Nghị quyết 66/2013/NQ-HĐND phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ cho tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

Số hiệu 66/2013/NQ-HĐND
Ngày ban hành 11/12/2013
Ngày có hiệu lực 21/12/2013
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Nguyễn Văn Quang
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/2013/NQ-HĐND

Hòa Bình, ngày 11 tháng 12 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÒNG, CHỐNG LŨ CHO CÁC TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006; Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dn thi hành một số điều của Luật Đê điu;

Căn cứ Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình;

Sau khi xem xét Tờ trình số 35/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra ca Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, với những nội dung sau:

I. Mục tiêu

1. Điều chỉnh vùng bảo v, xác đnh lưu lượng, mực nước lũ thiết kế tại các điểm chuẩn của các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, gm: Sông Đà, sông Bôi và sông Thanh Hà.

2. Xác định chỉ giới tuyến thoát lũ cho các tuyến sông chính có đê.

3. Xác định các giải pháp công trình, phi công trình phòng chống lũ đi với các tuyến sông chính trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đ phòng, chống lũ có hiệu quả và lập tiến độ thực hiện.

4. Làm cơ sở để lập quy hoạch đê điu, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác có liên quan của các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

II. Phạm vi Quy hoạch

Phạm vi quy hoạch là toàn bộ các tuyến sông chính có đê và chưa có đê trên địa bàn tỉnh Hòa Bình gồm sông Đà, sông Bôi, sông Thanh Hà, sông Bùi, sông Lạng và sông Bưởi, với 11 đơn vị hành chính bao gồm các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Kỳ Sơn, Cao Phong và thành phố Hòa Bình.

III. Tiêu chuẩn phòng, chống lũ

1. Tiêu chuẩn thiết kế phòng lũ đối với các tuyến sông có đê

- Tại tuyến sông Đà:

Bảo đảm chống được lũ có chu kỳ 300 năm (tần suất 0,33%), tương ng với mực nước sông Đà tại Trạm Thủy văn Hòa Bình là 24,19m và thoát được lưu lượng tối thiểu là 15.500 m3/s.

- Tại tuyến sông Bôi: Bảo đảm chống được lũ có chu kỳ 20 năm (tần suất 5%); tương ứng với mực nước sông Bôi tại vị trí cầu thị trn Chi Nê, huyện Lạc Thủy là 7,91m và thoát được lưu lượng tối thiểu là 2.918 m3/s.

- Tại tuyến sông Thanh Hà: Bảo đảm chống được lũ có chu kỳ 20 năm (tn suất 5%), tương ứng với mực nước sông Thanh Hà tại tại cu Thanh Lương (đường HChí Minh) là 6,25m và thoát được lưu lượng tối thiểu là 84 m3/s.

(Lưu lượng, tần suất lũ thiết kế của các tuyến đê chi tiết theo Bảng 1)

2. Chỉ giới hành lang thoát lũ đối với các tuyến sông có đê

2.1. Tuyến sông Đà:

Ranh giới tuyến thoát lũ phía Tả sông Đà vcơ bản được xác đnh đi theo tuyến đường Hòa Bình, đê Ngòi Dong và Đường 434 (nay là Quốc lộ 70) đến địa phận tỉnh Phú Thọ, phía Hữu Sông Đà đi theo tuyến đê Đà Giang, Quc lộ 6 cũ, đê Trung Minh và đê Phú Cường (đường Pheo - Chẹ hay đường 445) đến địa phận thành phố Hà Nội. Chiều rộng hành lang thoát lũ bình quân từ 400m đến 600m.

Riêng tuyến suối Chăm đoạn dọc theo đê Quỳnh Lâm, hành lang thoát lũ có chiều rộng bình quân là 200m.

2.2. Tuyến sông Bôi:

[...]