Nghị quyết 21/2015/NQ-HĐND phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 21/2015/NQ-HĐND
Ngày ban hành 18/12/2015
Ngày có hiệu lực 20/12/2015
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Nguyễn Đình Bích
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PH HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2015/NQ-HĐND

Hải Phòng, ngày 18 tháng 12 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ CHI TIẾT CÁC TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 13
(Từ ngày 08 đến ngày 10 tháng 12 năm 2015)

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân số 31/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính ph quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thm đnh, phê duyệt và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình;

Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;

Thực hiện Quyết định số 1554/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; Văn bn số 527/BNN-TCTL ngày 06 tháng 3 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển ng thôn về việc thỏa thuận quy hoạch phòng chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 87/TTr-UBND ngày 23/11/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố; Báo cáo số 60/BC-KTVNS ngày 07/12/2015 của Ban Kinh tế và Ngân sách, Hội đồng nhân dân thành ph thẩm tra Dự án Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố,

QUYT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (có Đề án, phụ lục bảng, biểu, bản đồ kèm theo) gồm những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hải Phòng được lập quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết gồm: sông Hóa, sông Luộc, sông Thái Bình, sông Mía, sông Mới, sông Văn Úc, sông Lạch Tray, sông Cấm, sông Kinh Thày và sông Đá Bạc.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của quy hoạch

a) Xác định các giải pháp đảm bảo thoát lũ cho hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình, đảm bảo an toàn phòng, chng lũ cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và thành phố Hải Phòng, đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên nước, tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

b) Xác định lưu lượng lũ và mực nước lũ thiết kế, chỉ giới thoát lũ của các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố theo tng giai đoạn quy hoạch.

c) Là căn cứ để lập quy hoạch đê điều, điều chnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng bãi sông và các quy hoạch khác liên quan của các ngành, các địa phương trên địa bàn thành phố.

d) Sắp xếp, tổ chức lại dân cư vùng bãi sông đảm bảo an toàn, ổn định; chống lấn chiếm lòng sông, bãi sông; chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật vùng ven sông đảm bảo cảnh quan môi trường sinh thái, đồng b với phát triển đô thị và nông thôn của thành phố.

e) Đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình nhằm đảm bảo phòng, chống lũ cho các sông có đê theo tiêu chuẩn phòng, chống lũ.

3. Lũ thiết kế của các tuyến sông tại một s vị trí (Chi tiết như Phụ lục 1 kèm theo).

4. Chỉ gii thoát lũ của các tuyến sông có đê

a) Chỉ gii thoát lũ (hành lang thoát lũ) các tuyến sông có đê được xác định cơ bản là khoảng cách giữa hai tuyến đê.

b) Tại một số khu vực khoảng cách giữa hai tuyến đê lớn, hoặc chưa có đê, tuyến thoát lũ được xác định với chiều rộng phù hợp để sử dụng hợp lý diện tích bãi sông không thuộc ch giới thoát lũ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, gồm các vị trí và đặc trưng tương ứng (Chi tiết như Phụ lục 2 kèm theo).

c) Đối với những vị trí khác có đê bồi, bãi bồi rộng có thể khai thác, căn cứ vào nhu cầu sử dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội sẽ được rà soát, điều chỉnh trong các giai đoạn tiếp theo.

5. Giải pháp kỹ thuật của quy hoạch

a) Xây dng, tu bổ đê điều:

[...]