Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Nghị quyết 119/NQ-HĐND năm 2023 về chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực nông nghiệp tại Kỳ họp thứ 6, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Khóa X

Số hiệu 119/NQ-HĐND
Ngày ban hành 15/06/2023
Ngày có hiệu lực 15/06/2023
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Bùi Văn Nghiêm
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 119/NQ-HĐND

Vĩnh Long, ngày 15 tháng 6 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN VỀ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TẠI KỲ HỌP THỨ 6, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH, KHÓA X

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20/11/2015;

Trên cơ sở kết quả chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6, Hội đồng nhân dân tỉnh, Khóa X; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh ghi nhận các giải pháp, cam kết do Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo các cơ quan chuyên môn đã đề ra tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn liên quan đến nội dung “Công tác quy hoạch vùng trồng, quá trình thực hiện quy hoạch, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật canh tác, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; việc cấp mã số vùng trồng, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, các tiêu chuẩn chất lượng (VietGRAP, theo quy trình VietGRAP, theo tiêu chuẩn EU và các nước); việc xây dựng nhãn hiệu thương hiệu nông sản, liên kết sản xuất tiêu thụ, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đóng gói nông sản chủ lực phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu”.

Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các giải pháp đã cam kết với Hội đồng nhân dân tỉnh, cụ thể như sau:

1. Giải pháp về cơ chế chính sách

a) Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các văn bản chỉ đạo có liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Bảo vệ thực vật.

b) Tổ chức triển khai thực hiện tốt các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, phát triển giống, thủy lợi, kết cấu hạ tầng và chế biến nông sản, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản, ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp (Có Phụ lục danh mục các Nghị quyết HĐND tỉnh đính kèm).

c) Căn cứ tình hình thực tế của địa phương và khả năng cân đối ngân sách, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục nghiên cứu tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình ban hành các chính sách hỗ trợ đặc thù thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

d) Thực hiện có hiệu quả cơ chế quản lý, giám sát mã số vùng trồng nhằm duy trì và phát triển các mã số vùng trồng đã được cấp, phát triển mã số vùng trồng mới, phòng ngừa và xử lý các vi phạm về mã số vùng trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các giải pháp nêu trên theo phân cấp và quy định (Thường xuyên, hàng năm).

2. Giải pháp về hạ tầng nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện Kế hoạch Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025; phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc vận hành các công trình thủy lợi, chủ động trong điều tiết nguồn nước, ngăn mặn, lấy nước, trữ và cấp nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh.

Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin thị trường về nhu cầu sản phẩm, sản lượng, giá cả nông sản,... để nông dân chủ động định hướng sản xuất, hỗ trợ tìm đầu ra ổn định, bền vững cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

Từng bước mời gọi đầu tư, phát triển các nhà máy, cơ sở thu mua, bảo quản chế biến và tiêu thụ nông sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thực hiện có hiệu quả đầu tư hạ tầng nông nghiệp, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến, hỗ trợ thu mua, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.

3. Giải pháp về nhân lực

Hỗ trợ, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đối với thành viên, người lao động đang làm công tác quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các tổ chức kinh tế tập thể và đưa lao động trẻ về làm việc tại tổ chức kinh tế tập thể; chú trọng hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã; xây dựng giải pháp liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ sản xuất, nhất là nhóm sản phẩm cây trồng chủ lực và tiềm năng nhằm thúc đẩy phát triển hợp tác xã cả về chiều rộng và chiều sâu.

Hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên minh Hợp tác xã triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình đào tạo, hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp; các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

4. Giải pháp về tài chính

Bố trí đảm bảo kinh phí sự nghiệp nông nghiệp, quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng mã số vùng trồng, hỗ trợ liên kết sản xuất tiêu thụ và hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp; lồng ghép kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ, kinh phí xây dựng Nông thôn mới, hỗ trợ ngân sách các theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh, tăng cường xúc tiến đầu tư, kêu gọi xã hội hóa để phát triển nông nghiệp.

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phối hợp triển khai các chủ trương, chính sách, bố trí đủ kinh phí để thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

5. Giải pháp định hướng, thực hiện vùng trồng

[...]