựng điều lệ hợp
tác xã, hoàn thiện các thủ tục để thành lập, đăng ký kinh doanh và tổ chức hoạt
động của hợp tác xã;
- Hỗ trợ kinh phí cho các sáng lập
viên vận động thành lập hợp tác xã.
1.2. Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ:
Căn cứ nhu cầu của các HTX và tổng
hợp, đề xuất của Liên minh HTX thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính,
Sở Nội vụ tổng hợp và thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố về chính sách
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã như sau:
- Chỉ tiêu: đào tạo 100 người; bồi
dưỡng 1.000 người;
- Đối tượng: các chức danh trong
Ban Quản trị, Ban Chủ nhiệm, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng; cán bộ, xã viên
đang làm công việc chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của hợp tác xã.
- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
Căn cứ kết quả khảo sát nhu cầu từ các hợp tác xã và đề xuất của các quận, huyện,
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Liên minh HTX thành phố và Sở Nội vụ thống nhất
nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng.
- Kinh phí đào tạo, bồi duỡng: từ
nguồn ngân sách của thành phố.
1.3. Hỗ trợ xúc tiến thương mại:
Căn cứ Chương trình xúc tiến thương
mại của thành phố, đề xuất của Liên minh HTX thành phố và các quận, huyện, Sở Kế
hoạch và Đầu tư tổng hợp, thống nhất với Sở Công Thương trình Ủy ban nhân dân
thành phố hỗ trợ các hoạt động sau:
- Tạo điều kiện cho các HTX tham
gia hội thảo, hội chợ triển lãm, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước qua
các hoạt động xúc tiến thương mại.
- Giúp các HTX tạo mối liên kết
với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhằm hỗ trợ nâng cao
năng lực cạnh tranh và xuất khẩu.
- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất nhập khẩu cho đội ngũ cán bộ
quản lý HTX;
- Hỗ trợ các HTX xây dựng nhãn
hiệu, thương hiệu sản phẩm, dịch vụ.
Kinh phí hỗ trợ nằm trong kinh
phí xúc tiến thương mại của thành phố.
1.4. Hỗ trợ ứng dụng, đổi mới,
nâng cao trình độ công nghệ:
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công
Thương xây dựng các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư… nhằm tạo
điều kiện cho các hợp tác xã tham gia vào các chương trình của thành phố cũng
như tiếp cận qũy hỗ trợ khoa học công nghệ. Thông qua đầu mối Liên minh HTX
thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin liên quan cho các HTX.
1.5. Hỗ trợ hợp tác xã xây dựng
cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống của xã viên, xây dựng
làng nghề truyền thống:
Căn cứ Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW và Chỉ thị 20-CT/TW của Ban Bí thư về hỗ
trợ HTX phát triển, Ủy ban nhân dân các quận, huyện xây dựng kế hoạch hỗ trợ
HTX một số nội dung:
- Hỗ trợ HTX xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ sản xuất - kinh doanh của HTX và xã viên (điện, đường, thủy lợi…).
- Xây dựng kế hoạch và hỗ trợ
các HTX phát triển các làng nghề.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các
HTX tham gia hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ công (quản lý chợ; dịch vụ vệ
sinh môi trường, dịch vụ sinh hoạt các khu dân cư...).
2. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ
theo quy định tại Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:
2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền pháp luật về hợp tác xã và chủ trương chính sách phát triển kinh tế tập
thể của Đảng và Nhà nước:
- Sở Tư pháp phối hợp với Liên
minh HTX thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh tế tập thể
đến các quận, huyện, phường, xã.
- Trường Cán bộ thành phố đưa
bài giảng về kinh tế tập thể vào chương trình các khóa đào tạo cán bộ quản lý
nhà nước ở cơ sở.
- Đài Tiếng nói nhân dân, Đài
Truyền hình thành phố và các cơ quan báo chí của thành phố tăng cường phóng sự,
bài viết về các mô hình hợp tác xã mới kinh doanh có hiệu quả.
- Liên minh HTX thành phố nâng
cao chất lượng Website, bản tin kinh tế hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các sở,
ngành, quận, huyện trong công tác tuyên truyền.
2.2. Tổng kết điển hình và xây dựng
mô hình hợp tác xã điển hình tiên tiến:
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện
định kỳ hàng năm tổng kết và khen thưởng các hợp tác xã điển hình, sản xuất -
kinh doanh giỏi trên địa bàn;
- Liên minh HTX thành phố nghiên
cứu các mô hình mới để tổ chức thí điểm, sau đó tổ chức học tập, nhân rộng. Định
kỳ 2 đến 3 năm một lần tổ chức hội nghị các HTX điển hình tiên tiến để tuyên
dương khen thưởng và nhân rộng.
2.3. Tăng cường công tác quản lý
nhà nước về kinh tế tập thể:
- Để công tác quản lý nhà nước về
kinh tế tập thể đúng theo Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm
2005 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2009, các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận,
huyện tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
theo đúng Kết luận chỉ đạo của đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
(Thông báo số 15/TB-VP ngày 12 tháng 01 năm 2009):
- Đối với các phường, xã, căn cứ
tình hình thực tế, yêu cầu quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể ở địa
phương mà Ủy ban nhân dân phường, xã phân công Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và
cán bộ không chuyên trách theo dõi kinh tế tập thể.
- Hàng năm, các cơ quan quản lý
nhà nước chuyên ngành về kinh tế tập thể (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Công Thương, Giao thông vận tải, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban nhân
dân các quận, huyện) chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, chuyên viên
được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể và phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Liên minh HTX thành phố tổ chức bồi dưỡng.
- Thường trực Ban Chỉ đạo Phát triển
kinh tế tập thể thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch phối hợp với Liên
minh Hợp tác xã thành phố, các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra việc thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế tập thể tại các sở, ngành, quận, huyện
ít nhất 01 lần trong năm.
- Các sở, ngành, quận, huyện có
kế hoạch khảo sát, gặp gỡ HTX để nắm bắt thông tin, kịp thời tháo gỡ các khó
khăn và vướng mắc của hợp tác xã trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều
kiện thuận lợi cho hợp tác xã phát triển.
- Hàng năm, các quận, huyện đánh
giá, phân loại HTX theo các tiêu chí do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định; kịp thời
xử lý các sai phạm của các hợp tác xã; có giải pháp cụ thể củng cố các HTX yếu
kém, giải thể các hợp tác xã ngưng hoạt động.
- Các sở, ngành: Sở Công Thương,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Chi nhánh Ngân
hàng Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh, Liên minh HTX thành phố và Ủy ban nhân dân
các quận, huyện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể hàng năm gửi về Sở
Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng,
phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể của thành phố.
- Định kỳ 06 tháng và hàng năm,
các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện báo cáo tình hình hoạt
động của các HTX, tổ hợp tác; tình hình và kết quả thực hiện các chính sách hỗ
trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể cho Thường trực Ban Chỉ đạo Phát
triển kinh tế tập thể thành phố (Liên minh HTX thành phố), Sở Kế hoạch và Đầu
tư thành phố để sơ kết, tổng hợp và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban
nhân dân thành phố.
- Viện Nghiên cứu phát triển
thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh HTX thành phố,
các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện xây dựng dự thảo Đề
án phát triển kinh tế tập thể thành phố giai đoạn 2010 - 2020, trình Ủy ban
nhân dân thành phố trong quý III năm 2009.
- Liên minh HTX thành phố phát
huy kết quả đạt được về hợp tác quốc tế trong thời gian qua, tiếp tục chủ động
liên hệ với Liên đoàn, Liên minh HTX các quốc gia: Thụy Điển, Thái Lan, Nhật Bản,
Singapore, Trung Quốc và các tổ chức khác trong việc kêu gọi hỗ trợ các dự án
liên quan đến kinh tế tập thể, liên kết hợp tác cũng như công tác đào tạo nguồn
nhân lực và phát triển hợp tác xã theo mô hình mới./.