Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 584/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Phú Yên đến năm 2020

Số hiệu 584/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/04/2014
Ngày có hiệu lực 11/04/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Lê Văn Trúc
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 584/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 11 tháng 4 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Căn cứ Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT, ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Căn cứ các Quyết định của UBND Tỉnh: số 1819/2011/QĐ-UBND, ngày 02/11/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2020; số 1191/QĐ-UBND ngày 12/7/2013 về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Phú Yên đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại Tờ trình số 51/TTr-SNN ngày 17/3/2014 và Báo cáo thẩm định số 286/BC-SNN ngày 03/12/2013; kèm theo ý kiến góp ý và chấp thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các văn bản: số 40/BNN-TCLN, ngày 07/01/2014; số 226/TCLN-BTTN, ngày 26/02/2014),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Phú Yên đến năm 2020, gồm các nội dung sau:

I. TÊN GỌI: Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Tình hình hiện trạng các khu rừng đặc dụng

a) Hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học:

* Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai (thuộc huyện Sơn Hòa):

- Thảm thực vật rừng bao gồm một số kiểu rừng và các trảng chính: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; rừng kín nửa rụng lá hơi ẩm nhiệt đới; rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới (rừng khộp); rừng trồng; trảng cây bụi; trảng cỏ.

- Hệ thực vật: Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai thống kê được 151 họ với 983 loài, 587 chi thuộc 05 ngành, lớp thực vật.

- Về động vật rừng: Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai với 87 loài thuộc 28 họ và 10 bộ.

Yếu tố quý hiếm, bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu khoa học: Về động vật có 12 loài quý, hiếm có giá trị cao về kinh tế, khoa học, đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Về thực vật đã xác định có 12 loài quý, hiếm có giá trị bảo tồn cao.

b) Hiện trạng các di tích lịch sử và danh thắng cảnh:

* Khu văn hóa, lịch sử và môi trường Đèo Cả (thuộc huyện Đông Hòa):

- Thảm thực vật rừng: Rừng tự nhiên thuộc loại rừng lá rộng thường xanh, tổ thành loài khá phong phú và mang đặc trưng của vùng khí hậu đồi núi và ven biển, với các loài ưu thế: giẻ, dầu, cà ná, trâm, tuế... Rừng phân bố dày nhiều tầng tán.

- Các di tích lịch sử và danh thắng cảnh:

+ Núi Đá Bia được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia;

+ Vũng Rô được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

2. Nội dung quy hoạch

a) Luận chứng về Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Phú Yên đến năm 2020:

- Dự án đầu tư rà soát, điều chỉnh lại lâm phần của các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng;

[...]