Quyết định 3857/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Số hiệu 3857/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/10/2013
Ngày có hiệu lực 31/10/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3857/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 31 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Căn cứ Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng; số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020; số 114/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; số 57/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ các Quyết định, Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Quyết định số 2370/2008/QĐ-BNN-KL ngày 05/8/2008 về việc phê duyệt Đề án về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008-2020; Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ;

Căn cứ các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa số 2755/2007/QĐ-UBND ngày 12/9/2007 về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa; số 2253/QĐ-UBND ngày 13/7/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi đến năm 2020; số 4364/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 - 2020; số 1662/QĐ-UBND ngày 01/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề cương Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 13/6/2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai thực hiện Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; các Quyết định phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 165/TTr-SNN&PTNT ngày 11/9/2013 về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch Bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Kèm theo Văn bản số 1384/TCLN-BTTN ngày 03/9/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc góp ý báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, biên bản họp Hội đồng thẩm định ngày 07/6/2013 và các hồ sơ có liên quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, với các nội dung chính sau:

1. Phạm vi xây dựng quy hoạch: Diện tích rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 81.357ha (được xác định tại Quyết định số 4364/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011-2020), gồm: 02 vườn quốc gia (Bến En, một phần diện tích của Cúc Phương); 04 khu bảo tồn (Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên, Sến Tam Quy); 04 khu di tích lịch sử văn hóa (Lam Kinh, Hàm Rồng, Đền Bà Triệu, Trường Lệ Sầm Sơn).

2. Mục tiêu quy hoạch:

2.1. Mục tiêu chung: Quản lý, bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đảm bảo ổn định, bền vững; làm cơ sở để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng rừng đặc dụng; huy động sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào hoạt động bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng, góp phần nâng cao mức sống của người dân, nhất là đồng bào các dân tộc sinh sống trong vùng đệm các khu rừng đặc dụng.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 2013-2015.

- Hoàn chỉnh hệ thống ranh giới các khu rừng đặc dụng, ranh giới các phân khu chức năng, làm cơ sở cho việc đóng mốc bổ sung, sửa chữa mốc, bảng nội quy... của các khu rừng đặc dụng.

- Quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học trong các khu rừng đặc dụng, trọng tâm là các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới; tăng cường thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng, bảo vệ đa dạng sinh học.

- Xây dựng các chương trình hoạt động, đề xuất được các giải pháp đồng bộ cho quản lý bảo vệ rừng, phục hồi sinh thái, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

- Nâng cao trách nhiệm, nhận thức của chính quyền các cấp, sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái trong các khu rừng đặc dụng.

b) Giai đoạn 2016-2020.

- Tiếp tục quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học trong các khu rừng đặc dụng, bảo vệ hiệu quả các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm. Thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học theo hướng chuyên sâu về bảo tồn, phát triển khu hệ động vật, thực vật rừng, bảo vệ đa dạng sinh học như: Bảo tồn và phát triển loài Lim xanh tại Vườn Quốc gia Bến En; các loài Pơ mu, Sa mộc dầu, Bách xanh, các loài linh trưởng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên; các loài Lan, Bò tót tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu; loài Thông pà cò, Sến mật, Voọc mông trắng, Sơn dương tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; Sến mật tại Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy; Thông pà cò, Đỉnh tùng, Dẻ tùng sọc hẹp, Dẻ tùng sọc rộng tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm tại xã Nam Động, huyện Quan Hóa.

- Phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đệm thông qua các chương trình dự án về hỗ trợ đầu tư sản xuất, đào tạo nâng cao nhận thức, chuyển giao công nghệ, mô hình mới và thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích cho cộng đồng vùng đệm. Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng lõi và vùng đệm các khu rừng đặc dụng về cơ chế đồng quản lý, tự nguyện tham gia bảo vệ rừng.

- Cơ bản hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng rừng đặc dụng, tạo môi trường thuận lợi thực hiện đồng bộ các chương trình hoạt động bảo tồn thiên nhiên. Phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch tâm linh, khai thác hiệu quả lợi thế đa dạng sinh học và các di tích lịch sử, bản sắc văn hóa bản địa trong vùng.

3. Nội dung quy hoạch.

3.1. Quy hoạch về diện tích.

[...]