Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Nghị quyết 26/2014/NQ-HĐND về Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 26/2014/NQ-HĐND
Ngày ban hành 11/12/2014
Ngày có hiệu lực 20/12/2014
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Hà Ban
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2014/NQ-HĐND

Kon Tum, ngày 11 tháng 12 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22/12/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị “về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

Căn cứ Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tại Tờ trình số 61/TTr-UBND ngày 04/11/2014 về việc thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến tham gia của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm quy hoạch

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Kon Tum phải phù hợp với Luật Khoáng sản và các văn bản quy định có liên quan; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các quy hoạch chuyên ngành có liên quan và chiến lược, quy hoạch khoáng sản của cả nước gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội;

- Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò;

- Khai thác, sử dụng khoáng sản bảo đảm hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến; thu hồi tối đa khoáng sản; gắn khai thác với chế biến sâu.

II. Mục tiêu quy hoạch

- Định hướng cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội;

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản là cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng quản lý cấp phép thăm dò, khai thác các mỏ khoáng sản nhằm sử dụng một cách có hiệu quả, đúng mục đích và phát triển bền vững;

- Phân kỳ công tác thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản theo từng thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

- Từng bước tăng dần giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng trong giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 chiếm tỷ trọng từ 4% đến 6% và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm, đến năm 2030 là 12%/năm.

III. Nội dung quy hoạch

1. Phạm vi quy hoạch: Trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

2. Đối tượng quy hoạch: Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn; khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ giao địa phương quản lý, cấp phép; một số khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố, cụ thể:

2.1. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn (chi tiết có phụ lục 1 kèm theo)

Tổng số điểm quy hoạch 177, tổng diện tích đất sử dụng 4.379,8 ha, cụ thể:

TT

Loại khoáng sản

Số điểm QH

Tổng các kỳ quy hoạch

Giai đoạn đến 2020

Giai đoạn 2021-2030

Dự trữ

Diện tích

(ha)

Trữ lượng (ngàn m3)

Diện tích (ha)

Trữ lượng (ngàn m3)

Diện tích (ha)

Trữ lượng (ngàn m3)

Diện tích (ha)

Trữ lượng (ngàn m3)

1

Đá xây dựng

63

1.129,6

95.611,9

422,5

33.578,2

394,5

33.427,0

312,6

28.606,7

2

Cát xây dựng

88

2.799,7

27.643,8

592,2

6.511,0

668,6

7.507,3

1.538,9

13.625,5

3

Đất làm VLXDTT

9

136,0

8.160,0

42,1

2.526,0

93,9

5.634,0

-

-

4

Sét gạch ngói

14

288,6

7.920,8

81,1

2.720,0

160,0

4.085,3

47,5

1.115,5

5

Than bùn

3

25,9

311,3

22,0

262,5

3,9

48,8

-

-

 

Tổng cộng

177

4.379,8

139.647,8

1.159,9

45.597,7

1.320,9

50.702,4

1.899,0

43.347,7

2.2. Khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ giao địa phương quản lý cấp phép: 01 điểm quặng sắt, xã Mô Rai (nay là xã Ia Đal), huyện Sa Thầy, cụ thể:

TT

Loại khoáng sản

Địa điểm

Diện tích (ha)

Trữ lượng

(ngàn tấn)

Quy hoạch khai thác

1

Quặng sắt

Xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (nay là xã Ia Đal, huyện Sa Thầy)

26

803,436

Đến 20/6/2015

[...]