Quyết định 1281/QĐ-UBN năm 2013 Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Số hiệu 1281/QĐ-UBND
Ngày ban hành 16/08/2013
Ngày có hiệu lực 16/08/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Lại Thanh Sơn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1281/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 16 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng; Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020.

Căn cứ Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Căn cứ Công văn số 963/TCLN-BTTN ngày 26/6/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc góp ý báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

Căn cứ ý kiến kết luận cuộc họp giao ban Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 120-TB/VPTU ngày 08/8/2013 của Văn phòng Tỉnh ủy.

Căn cứ Biên bản họp Hội đồng thẩm định báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, ngày 11/06/2013; Báo cáo kết quả thẩm định Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 của Hội đồng thẩm định tỉnh;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 70/TTr-SNN-KL, ngày 27/6/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu

Quy hoạch ổn định, bảo tồn và phát triển bền vững hệ thống rừng đặc dụng trên địa bàn, phục hồi hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng Đông Bắc Việt Nam; bảo tồn đa dạng sinh học và các nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm, phục vụ, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan môi trường và các quần thể di tích lịch sử, danh thắng Tây Yên Tử.

2. Nội dung quy hoạch

2.1 Xác lập các khu rừng đặc dụng

Quy hoạch ổn định hệ thống rừng đặc dụng tỉnh Bắc Giang giai đoạn đến năm 2020 với quy mô 13.379,3 ha, gồm 2 khu:

- Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử: diện tích quy hoạch 12.172,2 ha thuộc địa phận các xã An Lạc, Thanh Luận, Tuấn Mậu, thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động và xã Lục Sơn, huyện Lục Nam. Với mục tiêu: bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng đặc trưng cho vùng Đông Bắc Việt Nam, bảo vệ đa dạng sinh học và các nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm, bảo vệ cảnh quan các quần thể di tích, lịch sử, danh thắng Tây Yên Tử.

- Khu di tích danh thắng và rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ: diện tích quy hoạch 1.207,1 ha thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam. Với mục tiêu: bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị lịch sử, văn hóa, đa dạng sinh học trong khu vực với việc phát triển du lịch sinh thái, giáo dục môi trường góp phần vào chiến lược bảo tồn các di tích văn hóa - lịch sử, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

2.2 Quy hoạch tổ chức quản lý các khu rừng đặc dụng

- Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử: tăng cường biên chế cho Ban quản lý, kiện toàn bộ máy tổ chức trên cơ sở cơ cấu lại các bộ phận, gồm Lãnh đạo Ban quản lý và các đơn vị trực thuộc: Phòng tổ chức - Hành chính, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Phòng bảo tồn, Trung tâm giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng và Hạt Kiểm lâm.

- Khu di tích danh thắng và rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ: thực hiện chuyển đổi Ban quản lý khu du lịch Suối Mỡ hiện nay, thành Ban quản lý khu di tích danh thắng và rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ (Theo Quyết định số 1724/QĐ-UBND ngày 30/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh). Kiện toàn bộ máy quản lý, trên cơ sở cơ cấu lại các bộ phận, gồm: Lãnh đạo Ban quản lý và các đơn vị trực thuộc: Phòng Bảo vệ rừng và Di tích, Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, Phòng Tổng hợp và Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường.

2.3. Quy hoạch lâm sinh, bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học

- Quy hoạch lâm sinh, phục hồi hệ sinh thái rừng: Nâng cao chất lượng rừng trồng 464,8 ha; làm giàu rừng 300 ha; trồng cây xanh cảnh quan 12.500 cây; khoanh nuôi phục hồi rừng 280,5 ha; bảo vệ rừng (giai đoạn đến năm 2015) là 12,510 ha, đến năm 2020 là 13,082 ha.

- Bảo tồn và đa dạng sinh học: Bảo tồn và phát triển các loài động thực vật rừng hiện có; điều tra hiện trạng, phục hồi một số loài động thực vật rừng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; nghiên cứu mô hình phát triển cây lâm sản ngoài gỗ; điều tra giám sát đa dạng loài động thực vật rừng; giám sát tác động của con người đến khu rừng đặc dụng; điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.

2.4 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng

[...]