Quyết định 2068/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 2068/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 09/12/2009 |
Ngày có hiệu lực | 09/12/2009 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Sinh Hùng |
Lĩnh vực | Đầu tư |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2068/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2009 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CẤP HỆ THỐNG ĐÊ SÔNG ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tờ trình số
3098/TTr-BNN-ĐĐ ngày 25 tháng 9 năm 2009),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Mục tiêu của Chương trình là củng cố, nâng cấp các tuyến đê nhằm đảm bảo an toàn chống lũ thiết kế và phấn đấu chống được lũ cao hơn. Củng cố, nâng cấp các tuyến đê theo quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều của các hệ thống sông, bao gồm: tôn cao, mở rộng đủ cao độ, mặt cắt thiết kế; xử lý dứt điểm những trọng điểm xung yếu về nền đê, thân đê; cải tạo mặt đê, cơ đê thành đường giao thông phục vụ dân sinh, kinh tế; sửa chữa, xây dựng mới các cống dưới đê; đồng thời đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm tăng cường cho công tác quản lý đê.
II. PHẠM VI CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Các tỉnh, thành phố có đê sông từ Hà Tĩnh trở ra, bao gồm 18 tỉnh, thành phố là: Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và tỉnh Đồng Tháp.
III. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Củng cố thân đê
- Hoàn chỉnh mặt cắt đê đạt tiêu chuẩn thiết kế trong quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều bằng việc đắp tôn cao, áp trúc, mở rộng mặt cắt, đắp cơ đê thượng và hạ lưu.
- Xây dựng đường tràn sự cố phòng lũ cực hạn trên một số tuyến đê bảo vệ các khu vực quan trọng, phục vụ đưa nước chủ động vào các khu phân lũ, chậm lũ, trên các tuyến đê bối.
- Khoan phụt vữa gia cố thân đê để tạo màng chống thấm, chống thẩm lậu.
- Trồng cây chống sóng, trồng cỏ chống sạt lở, chống xói mòn mái đê, chống xói lở bờ sông… đồng thời tạo cảnh quan, môi trường trong khu vực tuyến đê đi qua.
2. Cứng hóa mặt đê, làm đường hành lang chân đê.
- Cứng hóa mặt đê tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng cứu hộ đê trong tình huống khẩn cấp, kết hợp làm đường giao thông nông thôn.
- Từng bước xây dựng đường hành lang bảo vệ đê, chống lấn chiếm thân đê, kết hợp làm đường giao thông ở những vùng đê đi qua khu dân cư.
3. Xử lý nền đê
- Thực hiện lấp đầm, ao, hồ ven đê, đắp tầng phản áp để kéo dài đường thấm, chống trượt, chống lún, sụt tăng cường ổn định cho thân đê.
- Nghiên cứu đưa ra giải pháp kỹ thuật tối ưu, đảm bảo kỹ thuật, kinh tế để xử lý triệt để đối với một số đoạn đê có địa chất nền yếu, nhằm đảm bảo an toàn cho đê khi lũ lên cao.
4. Xử lý sạt lở bờ sông
- Xử lý sạt lở bờ sông do tác động của dòng chảy bằng việc xây dựng các kẻ mỏ hàn, kè lát mái, hệ thống công trình lái dòng; ưu tiên trước hết là cho những vùng bờ sông sát đê dễ bị xói lở và những kè là điểm chốt của tuyến chỉnh trị sông.
- Hoàn chỉnh hệ thống kè chỉnh trị bao gồm: tu bổ nâng cấp các kè đã có, xây dựng mới một số kè theo tính toán chỉnh trị sông.
5. Tu sửa cống dưới đê
Sửa chữa nâng cấp, xây dựng lại các cống dưới đê bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn khi vận hành, các cống có chiều dài không phù hợp với mặt cắt đê hiện tại, nhằm đảm bảo an toàn cho đê và đáp ứng nhu cầu lấy nước phục vụ tưới, tiêu.
6. Nghiên cứu khoa học; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho công tác quản lý đê
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2068/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2009 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CẤP HỆ THỐNG ĐÊ SÔNG ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tờ trình số
3098/TTr-BNN-ĐĐ ngày 25 tháng 9 năm 2009),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Mục tiêu của Chương trình là củng cố, nâng cấp các tuyến đê nhằm đảm bảo an toàn chống lũ thiết kế và phấn đấu chống được lũ cao hơn. Củng cố, nâng cấp các tuyến đê theo quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều của các hệ thống sông, bao gồm: tôn cao, mở rộng đủ cao độ, mặt cắt thiết kế; xử lý dứt điểm những trọng điểm xung yếu về nền đê, thân đê; cải tạo mặt đê, cơ đê thành đường giao thông phục vụ dân sinh, kinh tế; sửa chữa, xây dựng mới các cống dưới đê; đồng thời đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm tăng cường cho công tác quản lý đê.
II. PHẠM VI CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Các tỉnh, thành phố có đê sông từ Hà Tĩnh trở ra, bao gồm 18 tỉnh, thành phố là: Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và tỉnh Đồng Tháp.
III. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Củng cố thân đê
- Hoàn chỉnh mặt cắt đê đạt tiêu chuẩn thiết kế trong quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều bằng việc đắp tôn cao, áp trúc, mở rộng mặt cắt, đắp cơ đê thượng và hạ lưu.
- Xây dựng đường tràn sự cố phòng lũ cực hạn trên một số tuyến đê bảo vệ các khu vực quan trọng, phục vụ đưa nước chủ động vào các khu phân lũ, chậm lũ, trên các tuyến đê bối.
- Khoan phụt vữa gia cố thân đê để tạo màng chống thấm, chống thẩm lậu.
- Trồng cây chống sóng, trồng cỏ chống sạt lở, chống xói mòn mái đê, chống xói lở bờ sông… đồng thời tạo cảnh quan, môi trường trong khu vực tuyến đê đi qua.
2. Cứng hóa mặt đê, làm đường hành lang chân đê.
- Cứng hóa mặt đê tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng cứu hộ đê trong tình huống khẩn cấp, kết hợp làm đường giao thông nông thôn.
- Từng bước xây dựng đường hành lang bảo vệ đê, chống lấn chiếm thân đê, kết hợp làm đường giao thông ở những vùng đê đi qua khu dân cư.
3. Xử lý nền đê
- Thực hiện lấp đầm, ao, hồ ven đê, đắp tầng phản áp để kéo dài đường thấm, chống trượt, chống lún, sụt tăng cường ổn định cho thân đê.
- Nghiên cứu đưa ra giải pháp kỹ thuật tối ưu, đảm bảo kỹ thuật, kinh tế để xử lý triệt để đối với một số đoạn đê có địa chất nền yếu, nhằm đảm bảo an toàn cho đê khi lũ lên cao.
4. Xử lý sạt lở bờ sông
- Xử lý sạt lở bờ sông do tác động của dòng chảy bằng việc xây dựng các kẻ mỏ hàn, kè lát mái, hệ thống công trình lái dòng; ưu tiên trước hết là cho những vùng bờ sông sát đê dễ bị xói lở và những kè là điểm chốt của tuyến chỉnh trị sông.
- Hoàn chỉnh hệ thống kè chỉnh trị bao gồm: tu bổ nâng cấp các kè đã có, xây dựng mới một số kè theo tính toán chỉnh trị sông.
5. Tu sửa cống dưới đê
Sửa chữa nâng cấp, xây dựng lại các cống dưới đê bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn khi vận hành, các cống có chiều dài không phù hợp với mặt cắt đê hiện tại, nhằm đảm bảo an toàn cho đê và đáp ứng nhu cầu lấy nước phục vụ tưới, tiêu.
6. Nghiên cứu khoa học; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho công tác quản lý đê
- Nghiên cứu biến đổi của lòng sông phục vụ cho tính toán phòng lũ; tính toán tần suất phòng, chống lũ cho các lưu vực sông thuộc khu vực Bắc Trung bộ (tần suất phòng, chống lũ khu vực đồng bằng sông Hồng đã được xác định tại Quyết định số 60/2002/QĐ-BNN ngày 5 tháng 7 năm 2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
- Xây dựng và cải tạo trụ sở quản lý đê, kho vật tư dự phòng phục vụ phòng, chống lụt, bão, điếm canh đê; trang bị thiết bị phục vụ quản lý, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt đến các cấp chỉ huy, chỉ đạo phòng chống lụt bão, bảo vệ đê điều; đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách quản lý đê.
IV. KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Kinh phí thực hiện Chương trình
- Tổng kinh phí thực hiện Chương trình: ước tính 19.559 tỷ đồng (Mười chín nghìn, năm trăm năm mươi chín tỷ đồng).
- Khối lượng chi tiết thực hiện Chương trình và kinh phí yêu cầu được thể hiện tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư cho thực hiện Chương trình được cấp từ các nguồn sau:
- Ngân sách trung ương bố trí hàng năm, theo chương trình mục tiêu.
- Lồng ghép kinh phí của các chương trình mục tiêu liên quan khác như: giao thông; phòng, chống sạt lở; phát triển thủy lợi, v.v…
- Từ các nguồn vốn vay ODA và các nguồn tài trợ khác.
- Ngân sách của địa phương.
- Huy động vốn của các doanh nghiệp hưởng lợi.
3. Kế hoạch thực hiện
- Từ năm 2009 đến năm 2010: đầu tư một số dự án tu bổ đê cấp bách xung yếu. Kinh phí: 2.000 tỷ đồng.
- Từ năm 2011 đến năm 2015: tập trung thực hiện những giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho đê, cụ thể: đắp hoàn chỉnh mặt cắt đê, lấp đầm ao chân đê; gia cố thân đê, nền đê; sửa chữa, xây mới thay thế các cống đã quá cũ, bị hư hỏng; trồng cây chắn sóng và cứng hóa một phần mặt đê. Kinh phí: 10.000 tỷ đồng.
- Từ năm 2016 đến năm 2020: hoàn chỉnh toàn bộ Chương trình. Kinh phí: 7.559 tỷ đồng.
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có đê thuộc phạm vi Chương trình, là cấp quyết định đầu tư và chỉ đạo, tổ chức thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm, 05 năm, kế hoạch cho toàn bộ Chương trình, dự kiến kinh phí thực hiện, trình Thủ tướng Chính phủ;
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức lập dự án đầu tư nâng cấp các tuyến đê trong phạm vi quản lý của địa phương, đảm bảo an toàn phòng, chống lũ theo quy định;
- Chỉ đạo quản lý, thực hiện dự án;
- Tổ chức lực lượng để quản lý, bảo vệ đê điều theo quy định của pháp luật;
- Định kỳ rà soát điều chỉnh quy hoạch đê điều trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt theo quy định của Luật Đê điều.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đê điều, có nhiệm vụ:
- Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đê theo đề nghị của địa phương;
- Quản lý về quy hoạch để phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch chung và định hướng phát triển hệ thống đê;
- Quản lý về kỹ thuật (thỏa thuận kỹ thuật làm căn cứ để các địa phương phê duyệt và chỉ đạo, giám sát thực hiện) đảm bảo công trình được xây dựng theo đúng kỹ thuật, an toàn và đạt hiệu quả theo quy định của Luật Đê điều;
- Quyết định đầu tư các dự án tu bổ đê điều thường xuyên, duy tu bảo dưỡng đê điều hàng năm và một số dự án có kỹ thuật phức tạp được đầu tư qua Bộ;
- Định kỳ hàng năm, 05 năm tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, và lập báo cáo tổng hợp cuối cùng khi Chương trình kết thúc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí kinh phí hàng năm cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố để thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật đê điều, phục vụ cho Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đầu tư có hiệu quả.
5. Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện Chương trình đáp ứng yêu cầu, đưa hệ thống đê sông thành công trình sử dụng đa mục tiêu, phục vụ phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống lụt, bão Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có đê sông thuộc phạm vi Chương trình, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
TỔNG
HỢP KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CẤP ĐÊ SÔNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 09 tháng 12 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ)
STT |
Tỉnh, thành phố |
Kính phí (triệu đồng) |
||||||||||
Tôn cao; áp trúc, đắp cơ đê và lấp đầm, ao, hồ ven đê |
Cứng hóa mặt đê, làm đường hành lang chân đê |
Khoan phụt vữa, xử lý ẩn họa thân đê |
Trồng cây chắn sóng, trồng cỏ bảo vệ bờ sông, mái đê |
Xử lý nền đê yếu |
Cứng hóa mặt đê bối |
Xây dựng, sửa chữa cống dưới đê |
Tu sửa, nâng cấp kè bảo vệ đê |
Xây dựng sửa chữa, nâng cấp tràn sự cố |
Hạ tầng và trang thiết bị phục vụ quản lý đê |
Tổng cộng |
||
1 |
Hòa Bình |
30 080 |
31 584 |
1 200 |
1 750 |
|
|
|
|
|
17 000 |
82 000 |
2 |
Thái Nguyên |
44 350 |
36 480 |
8 500 |
15 400 |
|
|
9 000 |
4 370 |
|
17 000 |
135 000 |
3 |
Phú Thọ |
169 500 |
255 612 |
5 500 |
12 083 |
|
10 073 |
86 000 |
239 519 |
23 000 |
19 600 |
821 000 |
4 |
Vĩnh Phúc |
213 650 |
285 500 |
89 750 |
62 800 |
110 000 |
60 000 |
32 000 |
229 500 |
|
70 000 |
1 153 000 |
5 |
Hà Nội |
381 675 |
312 478 |
40 579 |
41 180 |
220 000 |
44 440 |
15 000 |
465 900 |
|
76 530 |
1 598 000 |
6 |
Bắc Giang |
195 199 |
110 162 |
38 179 |
26 835 |
|
48 384 |
50 000 |
62 355 |
18 720 |
67 000 |
617 000 |
7 |
Bắc Ninh |
190 000 |
202 100 |
33 200 |
24 460 |
|
82 100 |
71 000 |
89 500 |
34 000 |
30 000 |
756 000 |
8 |
Hải Dương |
393 928 |
240 607 |
67 919 |
91 136 |
|
12 141 |
463 500 |
387 036 |
|
49 040 |
1 705 000 |
9 |
Hưng Yên |
35 609 |
47 091 |
7 686 |
637 |
165 000 |
44 382 |
18 000 |
65 000 |
|
9 500 |
393 000 |
10 |
Hà Nam |
307 171 |
169 406 |
14 020 |
2 132 |
|
|
46 500 |
107 500 |
|
71 500 |
718 000 |
11 |
Quảng Ninh |
46 000 |
36 000 |
3 500 |
450 |
|
|
1 500 |
77 000 |
|
1 600 |
166 000 |
12 |
Hải Phòng |
459 313 |
215 780 |
51 508 |
20 080 |
|
|
350 400 |
219 000 |
|
66 000 |
1 382 000 |
13 |
Thái Bình |
203 389 |
213 668 |
70 275 |
16 614 |
180 000 |
102 075 |
229 667 |
339 768 |
57 319 |
69 980 |
1 483 000 |
14 |
Nam Định |
524 999 |
345 585 |
51 750 |
27 844 |
165 000 |
121 346 |
437 500 |
481 031 |
21 000 |
34 000 |
2 210 000 |
15 |
Ninh Bình |
807 974 |
274 664 |
82 699 |
14 317 |
|
|
120 750 |
256 844 |
4 818 |
6 000 |
1 568 000 |
16 |
Thanh Hóa |
645 599 |
359 065 |
84 842 |
24 215 |
|
23 000 |
352 300 |
368 254 |
90 000 |
69 000 |
2 016 000 |
17 |
Nghệ An |
885 735 |
34 125 |
35 178 |
11 750 |
110 000 |
|
195 241 |
94 582 |
|
21 300 |
1 388 000 |
18 |
Hà Tĩnh |
781 371 |
133 365 |
12 000 |
35 243 |
110 000 |
|
133 000 |
95 000 |
|
31 500 |
1 332 000 |
19 |
Đồng Tháp |
1 418 |
4 824 |
1 608 |
838 |
|
|
|
|
|
17 000 |
26 000 |
20 |
Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác nâng cấp hệ thống đê điều |
10 000 |
||||||||||
TỔNG CỘNG |
6 317 000 |
3 308 000 |
700 000 |
430 000 |
1 060 000 |
548 000 |
2 611 000 |
3 582 000 |
249 000 |
744 000 |
19 559 000 |
KINH PHÍ HẠNG MỤC TÔN TẠO, ÁP TRÚC, ĐẮP CƠ ĐÊ VÀ LẮP ĐẦM, AO, HỒ VĂN ĐÊ
STT |
Tỉnh, thành phố |
Tuyến đê |
Chiều dài thực hiện (m) |
Khối lượng đất (m3) |
Kinh phí (triệu đồng) |
1 |
Hòa Bình |
Đê Quỳnh Lâm; Đà Giang và một số tuyến đê dưới cấp III |
18.600 |
1 028 000 |
30 080 |
2 |
Thái Nguyên |
Đê Chã, sông Công, hữu Cầu, đê Gang Thép |
42.670 |
443 500 |
44 350 |
3 |
Phú Thọ |
hữu Lô; hữu Thao; tả Đà và một số tuyến đê dưới cấp III |
114.650 |
1 253 750 |
169 500 |
4 |
Vĩnh Phúc |
Tả, hữu Cà Lồ và một số tuyến đê dưới cấp III |
37.950 |
2 236 500 |
213 650 |
5 |
Hà Nội |
Tả, hữu Hồng; tả, hữu Đuống; tả Cà Lồ; hữu Cầu; tả, hữu Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III |
157.265 |
3 379 433 |
381 675 |
6 |
Bắc Giang |
Tả Cầu; tả, hữu Thương và một số tuyến đê dưới cấp III |
59.231 |
1 626 655 |
195 199 |
7 |
Bắc Ninh |
Hữu Thái Bình, tả Đuống, hữu Đuống, hữu Cà Lồ, hữu Cầu và một số tuyến đê dưới cấp III |
119.090 |
2 218 950 |
190 000 |
8 |
Hải Dương |
Tả Luộc; tả, hữu Thái Bình; tả, hữu Kinh Thầy; tả hữu Lai Vu; tả, hữu sông Rạng; tả Lạch Tray; Tả, hữu Kinh Môn, hữu Văn Úc và một số tuyến đê dưới cấp III |
276.475 |
3 653 922 |
393 928 |
9 |
Hưng Yên |
Tả Hồng, tả Luộc |
21.581 |
323 718 |
35 609 |
10 |
Hà Nam |
Hữu Hồng; tả Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III |
30.200 |
1 535 855 |
307 171 |
11 |
Quảng Ninh |
Bình Dương; Nguyễn Huệ; Hồng Phong; Yên Đức và một số tuyến đê dưới cấp III |
46.000 |
460 000 |
46 000 |
12 |
Hải Phòng |
Hữu Luộc; tả, hữu Thái Bình; tả, hữu Văn Úc; tả, hữu Lạch Tray; tả, hữu Cấm; hữu Kinh Thầy và một số tuyến đê dưới cấp III |
133.770 |
9 186 256 |
459 313 |
13 |
Thái Bình |
Hồng Hà I, II; tả, hữu Trà Lý; hữu Luộc; hữu Hóa và một số tuyến đê dưới cấp III |
152.320 |
2 683 780 |
203 389 |
14 |
Nam Định |
hữu Hồng; tả, hữu Đào; tả hữu Ninh Cơ, tả Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III |
243.712 |
5 249 990 |
524 999 |
15 |
Ninh Bình |
Tả, hữu Hoàng Long, hữu Đáy, tả, hữu Vạc, Trường Yên, Đầm Cút và một số tuyến đê dưới cấp III |
454.408 |
5 845 260 |
807 974 |
16 |
Thanh Hóa |
Tả, hữu sông Mã; tả hữu sông Chu; tả, hữu sông Lèn; tả hữu sông Lạch Trường và một số tuyến đê dưới cấp III |
637.521 |
11 103 411 |
645 599 |
17 |
Nghệ An |
Tả Lam; Thanh Chương; Nam Đàn; Quỳnh Lưu và một số tuyến đê dưới cấp III |
192.951 |
4 360 591 |
885 735 |
18 |
Hà Tĩnh |
Đê La Giang và một số tuyến đê dưới cấp III |
101.700 |
4 692 230 |
781 371 |
19 |
Đồng Tháp |
Đê bao Sa Rài |
9.680 |
56 724 |
1 418 |
Tổng cộng |
|
2.849.774 |
61 338 527 |
6 316 960 |
KHỐI LƯỢNG, KINH PHÍ HẠNG MỤC CỨNG HÓA MẶT ĐÊ, LÀM ĐƯỜNG HÀNH LANG CHÂN ĐÊ
STT |
Tỉnh, thành phố |
Tuyến đê |
Chiều dài (m) |
Khối lượng bê tông (m3) |
Kinh phí (triệu đồng) |
1 |
Hòa Bình |
Đê Quỳnh Lâm; Đà Giang và một số tuyến đê dưới cấp III |
23.027 |
26 320 |
31 584 |
2 |
Thái Nguyên |
Đê Chã, sông Công, hữu Cầu, đê Gang Thép |
38.200 |
30 400 |
36 480 |
3 |
Phú Thọ |
hữu Lô; hữu Thao; tả Đà và một số tuyến đê dưới cấp III |
192.328 |
446 378 |
255 612 |
4 |
Vĩnh Phúc |
Tả Hồng, tả Lô, tả, hữu Phó Đáy |
151.540 |
128 600 |
285 500 |
5 |
Hà Nội |
Tả, hữu Hồng; tả, hữu Đuống; tả Cà Lồ; hữu Cầu; tả, hữu Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III |
169.000 |
482 800 |
312 478 |
6 |
Bắc Giang |
Tả Cầu; tả, hữu Thương và một số tuyến đê dưới cấp III |
98.130 |
89 474 |
110 162 |
7 |
Bắc Ninh |
Hữu Thái Bình, tả Đuống, hữu Đuống, hữu Cà Lồ, hữu Cầu và một số tuyến đê dưới cấp III |
143.500 |
152 280 |
202 100 |
8 |
Hải Dương |
Tả Luộc, tả, hữu Thái Bình; tả, hữu Kinh Thầy; tả hữu Lai Vu; tả, hữu sông Rạng; tả Lạch Tray; Tả, hữu Kinh Môn, hữu Văn Úc và một số tuyến đê dưới cấp III |
208.423 |
221 177 |
240 607 |
9 |
Hưng Yên |
Tả Hồng, tả Luộc |
34.882 |
34 882 |
47 091 |
10 |
Hà Nam |
Hữu Hồng; tả Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III |
76.055 |
58 157 |
169 406 |
11 |
Quảng Ninh |
Bình Dương; Nguyễn Huệ; Hồng Phong; |
18.000 |
18 000 |
36 000 |
12 |
Hải Phòng |
Hữu Luộc; tả, hữu Thái Bình; tả, hữu Văn Úc; tả, hữu Lạch Tray; tả, hữu Cấm; hữu Kinh Thầy và một số tuyến đê dưới cấp III |
232.581 |
197 405 |
215 780 |
13 |
Thái Bình |
Hồng Hà I, II; tả, hữu Trà Lý; hữu Luộc; hữu Hóa |
149.730 |
143 825 |
213 668 |
14 |
Nam Định |
Hữu Hồng; tả, hữu Đào; tả hữu Ninh Cơ; tả Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III |
175.360 |
206 523 |
345 585 |
15 |
Ninh Bình |
Tả Hoàng Long, hữu Đáy, tả, hữu Vạc, Trường Yên |
216.002 |
228 887 |
274 664 |
16 |
Thanh Hóa |
Tả, hữu sông Mã; tả hữu sông Chu; tả, hữu sông Lèn; tả hữu sông Lạch Trường và một số tuyến đê dưới cấp III |
342.690 |
326 323 |
359 065 |
17 |
Nghệ An |
Tả Lam; Đồng Văn và một số tuyến đê dưới cấp III |
9.100 |
22 750 |
34 125 |
18 |
Hà Tĩnh |
Đê La Giang và một số tuyến đê dưới cấp III |
139.650 |
110 090 |
133 365 |
19 |
Đồng Tháp |
Đê bao Sa Rài |
6.700 |
2 010 |
4 824 |
Tổng cộng |
|
2.424.897 |
2 926 280 |
3 308 096 |
KHỐI LƯỢNG, KINH PHÍ HẠNG MỤC KHOAN PHỤT VỮA, XỬ LÝ ẤN HỌA THÂN ĐÊ
STT |
Tỉnh, thành phố |
Tuyến đê |
Chiều dài (m) |
Kinh phí (triệu đồng) |
1 |
Hòa Bình |
Đê Quỳnh Lâm; Đà Giang và một số tuyến đê dưới cấp III |
2 000 |
1 200 |
2 |
Thái Nguyên |
Đê Chã, sông Công, hữu Cầu, đê Gang Thép |
17 000 |
8 500 |
3 |
Phú Thọ |
hữu Lô; hữu Thao; tả Đà và một số tuyến đê dưới cấp III |
11 000 |
5 500 |
4 |
Vĩnh Phúc |
Tả Hồng, tả Lô, tả, hữu Phó Đáy |
148 470 |
89 750 |
5 |
Hà Nội |
Tả, hữu Hồng, tả, hữu Đuống; tả Cà Lồ; hữu Cầu; tả, hữu Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III |
81 157 |
40 579 |
6 |
Bắc Giang |
Tả Cầu; tả, hữu Thương và một số tuyến đê dưới cấp III |
84 800 |
38 179 |
7 |
Bắc Ninh |
Hữu Thái Bình, tả Đuống, hữu Đuống, hữu Cầu và một số tuyến đê dưới cấp III |
57 500 |
33 200 |
8 |
Hải Dương |
Tả Luộc; tả, hữu Thái Bình; tả, hữu Kinh Thầy; tả hữu Lai Vu; tả, hữu sông Rạng; tả Lạch Tray; Tả, hữu Kinh Môn, hữu Văn Úc và một số tuyến đê dưới cấp III |
215 558 |
67 919 |
9 |
Hưng Yên |
Tả Hồng, tả Luộc |
15 371 |
7 686 |
10 |
Hà Nam |
Hữu Hồng, tả Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III |
35 051 |
14 020 |
11 |
Quảng Ninh |
Bình Dương; Nguyễn Huệ; Hồng Phong; |
7 000 |
3 500 |
12 |
Hải Phòng |
tả Hóa; tả Thái Bình; tả, hữu Văn Úc; tả, hữu Lạch Tray; tả, hữu sông Cấm |
84 036 |
51 508 |
13 |
Thái Bình |
Hồng Hà I, II; tả, hữu Trà Lý; hữu Luộc |
140 550 |
70 275 |
14 |
Nam Định |
Hữu Hồng; tả, hữu Đào; tả hữu Ninh Cơ, tả Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III |
103 500 |
51 750 |
15 |
Ninh Bình |
Hữu Đáy; tả Hoàng Long, Trường Yên; tả, hữu Vạc |
165 399 |
82 699 |
16 |
Thanh Hóa |
Tả, hữu sông Mã; tả hữu sông Chu; tả, hữu sông Lèn; tả hữu sông Lạch Trường và một số tuyến đê dưới cấp III |
149 253 |
84 842 |
17 |
Nghệ An |
Tả Lam; hữu Nam Đàn |
58 630 |
35 178 |
18 |
Hà Tĩnh |
Đê La Giang và một số tuyến đê dưới cấp III |
12 000 |
12 000 |
19 |
Đồng Tháp |
Đê bao Sa Rài |
2 010 |
1 608 |
Tổng cộng |
|
1 390 284 |
699 893 |
KINH PHÍ HẠNG MỤC TRỒNG CÂY CHẮN SÓNG, TRỒNG CỎ BẢO VỆ BỜ SÔNG, MÁI ĐÊ
STT |
Tỉnh, thành phố |
Tuyến đê |
Chiều dài (m) |
Kinh phí (triệu đồng) |
1 |
Hòa Bình |
Đê Quỳnh Lâm; Đà Giang và một số tuyến đê dưới cấp III |
7 000 |
1 750 |
2 |
Thái Nguyên |
Đê Chã, sông Công, hữu Cầu, đê Gang Thép |
37 700 |
15 400 |
3 |
Phú Thọ |
hữu Lô; hữu Thao; tả Đà và một số tuyến đê dưới cấp III |
144 500 |
12 083 |
4 |
Vĩnh Phúc |
Tả Hồng; tả Lô; tả, hữu Phó Đáy |
106 000 |
62 800 |
5 |
Hà Nội |
Tả, hữu Hồng; tả, hữu Đuống; tả Cà Lồ; hữu Cầu; tả, hữu Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III |
86 494 |
41 180 |
6 |
Bắc Giang |
Tả Cầu; tả, hữu Thương và một số tuyến đê dưới cấp III |
198 365 |
26 835 |
7 |
Bắc Ninh |
Tả, hữu Đuống; hữu Thái Bình; hữu Cầu; hữu Cà Lồ và một số tuyến đê dưới cấp III |
75 500 |
24 460 |
8 |
Hải Dương |
Tả Luộc; tả, hữu Thái Bình; tả, hữu Kinh Thầy; tả hữu Lai Vu; tả, hữu sông Rạng; tả Lạch Tray; Tả, hữu Kinh Môn, hữu Văn Úc và một số tuyến đê dưới cấp III |
639 423 |
91 136 |
9 |
Hưng Yên |
Tả Hồng, tả Luộc |
12 733 |
637 |
10 |
Hà Nam |
Hữu Hồng, tả Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III |
19 989 |
2 132 |
11 |
Quảng Ninh |
Bình Dương; Nguyễn Huệ; Hồng Phong |
18 000 |
450 |
12 |
Hải Phòng |
tả Hóa; tả Thái Bình; tả, hữu Văn Úc; tả, hữu Lạch Tray; tả, hữu sông Cấm |
80 320 |
20 080 |
13 |
Thái Bình |
Hồng Hà I, II; tả, hữu Trà Lý; hữu Luộc; hữu Hóa; |
79 700 |
16 614 |
14 |
Nam Định |
Hữu Hồng; tả, hữu Đào; tả hữu Ninh Cơ; tả Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III |
96 484 |
27 844 |
15 |
Ninh Bình |
Hữu Đáy, Tả Hoàng Long; Trường Yên; tả, hữu Vạc |
46 225 |
14 317 |
16 |
Thanh Hóa |
Tả, hữu sông Mã; tả hữu sông Chu; tả, hữu sông Lèn; tả hữu sông Lạch Trường và một số tuyến đê dưới cấp III |
215 395 |
24 215 |
17 |
Nghệ An |
Tả Lam; Thanh Chương; Nam Đàn; Quỳnh Lưu và một số tuyến đê dưới cấp III |
22 129 |
11 750 |
18 |
Hà Tĩnh |
Đê La Giang và một số tuyến đê dưới cấp III |
123 700 |
35 243 |
19 |
Đồng Tháp |
Đê bao Sa Rài |
3 351 |
838 |
Tổng cộng |
|
2 013 008 |
429 762 |
KHỐI LƯỢNG, KINH PHÍ HẠNG MỤC XỬ LÝ NỀN ĐÊ YẾU
STT |
Tỉnh, thành phố |
Tuyến đê |
Chiều dài (m) |
Kinh phí (triệu đồng) |
1 |
Vĩnh Phúc |
Tả Hồng |
2 000 |
110 000 |
2 |
Hà Nội |
Hữu Hồng |
4 000 |
220 000 |
3 |
Hưng Yên |
Tả Hồng |
3 000 |
165 000 |
4 |
Thái Bình |
Tả Hồng |
4 000 |
180 000 |
5 |
Nam Định |
Tả Ninh Cơ |
3 000 |
165 000 |
6 |
Nghệ An |
Đê tả Lam |
2 000 |
110 000 |
7 |
Hà Tĩnh |
Đê La Giang và một số tuyến đê dưới cấp III |
2 000 |
110 000 |
Tổng cộng |
|
20 000 |
1 060 000 |
KHỐI LƯỢNG, KINH PHÍ HẠNG MỤC XÂY MỚI, SỬA CHỮA CỐNG DƯỚI ĐÊ
STT |
Tỉnh, thành phố |
Tuyến đê |
Số lượng cống |
Khối lượng bê tông (m3) |
Kinh phí (triệu đồng) |
1 |
Thái Nguyên |
Đê Chã, sông Công, hữu Cầu, đê Gang Thép |
17 |
7 500 |
9 000 |
2 |
Phú Thọ |
hữu Lô; hữu Thao; tả Đà và một số tuyến đê dưới cấp III |
67 |
5 870 |
86 000 |
3 |
Vĩnh Phúc |
Tả Hồng; tả Lô; tả, hữu Phó Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III |
8 |
2 800 |
32 000 |
4 |
Hà Nội |
Tả, hữu Hồng; tả, hữu Đuống; tả Cà Lồ; hữu Cầu; tả, hữu Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III |
6 |
740 |
15 000 |
5 |
Bắc Giang |
Tả Cầu; tả, hữu Thương và một số tuyến đê dưới cấp III |
11 |
10 000 |
50 000 |
6 |
Bắc Ninh |
Tả Đuống, hữu Đuống, hữu Cà Lồ, hữu Cầu và một số tuyến đê dưới cấp III |
18 |
13 600 |
71 000 |
7 |
Hải Dương |
Tả Luộc; tả, hữu Thái Bình; tả, hữu Kinh Thầy; tả hữu Lai Vu; tả, hữu sông Rạng; tả Lạch Tray; Tả, hữu Kinh Môn, hữu Văn Úc và một số tuyến đê dưới cấp III |
114 |
85 500 |
463 500 |
8 |
Hưng Yên |
Tả Hồng; tả Luộc |
2 |
3 700 |
18 000 |
9 |
Hà Nam |
Hữu Hồng, tả Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III |
9 |
7 800 |
46 500 |
10 |
Quảng Ninh |
Bình Dương; Nguyễn Huệ; Hồng Phong; |
3 |
750 |
1 500 |
11 |
Hải Phòng |
tả Hóa; hữu Luộc; tả, hữu Thái Bình; hữu sông Mới; tả, hữu Văn Úc; tả, hữu Lạch Tray; tả, hữu sông Cấm, hữu Kinh Thầy, và một số tuyến đê dưới cấp III |
96 |
27 575 |
350 400 |
12 |
Thái Bình |
Hồng Hà I, II; tả, hữu Trà Lý; hữu Luộc; hữu Hóa; và một số tuyến đê dưới cấp III |
53 |
26 254 |
229 667 |
13 |
Nam Định |
Hữu Hồng; tả, hữu Đào; tả hữu Ninh Cơ; tả Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III |
58 |
43 750 |
437 500 |
14 |
Ninh Bình |
Hữu Đáy; tả Hoàng Long, Trường Yên; tả, hữu Vạc |
128 |
63 750 |
12 750 |
15 |
Thanh Hóa |
Tả, hữu sông Mã; tả hữu sông Chu; tả, hữu sông Lèn; tả hữu sông Lạch Trường và một số tuyến đê dưới cấp III |
347 |
80 330 |
352 300 |
16 |
Nghệ An |
Tả Lam; Thanh Chương; Nam Đàn; Quỳnh Lưu và một số tuyến đê dưới cấp III |
200 |
137 282 |
195 241 |
17 |
Hà Tĩnh |
Đê La Giang và một số tuyến đê dưới cấp III |
51 |
26 450 |
133 000 |
Tổng cộng |
|
1 187 |
543 651 |
2 611 358 |
KHỐI LƯỢNG KINH PHÍ HẠNG MỤC TU SỬA, NÂNG CẤP KÈ BẢO VỆ ĐÊ
STT |
Tỉnh, thành phố |
Tuyến đê |
Chiều dài (m) |
Khối lượng đá (m3) |
Kinh phí (triệu đồng) |
1 |
Thái Nguyên |
Đê Chã, sông Công, hữu Cầu, đê Gang Thép |
4.370 |
4 370 |
4 370 |
2 |
Phú Thọ |
hữu Lô; hữu Thao; tả Đà và một số tuyến đê dưới cấp III |
54.223 |
931 353 |
239 519 |
3 |
Vĩnh Phúc |
Tả Hồng; tả Lô; tả, hữu Phó Đáy |
22.200 |
165 000 |
229 500 |
4 |
Hà Nội |
Tả, hữu Hồng, tả, hữu Đuống; tả Cà Lồ; hữu Cầu; tả, hữu Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III |
42.650 |
1 844 150 |
465 900 |
5 |
Bắc Giang |
Tả Cầu; tả, hữu Thương và một số tuyến đê dưới cấp III |
46.125 |
103 925 |
62 355 |
6 |
Bắc Ninh |
Hữu Thái Bình; Tả Đuống, hữu Đuống; hữu Cầu và một số tuyến đê dưới cấp III |
13.000 |
112 500 |
89 500 |
7 |
Hải Dương |
Tả Luộc; tả, hữu Thái Bình; tả, hữu Kinh Thầy; tả hữu Lai Vu; tả, hữu sông Rạng; tả Lạch Tray; Tả, hữu Kinh Môn, hữu Văn Úc và một số tuyến đê dưới cấp III |
37.615 |
400 177 |
387 036 |
8 |
Hưng Yên |
Tả Hồng, tả Luộc |
3.866 |
116 000 |
65 000 |
9 |
Hà Nam |
Hữu Hồng |
2.400 |
1 018 530 |
107 500 |
10 |
Quảng Ninh |
Bình Dương; Nguyễn Huệ; Hồng Phong |
18.000 |
52 000 |
77 000 |
11 |
Hải Phòng |
tả Hóa; Hữu Luộc; tả Thái Bình; tả, hữu Văn Úc; tả, hữu Lạch Tray; tả, hữu sông Cấm, tả sông Hóa, và một số tuyến đê dưới cấp III |
21.056 |
314 000 |
219 000 |
12 |
Thái Bình |
Hồng Hà I, II; tả, hữu Trà Lý; hữu Luộc; hữu Hóa; và một số tuyến đê dưới cấp III |
42.146 |
1 727 137 |
339 768 |
13 |
Nam Định |
Hữu Hồng; tả, hữu Đào; tả hữu Ninh Cơ, tả Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III |
31.819 |
319 787 |
481 031 |
14 |
Ninh Bình |
Hữu Đáy; tả Hoàng Long; Trường Yên; tả, hữu Vạc và một số tuyến đê dưới cấp III |
36.620 |
321 284 |
256 844 |
15 |
Thanh Hóa |
Tả, hữu sông Mã; tả hữu sông Chu; tả, hữu sông Lèn; tả hữu sông Lạch Trường và một số tuyến đê dưới cấp III |
93.187 |
690 890 |
368 254 |
16 |
Nghệ An |
Tả Lam; Thanh Chương; Nam Đàn; Quỳnh Lưu và một số tuyến đê dưới cấp III |
30.576 |
213 401 |
94 582 |
17 |
Hà Tĩnh |
Đê La Giang và một số tuyến đê dưới cấp III |
17.600 |
380 000 |
95 000 |
Tổng cộng |
|
517.453 |
8 714 503 |
3 582 157 |
KHỐI LƯỢNG, KINH PHÍ HẠNG MỤC CỨNG HÓA MẶT ĐÊ BỐI
STT |
Tỉnh, thành phố |
Chiều dài (m) |
Khối lượng bê tông (m3) |
Kinh phí (triệu đồng) |
1 |
Phú Thọ |
14.390 |
11 512 |
10 073 |
2 |
Vĩnh Phúc |
27.130 |
30 000 |
60 000 |
3 |
Hà Nội |
38.600 |
37 660 |
44 440 |
4 |
Bắc Giang |
48.000 |
40 320 |
48 384 |
5 |
Bắc Ninh |
54.650 |
54 650 |
82 100 |
6 |
Hải Dương |
27.510 |
22 074 |
12 141 |
7 |
Hưng Yên |
73.970 |
36 985 |
44 382 |
8 |
Thái Bình |
82.350 |
81 075 |
102 075 |
9 |
Nam Định |
77.994 |
52 022 |
121 346 |
10 |
Thanh Hóa |
9.400 |
11 000 |
23 000 |
Tổng cộng |
453.994 |
377 298 |
547 941 |
KHỐI LƯỢNG, KINH PHÍ HẠNG MỤC XÂY DỰNG TRÀN CỨU HỘ TRÊN ĐÊ PHÂN, CHẬM LŨ VÀ ĐÊ BỐI
STT |
Tỉnh, thành phố |
Chiều dài |
Khối lượng bê tông (m3) |
Kinh phí (triệu đồng) |
1 |
Phú Thọ |
644 |
11 500 |
23 000 |
2 |
Bắc Giang |
1.300 |
15 600 |
18 720 |
3 |
Bắc Ninh |
3.400 |
34 000 |
34 000 |
4 |
Thái Bình |
610 |
17 286 |
57 319 |
5 |
Nam Định |
1.400 |
10 500 |
21 000 |
6 |
Ninh Bình |
730 |
4 380 |
4 818 |
7 |
Thanh Hóa |
6.000 |
45 000 |
90 000 |
Tổng cộng |
14.084 |
138 266 |
248 857 |
KINH PHÍ HẠNG MỤC NÂNG CẤP HẠ TẦNG VÀ TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ QLĐ
STT |
Tỉnh, thành phố |
Kinh phí (triệu đồng) |
Ghi chú |
1 |
Hòa Bình |
17 000 |
|
2 |
Thái Nguyên |
17 000 |
|
3 |
Phú Thọ |
19 600 |
|
4 |
Vĩnh Phúc |
70 000 |
|
5 |
Hà Nội |
76 530 |
|
6 |
Bắc Giang |
67 000 |
|
7 |
Bắc Ninh |
30 000 |
|
8 |
Hải Dương |
49 040 |
|
9 |
Hưng Yên |
9 500 |
|
10 |
Hà Nam |
71 500 |
|
11 |
Quảng Ninh |
1 600 |
|
12 |
Hải Phòng |
66 000 |
|
13 |
Thái Bình |
69 980 |
|
14 |
Nam Định |
34 000 |
|
15 |
Ninh Bình |
6 000 |
|
16 |
Thanh Hóa |
69 000 |
|
17 |
Nghệ An |
21 300 |
|
18 |
Hà Tĩnh |
31 500 |
|
19 |
Đồng Tháp |
17 000 |
|
Tổng cộng |
743 550 |
|