HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
108/2015/NQ-HĐND
|
Quảng Bình, ngày 17
tháng 7 năm 2015
|
NGHỊ QUYẾT
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16
tháng 12 năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của
Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy
chế xem xét quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết
toán ngân sách địa phương;
Căn cứ vào Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014, Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014
của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020;
hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các Công văn: Số 5318/BKHĐT-TH ngày
15/8/2014, số 1100/BKHĐT-TH ngày 27/02/2015 về xây dựng kế hoạch đầu tư công
trung hạn 2016 - 2020; dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư giai đoạn
2016 - 2020;
Qua xem xét Tờ trình số 719/TTr-UBND
ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc thông qua
Nghị quyết về Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 của tỉnh Quảng
Bình (nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý); sau khi nghe Báo cáo thẩm tra của Ban
Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Kế hoạch đầu tư
công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 của tỉnh Quảng Bình (nguồn vốn ngân sách tỉnh
quản lý) như sau:
Tổng số vốn đầu tư phát triển giai
đoạn 2016 - 2020: 3.662 tỷ đồng
(Ba ngàn, sáu trăm sáu mươi hai tỷ
đồng)
Bao gồm:
1. Vốn do các huyện, thị xã, thành phố phân bổ: 1.576 tỷ
đồng
- Vốn ngân sách tập trung: 526 tỷ đồng
- Vốn thu cấp quyền sử dụng đất: 1.050 tỷ đồng
2.
Vốn do ngân sách tỉnh phân bổ: 2.086 tỷ đồng
-
Vốn ngân sách tập trung: 789 tỷ đồng
-
Vốn thu cấp quyền sử dụng đất:
650 tỷ đồng
-
Vốn xổ số kiến thiết: 221 tỷ đồng
-
Thu phí sử dụng bến bãi tại Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo: 351 tỷ đồng
-
Thu phí tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: 75 tỷ đồng
3. Cơ cấu phân bổ, nguồn vốn đầu tư
phát triển giao cho các huyện, thị xã, thành phố phân bổ và số vốn đầu tư do
ngân sách tỉnh phân bổ của các dự án trong giai đoạn 2016 - 2020 tại các Phụ
lục từ số 1 đến số 16 của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020
(nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý) kèm theo.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh
triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 (nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý) theo đúng quy định của Luật Đầu tư
công, văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan.
Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh, Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem
xét, giải quyết và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Điều 3. Giao Thường trực
Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết
này.
Điều 4. Nghị
quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày
thông qua.
Nghị
quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVI, kỳ họp thứ 15
thông qua ngày 17 tháng 7 năm 2015./.
Nơi nhận:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các Ban và các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Báo Quảng Bình; Đài PT-TH Quảng Bình;
- Trung tâm Tin học - Công báo tỉnh;
- Lưu: VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.
|
CHỦ
TỊCH
Lương Ngọc Bính
|
KẾ HOẠCH
ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN 5 NĂM 2016 - 2020 TỈNH
QUẢNG BÌNH (NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TỈNH QUẢN LÝ)
(Kèm theo Nghị quyết số 108/2015/NQ-HĐND ngày 17/7/2015 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Quảng Bình)
Phần thứ
nhất
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TỈNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
1. Tình
hình phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2011 - 2015
Giai
đoạn 2011 - 2015, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và chính sách tái cơ cấu
đầu tư công theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những
giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm
an sinh xã hội, nền kinh tế của tỉnh gặp nhiều khó khăn thách thức. Nguồn lực
ngân sách nhà nước hạn chế nên phải ưu tiên tập trung để thanh toán khối lượng
hoàn thành, nợ đọng xây dựng cơ bản từ năm 2010 trở về trước và các dự án
chuyển tiếp sang giai đoạn 2011 - 2015.
Công
tác phân bổ nguồn lực, giao kế hoạch vốn đã bám sát, tuân thủ các quy định của
pháp luật về quản lý vốn đầu tư XDCB. Từ năm 2012 thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg
ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn
ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, việc giao kế hoạch đảm bảo tập
trung, tránh đầu tư dàn trải, khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB. Việc bố trí
vốn đảm bảo các tiêu chí, định mức phân bổ theo Nghị quyết số 148/2010/NQ-HĐND ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Hội
đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số
13/2010/QĐ-UBND ngày 22/11/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành tiêu chí, định
mức phân bổ chi đầu tư phát triển tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015; bố trí
đủ mức vốn tối thiểu cho 2 lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học -
công nghệ và vốn chuẩn bị đầu tư theo hướng dẫn của Trung ương. Số vốn còn lại
đã ưu tiên bố trí vốn cho các dự án trọng điểm của tỉnh, các dự án kết cấu hạ
tầng thuộc lĩnh vực giao thông, thủy lợi, phát triển nông nghiệp nông thôn, xây
dựng nông thôn mới, phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm, giảm nghèo, bảo vệ
môi trường; các lĩnh vực văn hóa - xã hội; quốc phòng - an ninh; hỗ trợ phát
triển các vùng miền núi, vùng khó khăn, góp phần trong việc thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của địa phương.
Các dự
án được thực hiện đầu tư phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, cấp huyện và quy hoạch ngành đã được phê duyệt; tuân thủ các quy hoạch đô
thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Danh mục các dự án đầu tư trong kế hoạch đầu tư hàng năm được
thường trực HĐND tỉnh thông qua, đảm bảo điều kiện ghi kế hoạch vốn để khởi
công dự án (có quyết định đầu tư trước 31/10 năm trước năm kế hoạch...). Quy
trình thủ tục thẩm định, phê duyệt đảm bảo theo các quy định của Nhà nước về
quản lý đầu tư và xây dựng.
Kết
quả cụ thể trên các lĩnh vực:
- Từng bước đầu tư xây dựng cơ bản hoàn chỉnh, đồng bộ hệ
thống giao thông: quốc lộ, các tuyến tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã, dần
đưa hệ thống các tuyến đường giao thông chính vào đúng cấp bậc kỹ thuật quy
định; trong đó ưu tiên đầu tư các công trình quan trọng, có tính chiến lược,
tạo đột phá trong phát triển KT - XH của tỉnh. Trong giai đoạn 2011 - 2015, đã
tập trung đầu tư hoàn thành nhiều dự án như: Cầu và đường về xã Văn Hóa, cầu
Trung Quán, đường về xã Thượng Trạch, đường nối QL12A đi xã Ngư Hóa, Xây dựng Quốc lộ 12A đoạn tránh Nhà máy Xi măng Sông Gianh, trục đường chính Bắc - Nam
rộng 60m, xã Bảo Ninh (giai đoạn 1)... Tập trung
huy động các nguồn lực thực hiện chương trình
cứng hóa giao thông nông thôn.
- Đã tích cực làm việc với các Bộ ngành TW, tổ chức
quốc tế để tranh thủ nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển. Trong giai đoạn 2011 - 2015, đã đầu tư hoàn
thành các dự án: Dự án vệ sinh môi trường thành phố Đồng Hới, dự án năng lượng nông thôn (RE II) giai đoạn 2, Dự án
phát triển nông thôn tổng hợp miền trung tỉnh Quảng Bình… các dự án thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ đề ra đã góp
phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tập trung đầu tư hoàn thành các công trình thủy lợi như: Hồ Sông Thai, hồ Thác
Chuối, Troóc Trâu, hồ Vực Nồi, Mù
U, Vân Tiền, đập Khe Dổi, thủy lợi Thượng Mỹ Trung, đê
Lùng Tréo, hồ Bàu Sen… Chú trọng đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi, các hồ chứa, cải tạo, nâng cấp an
toàn hồ đập đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất, sinh hoạt; đến năm 2015 nâng
tỷ lệ tưới chủ động lên 96,5% diện tích lúa.
- Quan tâm đầu tư hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng
đô thị Đồng Hới, Ba Đồn và các
đô thị khác trong tỉnh. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống giao thông trục chính
trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị; kết hợp đầu tư đồng bộ hệ thống
cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, cấp điện và các công trình hạ tầng kỹ
thuật khác.
- Đầu
tư hệ thống cung cấp nước sạch và nước hợp vệ sinh cho khu đô thị, khu công
nghiệp và khu dân cư tập trung. Đến năm 2015, có 95% dân cư đô thị dùng nước
sạch và 83% dân cư nông thôn được dùng nước sạch hợp vệ sinh (mục tiêu đến 2015 đạt 95% và 75 - 80%).
- Kết
cấu hạ tầng văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư: Đến năm 2015 có 89 xã có điểm
bưu điện văn hóa xã, đạt tỷ lệ 55,97%; 32% trường mầm non, 72% trường tiểu học,
45% trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia; toàn tỉnh có 132/159 (83,0%) xã, phường,
thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y
tế (mục tiêu đến năm 2015 đạt 80 - 85%). Đã tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn thành và
đưa vào sử dụng các công trình văn hóa: Quảng trường biển Đồng Hới; bảo tồn,
tôn tạo và nâng cấp Khu Lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh; bảo tồn, tôn tạo
di tích lịch sử Thành Đồng Hới (tuyến đường dạo 1); Thư viện tỉnh; mua sắm nội
thất tại đền thờ các Anh hùng Liệt sỹ đường 20 Quyết Thắng…
Ngoài
những dự án đã hoàn thành, phát huy hiệu quả đầu tư, tỉnh đang triển khai một
số dự án trọng điểm như: Cầu Nhật Lệ 2; cải tạo, nâng cấp đường 565 (đường 16
cũ); đường nối từ Khu kinh tế Hòn La đến KCN xi măng tập trung Tiến - Châu -
Văn Hóa; trụ sở Tỉnh ủy, Trung tâm Văn hóa tỉnh… khi hoàn thành sẽ tạo động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời thay đổi bộ mặt đô thị
Đồng Hới.
2. Kết
quả thực hiện nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 - 2015
Tổng
vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách thực hiện 5 năm 2011 - 2015 là
2.699 tỷ đồng, tăng 79% (1.192 tỷ đồng ) so với thời kỳ 2006 - 2010, bao gồm:
- Vốn
ngân sách tập trung: 980,5 tỷ đồng.
- Vốn
thu cấp quyền sử dụng đất: 1.456 tỷ đồng.
- Nguồn
thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương (xổ số
kiến thiết, thu phí cửa khẩu Cha Lo, thu phí Phong Nha để lại cho đầu tư): 263
tỷ đồng.
Trong đó:
2.1.
Vốn do huyện, thị xã, thành phố phân bổ: 1.477 tỷ đồng.
-
Vốn ngân sách tập trung: 390 tỷ đồng.
-
Vốn thu cấp quyền sử dụng đất: 1.087 tỷ đồng.
2.2.
Vốn do ngân sách tỉnh phân bổ: 1.221,5 tỷ đồng.
-
Vốn ngân sách tập trung: 590,5 tỷ đồng.
-
Vốn thu cấp quyền sử dụng đất: 368,5 tỷ đồng.
-
Nguồn thu phí Cha Lo: 118,5 tỷ đồng.
-
Nguồn thu phí Phong Nha: 18,3 tỷ đồng.
-
Nguồn XSKT: 125,7 tỷ đồng.
3.
Tình hình xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản
Thời
gian qua, UBND tỉnh đã thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày
10/10/2012; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu
Chính phủ, đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 28/6/2013 và Chỉ thị số
11/CT-UBND ngày 31/7/2013 về quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng XDCB, yêu cầu các
sở, ngành, địa phương rà soát số liệu nợ đọng và xây dựng kế hoạch, lộ trình xử
lý nợ đọng.
Công
tác phân bổ vốn hàng năm tập trung trả
nợ công trình hoàn thành, chuyển tiếp, vốn đối ứng ODA, đối ứng nguồn ngân sách
TW, từng bước giảm dần nợ đọng xây dựng cơ bản. Theo tổng hợp báo cáo của các ngành và các địa phương, tổng
số nợ XDCB tính đến thời điểm 31/12/2014 nguồn vốn ngân sách tỉnh là 191,5 tỷ
đồng (trong đó nợ khối lượng cầu Nhật Lệ 2 là 103,5 tỷ đồng do đây là công
trình trọng điểm của tỉnh, phải đẩy nhanh tiến độ thi công).
Trong kế hoạch năm 2015, ngân sách tỉnh đã bố trí 23,2 tỷ
đồng trong tổng vốn đầu tư phát triển để trả nợ XDCB. Đến nay, tổng số nợ đọng
XDCB nguồn vốn ngân sách tỉnh còn 171,9 tỷ đồng sẽ tổng hợp, trả nợ hết trong
kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020.
Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014, trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn
2016 - 2020 thanh toán dứt điểm các khoản nợ đọng xây
dựng cơ bản từ năm 2014 trở về trước. Năm 2015 trở đi, các cấp, các
ngành phải quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công, không để phát sinh thêm nợ đọng. Chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm trong việc lập, thẩm
định, phê duyệt các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền. Đối với các dự án khởi công
mới, các cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô
của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu đã được phê duyệt; không quyết định
đầu tư khi chưa xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân
sách. Rà soát các dự án thực hiện, hoàn thành tại điểm dừng kỹ thuật hợp lý,
phù hợp với khả năng nguồn vốn nhất là các dự án sử dụng vốn hỗ trợ có mục tiêu
của Chính phủ, vốn trái phiếu Chính phủ.
Tăng cường công tác giám sát đánh giá đầu tư, xem xét không
điều chỉnh dự án và bố trí kế hoạch vốn cho các dự án không có báo cáo giám
sát, đánh giá đầu tư theo quy định. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các công
trình, dự án để kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các trường hợp vi phạm.
Chấn chỉnh và tăng cường quản lý tạm ứng và hoàn tạm ứng vốn XDCB.
4. Một số khó khăn, tồn tại, hạn chế
- Do
ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong những năm đầu của kế hoạch và chính sách
tái cơ cấu đầu tư công của Chính phủ nên nguồn vốn cho đầu tư phát triển gặp
nhiều khó khăn, nhiều dự án cấp bách, cần thiết chưa triển khai được.
- Một
số chủ đầu tư thực hiện chưa đúng quy định của nhà nước, thực hiện vượt số vốn
được bố trí gây nợ xây dựng cơ bản. Việc kê khai, xác minh nợ đọng của các chủ
đầu tư chưa thực hiện tốt.
- Trách nhiệm của một số
chủ đầu tư trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng còn hạn chế, do đó việc
lập, thẩm định, phê duyệt, thẩm tra thiết kế, dự toán còn nhiều sai sót, dự án
phải điều chỉnh nhiều lần dẫn đến chậm tiến độ thực hiện.
- Công tác báo cáo giám sát đánh giá đầu tư chưa được các chủ đầu tư quan tâm
đúng mức. Nhiều chủ đầu tư thực hiện báo cáo giám sát đánh giá đầu tư dự án
chưa đúng theo quy định.
Phần thứ hai
KẾ HOẠCH ĐẦU
TƯ CÔNG TRUNG HẠN 5 NĂM 2016 - 2020 TỈNH QUẢNG BÌNH (NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TỈNH)
1. Nguyên tắc
lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020
- Phù hợp với
các mục tiêu phát triển tại Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Bình đến 2020; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của
địa phương và các quy hoạch khác đã được phê duyệt.
- Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và
thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế của tỉnh.
- Việc phân bổ
vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư
công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Bảo đảm quản
lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp
trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho địa phương theo quy định của pháp
luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Trong tổng
số vốn Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020, phân bổ 85% tổng số vốn, còn
lại 15% để dự phòng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai kế
hoạch đầu tư công trung hạn trong từng năm cụ thể.
2. Ưu tiên bố
trí vốn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn
Thực hiện phân
bổ vốn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 đảm bảo đúng luật, đúng
thẩm quyền; bố trí đủ vốn cho lĩnh vực giáo dục đào tạo - dạy nghề, lĩnh vực
khoa học và công nghệ theo đúng quy định; thứ tự ưu tiên bố trí vốn thực hiện
theo các quy định tại Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 về lập Kế hoạch đầu tư
công trung hạn 5 năm 2016 - 2020, Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 về tăng
cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công và Chỉ
thị số 11/CT-TTg ngày 29/5/2015 về xây dựng Kế hoạch phát triển KT - XH và dự
toán ngân sách nhà nước năm 2016, cụ thể như sau:
- Ưu tiên một:
Bố trí vốn hỗ trợ đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP.
- Ưu tiên hai:
Bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA.
- Ưu tiên ba: Thanh
toán trả nợ đọng xây dựng cơ bản và hoàn vốn đã ứng trước.
- Ưu tiên bốn:
Bố trí vốn cho những công trình hoàn thành trước ngày 31/12/2015 nhưng còn
thiếu vốn, các công trình chuyển tiếp, dở dang của giai đoạn 2011 - 2015 chuyển
sang giai đoạn 2016 - 2020. Trường hợp vượt quá khả năng cân đối vốn phải thực
hiện việc điều chỉnh giảm quy mô, điểm dừng kỹ thuật hợp lý nhằm phát huy hiệu
quả dự án, tránh lãng phí nguồn vốn đầu tư.
- Số vốn còn
lại bố trí khởi công mới một số dự án thực sự cần thiết, cấp bách theo đúng quy
định của Luật Đầu tư công.
Hiện nay, đơn
giá vật liệu xây dựng ổn định, đơn giá nhân công theo quy định tại Thông tư
01/2015/TT-BXD ngày 20/3/2015 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xây dựng đơn giá
nhân công trong xây dựng cơ bản giảm so với trước đây. Vì vậy, dự kiến vốn bố
trí cho các dự án chuyển tiếp, dự án khởi công mới bằng 90% so với tổng mức đầu
tư của các dự án, phần vốn còn lại sẽ bố trí khi có quyết định quyết toán.
3. Nguồn vốn
đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020
3.1. Cơ sở xác
định nguồn lực giai đoạn 2016 - 2020
Căn cứ các
hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014,
hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 5318/BKHĐT-TH ngày 15/8/2014
và văn bản số 1100/BKHĐT-TH ngày 27/02/2015 về xây dựng Kế hoạch đầu tư công
trung hạn 2016 - 2020.
3.2. Nguồn vốn
đầu tư
3.2.1. Nguồn
ngân sách tập trung
- Số vốn ngân
sách tập trung Trung ương giao cho tỉnh ổn định giai đoạn 2011 - 2015 là 196,1
tỷ đồng/năm; phân bổ ngân sách tỉnh/ngân sách huyện theo tỷ lệ 60%:40%.
- Theo hướng
dẫn tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản
số 1100/BKHĐT-TH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn ngân sách tập trung giai
đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân là 10%/năm, tổng vốn ngân sách tập trung trong
5 năm gấp khoảng 6,7 lần năm 2015 (196,1 tỷ đồng x 6,7lần) khoảng 1.314 tỷ đồng
được bố trí chia đều cho 5 năm, mỗi năm 262,774 tỷ đồng, trên cơ sở đó lấy tròn
mỗi năm 263 tỷ đồng, tổng số là 1.315 tỷ đồng.
- Phân bổ giai
đoạn 2016 - 2020: Ngân sách tỉnh 60%, ngân sách cấp huyện 40%, cụ thể: Ngân
sách tỉnh 789 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện 526 tỷ đồng.
3.2.2. Nguồn
thu cấp quyền sử dụng đất
Thu tiền cấp
quyền sử dụng đất từ năm 2011 đến năm 2015 bình quân là 371,304 tỷ đồng/năm.
Trong điều kiện nền kinh tế đang trên đà hồi phục, thị trường bất động sản các
năm tiếp theo đang dần ấm lên, nên mức thu tiền sử dụng đất cho giai đoạn 2016 -
2020 là 400 tỷ đồng/năm.
Tổng thu cấp
quyền sử dụng đất 2016 - 2020 dự kiến là 2.000 tỷ đồng.
Căn cứ theo tỷ
lệ phân chia nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện phân
bổ như sau:
- Ngân sách tỉnh phân bổ: 650 tỷ đồng
- Ngân sách huyện, xã phân bổ: 1.050 tỷ đồng
- Trích quỹ phát triển đất: 300 tỷ đồng
3.2.3. Các nguồn thu để lại chưa đưa vào cân
đối ngân sách
a) Phí sử dụng bến bãi qua Cửa khẩu
Quốc tế Cha Lo
Năm 2015 thu đạt 59 tỷ đồng, giai đoạn 2016 -
2020 dự kiến tăng bình quân 10%/năm, tổng thu 390 tỷ đồng.
Phân bổ như sau:
- Để lại 10% (39 tỷ đồng) để chi phục vụ công
tác thu theo Nghị quyết số 86/2014/NQ-HĐND.
- Ngân sách tỉnh phân bổ
90%: 351 tỷ đồng.
+ Trích 35% để đầu tư cho các công trình phát
triển hạ tầng tại Khu kinh tế Cha Lo: 123 tỷ đồng.
+ Trích 65% để đầu tư các
công trình trên địa bàn tỉnh: 228 tỷ đồng.
b) Thu phí tại Vườn Quốc gia Phong Nha
- Kẻ Bàng
Bao gồm: Nguồn thu phí
tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng do Trung tâm Du lịch Phong Nha quản lý và
thu phí các tuyến du lịch khác do BQL Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng quản
lý. Tổng thu dự kiến giai đoạn 2016 - 2020 là 200 tỷ đồng, phân bổ như sau:
- Điều tiết 50% cho Vườn Quốc gia Phong Nha -
Kẻ Bàng 100 tỷ đồng theo Nghị quyết số 93/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
- Số kinh phí 50% còn lại 100 tỷ phân bổ: 20%
cho xã Sơn Trạch: 20 tỷ đồng, 5% cho huyện Bố Trạch: 5 tỷ đồng và 75% cho ngân
sách tỉnh: 75 tỷ đồng (trong đó đầu tư các dự án tại khu vực Vườn QG PN - KB
37,5 tỷ đồng).
c) Xổ số kiến thiết
Bình quân thu
từ xổ số giai đoạn 2011 - 2014 tăng 24%/năm, trong đó năm 2014 thu 29.895 triệu
đồng. Dự kiến giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 10%/năm, tổng thu giai đoạn
2016 - 2020 dự kiến 221 tỷ đồng. Căn cứ theo Nghị quyết số 68/2006/NQ-QH11 ngày
13/10/2006 của Quốc hội, được phân bổ như sau:
- Chi cho lĩnh
vực giáo dục đào tạo, dạy nghề: 70% (155 tỷ đồng).
- Chi cho lĩnh
vực y tế: 30% (66 tỷ đồng).
3.2.4. Tổng nguồn vốn
đầu tư phát triển giai đoạn 2016 - 2020: 3.662 tỷ đồng:
a) Vốn do ngân sách
tỉnh phân bổ: 2.086 tỷ đồng
- Vốn ngân sách tập trung:
789 tỷ đồng
- Vốn thu cấp quyền sử
dụng đất: 650 tỷ đồng
- Nguồn thu phí Cha Lo: 351
tỷ đồng
- Nguồn thu phí Phong Nha: 75 tỷ đồng
- Nguồn XSKT: 221 tỷ đồng
b) Vốn do cấp huyện, thị xã, thành phố
phân bổ: 1.576
tỷ đồng
- Vốn ngân sách tập trung:
526 tỷ đồng
- Vốn thu cấp quyền sử dụng
đất: 1.050 tỷ đồng
3.3. Phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách
tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 (có các Phụ lục chi tiết kèm theo):
Tổng nguồn vốn: 2.086 tỷ đồng
3.3.1. Bố trí cho các
nhiệm vụ: 806 tỷ đồng
- Chuẩn bị đầu tư: 25 tỷ
đồng
- Hỗ trợ đầu tư XD CSHT ngoài hàng rào và hỗ
trợ các dự án PPP (đối tác công tư): 100 tỷ đồng
- Hỗ trợ DN cung cấp DV
công ích: 5 tỷ đồng
- Bố trí vốn đối ứng ODA:
363 tỷ đồng (Phụ lục 3)
- Dự phòng (15%): 313 tỷ đồng
3.3.2. Bố trí cho các lĩnh vực theo quy định:
989 tỷ đồng
- Khoa học - công nghệ (2%
NSTT và thu QSDĐ): 29 tỷ đồng (Phụ lục 4)
- Giáo dục - đào tạo: 443
tỷ đồng (Phụ lục 5)
+ NSTT + thu cấp quyền SD đất (20%) 288 tỷ
đồng
+ Xổ số kiến thiết (70%): 155 tỷ đồng
- Y tế - bảo vệ sức khỏe: 66
tỷ đồng (Phụ lục 6)
+ Xổ số kiến thiết (30%): 66 tỷ đồng
- Thu phí tại Cửa khẩu
Cha Lo đầu tư hạ tầng Khu kinh tế Cha lo: 123 tỷ đồng (Phụ lục 7)
- Thu phí tại Vườn QG
Phong Nha - Kẻ Bàng đầu tư các dự án tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: 37,5
tỷ đồng (Phụ lục 8)
- Trả nợ cầu Nhật Lệ 2: 103,5 tỷ đồng
- Bố trí cho các công trình trọng điểm: 187
tỷ đồng
+ Cầu Nhật Lệ II: 50 tỷ đồng
+ Trụ sở Tỉnh ủy: 57 tỷ đồng
+ Trung tâm Văn hóa tỉnh: 80 tỷ đồng
3.3.3. Bố trí cho các lĩnh vực khác: 291 tỷ
đồng, gồm:
- Quản lý nhà nước: 37
tỷ đồng (Phụ
lục 9)
- An ninh quốc phòng:
37 tỷ đồng (Phụ lục 10)
- Nông nghiệp và
PTNT: 56 tỷ đồng (Phụ lục 11)
- Y tế - bảo vệ sức
khỏe: 12 tỷ đồng (Phụ lục 6)
- Giao thông - vận
tải: 87 tỷ đồng (Phụ lục 12)
- Công nghiệp - điện:
10 tỷ đồng (Phụ lục 13)
- Thương mại - du
lịch: 18 tỷ đồng (Phụ lục 14)
- Văn hóa - thể thao -
LĐTBXH: 18 tỷ đồng (Phụ lục 15)
- Hạ tầng công cộng: 16
tỷ đồng (Phụ lục 16)