BỘ Y TẾ
THANH TRA BỘ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 191/KL-TTrB
|
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2015
|
KẾT LUẬN THANH TRA
VỀ
VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT DÂN SỐ CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ VEN BIỂN TẠI SỞ Y TẾ
TỈNH QUẢNG NGÃI
Thực hiện Quyết
định thanh tra số 137/QĐ-TTrB ngày 02 tháng 7 năm 2015 của
Chánh Thanh tra Bộ Y tế về việc thanh tra việc thực hiện Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển tại Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, Đoàn thanh tra đã tiến
hành thanh tra tại Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi về nội dung trên.
Xét báo cáo kết quả thanh tra ký ngày
08/9/2015 của Trưởng Đoàn thanh tra, ý kiến giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra,
Chánh Thanh tra Bộ Y tế kết luận như sau:
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Thông tin chung về tỉnh Quảng
Ngãi liên quan nội dung thanh tra:
Tỉnh Quảng Ngãi
có diện tích đất tự nhiên 5.152,69 km2, dân số 1.246.165 người, trong
đó phụ nữ trong diện tuổi sinh đẻ từ
15-49 tuổi có chồng 208.074 người.
Toàn tỉnh có 14 huyện, thành phố, trong đó bao gồm: 6 huyện miền núi, 5 huyện đồng bằng, 1 huyện trung du, 1 huyện đảo và 1 thành phố. Tỉnh Quảng
Ngãi có 3 huyện ven biển, một huyện đảo và thành phố Quảng Ngãi với 23 xã ven biển, 03 xã đảo có quy mô dân số
chiếm khoảng 58,16% dân số toàn tỉnh. Bờ biển Quảng Ngãi dài khoảng 130 km với 6 cửa biển, trong đó có cảng biển nước
sâu gần với khu kinh tế Dung Quất;
các cửa biển Sa Kỳ, Sa Huỳnh, Mỹ Á, Cửa Đại, Cửa Lờ, Sa Cần gắn với cảng cá, đã và sẽ được xây
dựng là điều kiện để
phát triển các nghề khai thác biển. Một số bãi biển có cảnh quan đẹp gắn với các khu du lịch như: Mỹ Khê,
Sa Huỳnh, Khe Hai. Ngư trường Quảng Ngãi có
khoảng 11.000 km2. Trữ
lượng hải sản chủ yếu là cá, khoảng 68.000 tấn với khả năng khai
thác là 27.000 tấn/năm. Diện tích tiềm năng nuôi trồng thủy sản ven biển khoảng 10.000 ha. Huyện đảo Lý Sơn
vừa có tiềm năng phát triển kinh tế
biển, vừa là tiền tiêu quan trọng về quốc phòng - an ninh.
Dân số các xã thuộc ven biển, đảo chiếm 25% dân số toàn tỉnh. Tỷ suất sinh thô 17‰, tỷ suất chết thô 5,6‰, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 11‰, tỷ lệ sử dụng biện
pháp tránh thai 72%, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên 12%. Qui
mô dân số ven biển, đảo chưa đạt qui
mô dân số ổn định mặc dù thấp hơn mục tiêu đề ra, tỉ
lệ sinh con thứ ba trở lên còn cao so với mức trung bình của tỉnh, dân cư đến các khu công nghiệp, khu kinh tế ngày càng đông.
Triển khai thực hiện Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg ngày 09/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án
kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn
2009-2020 (Đề án 52); Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011; Quyết
định số 1199/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) giai đoạn 2012 -
2015; Theo các Quyết định này, Đề án
kiểm soát dân số các vùng biển đảo và
ven biển được đưa vào thành một Đề án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2012-2015.
2. Tình hình tổ
chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tại Quảng Ngãi:
2.1. Cấp tỉnh:
- Chi cục DS-KHHGD
tỉnh Quảng Ngãi được thành lập theo
Quyết định số 828/QĐ-UBND ngày
21/5/2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy theo Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 16/01/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh gồm 03 phòng
chức năng:
+ Phòng Tổ chức
- Hành chính - Kế hoạch và Tài vụ;
+ Phòng DS-KHHGĐ;
+ Phòng Truyền thông - Giáo dục.
(chưa có Phòng thanh tra).
- Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh hiện có 20
cán bộ, công chức, nhân viên, trong đó: 15 biên chế (01
Chi cục trưởng, 02 Phó Chi cục trưởng, 01 Trưởng phòng, 02 Phó trưởng phòng, 01 Kế toán trưởng,
8 công chức) và 5 hợp đồng.
- Ban chỉ đạo
công tác DS-KHHGĐ của tỉnh được thành lập theo Quyết định
số 375/QĐ-UBND ngày 13/3/2009 của UBND
tỉnh; Sau đó Ban chỉ đạo được kiện toàn theo Quyết định số 1741/QĐ-UBND ngày 30/11/2011 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
2.2. Cấp huyện:
- Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh có 14 đơn vị
sự nghiệp trực thuộc là Trung tâm DS-KHHGĐ đặt tại 14 huyện thành phố. Các
Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố được
thành lập theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy theo các quy định của Giám đốc Sở Y tế.
- Sở Y tế đã phân bổ 86 chỉ tiêu biên chế sự nghiệp cho 14 Trung tâm DS- KHHGĐ huyện, thành phố,
trong đó: 7 biên chế/Trung tâm (2 Trung tâm), 6 biên chế/Trung tâm (12 Trung
tâm). Hiện nay, 14 Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố có 80 biên chế, 6 hợp đồng.
2.3. Cấp xã: Toàn tỉnh hiện nay có
184 cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ (mỗi xã 01 người). Đội
ngũ này chưa được xét vào biên chế Nhà nước theo Thông tư 05/2008/TT-BYT ngày
14/5/2008 của Bộ Y tế và các văn bản liên quan. Quảng Ngãi
là 01 trong 10 tỉnh còn lại trong cả nước chưa có chủ trương
xét cán bộ DS-KHHGD cấp xã vào viên chức. Ngoài ra, toàn tỉnh có 2.750 cộng tác
viên ở thôn, bản, tổ dân phố.
II. KẾT QUẢ KIỂM TRA, XÁC MINH
1. Về ban hành các văn bản quản
lý để triển khai Đề án 52 tại Quảng Ngãi
1.1. Trên cơ sở các
hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y
tế tham mưu cho Ủy ban Nhân dân, Hội
đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành các văn bản về lĩnh
vực dân số - KHHGĐ, cụ thể:
- Quyết định số 1388/QĐ-UBND ngày
4/9/2009 về việc phê duyệt Kế hoạch Đề án Kiểm soát dân số vùng biển, đảo,
ven biển năm 2009
- Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày
30/3/2010 về việc phê duyệt Đề án Kiểm
soát dân số vùng biển, đảo, ven biển giai đoạn 2009-2020;
- Nghị quyết số 58/2012/NQ-HĐND về việc quy định chính sách hỗ trợ người trong
độ tuổi sinh đẻ tự nguyện thực hiện biện pháp
triệt sản và hỗ trợ các xã, phường,
thị trấn 2 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.
- Quyết định số 2033/2012/QĐ-UBND
ngày 15/8/2012 về việc quy định chính sách hỗ trợ người
trong độ tuổi sinh đẻ tự nguyện thực hiện biện pháp đình sản
và hỗ trợ các xã, phường, thị trấn 2 năm liền không
có người sinh con thứ 3 trở lên.
- Quyết định số
2576/QĐ-UBND ngày 12/10/2012 về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức Tháng hành động quốc gia về dân số
và kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam 26/12/2012.
1.2. Sở Y tế đã
ban hành các văn bản:
- Sở Y tế ra Quyết
định số 2281/QĐ-SYT ngày 30/12/2009 về việc thành lập Đội
Lưu động Y tế - Kế hoạch hóa gia đình
cấp huyện;
- Quyết định số 890/QĐ-SYT ngày
19/8/2010 về việc thành lập Ban quản lý Đề án Kiểm soát
dân số vùng biển, đảo, ven biển giai đoạn 2009-2020.
- Quyết định số 889/QĐ-SYT ngày
19/8/2010 về việc thành lập tiểu ban Ban quản lý Đề án Kiểm
soát dân số vùng biển, đảo, ven biển cấp huyện, thành phố.
- Công văn số 316/SYT-NVY ngày 7/4/2010 về việc triển khai Quyết định
50/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án Kiểm
soát DS vùng biển, đảo và ven biển.
- Hàng năm Sở Y tế đều ban hành các Quyết định về giao chỉ tiêu hoạt động
chuyên môn, Quyết định giao dự toán ngân sách cho các
chương trình mục tiêu y tế trong đó có Đề án Kiểm soát dân số vùng biển, đảo, ven biển. Cụ thể các năm 2012- 2014 có các quyết định sau:
+ Quyết định số 661/QĐ-SYT ngày 12/7/2012 giao bổ sung điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch vốn các dự án các Chương trình mục
tiêu quốc gia năm 2012.
+ Quyết định số 301/QĐ SYT ngày
8/3/2013 về việc giao kế hoạch vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
năm 2013.
+ Quyết định số 3266/QĐ-SYT ngày 27/12/2013 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phòng bệnh, khám bệnh,
chữa bệnh các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia và các hoạt động khác ngành Y tế năm 2014.
2. Kết quả thực hiện Đề án 52
giai đoạn 2012-2014
2.1. Ghi nhận kết quả thực hiện Đề án
52 giai đoạn 2012-2014 của Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi bao gồm
các nội dung sau:
2.1.1. Về việc
đáp ứng nhu cầu CSSKBMTE/KHHGĐ
- Về đội lưu động:
Năm huyện có Dự án đã được Sở Y tế thành lập 05 Đội lưu động Y tế - Kế hoạch hóa gia đình (ĐLĐYT-KHHGĐ)
cấp huyện do lãnh đạo Trung tâm Dân Số-KHHGĐ huyện đảm nhiệm. Nhân sự
ĐLĐYT-KHHGĐ là cán bộ Trung tâm Dân Số-KHHGĐ huyện và cán bộ khoa chăm sóc sức
khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình thuộc Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm.
Địa điểm thực hiện cung cấp dịch vụ của ĐLĐYT-KHHGĐ tại Trạm
Y tế các xã.
- Về kết quả hoạt
động của Đội lưu động: Hàng năm các huyện có triển khai Dự án đều thực hiện tốt công tác truyền thông lưu động lồng ghép dịch vụ kế hoạch hóa gia đình với 60 lượt xã/26 xã
thuộc đề án đáp ứng nhu cầu khám phụ khoa, phiến đồ âm đạo, soi tươi phát hiện
bệnh nặng giới thiệu tuyến trên và cấp thuốc điều trị bệnh phụ khoa thông thường; kịp thời đáp ứng cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho đối tượng.
Sở Y tế đã
chỉ đạo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với Trung tâm Chăm sóc sức
khỏe sinh sản tỉnh mở các lớp đào tạo và cấp giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ cho học viên. Cụ thể: 01 lớp dịch vụ kỹ thuật đặt dụng cụ tử cung cho nhân viên Y tế 26 xã,
01 lớp kỹ thuật dịch vụ tiêm và cấy thuốc tránh thai cho nhân viên Y tế 26 xã, 2 lớp kỹ năng tư vấn các biện pháp tránh
thai và kỹ năng tư vấn sức khỏe sinh sản cho nhân viên
Trung tâm Dân số 6 huyện, cán bộ chuyên trách dân số và
nhân viên Y tế 26 xã.
Hàng năm Sở Y tế chỉ đạo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh luôn duy trì việc ban hành công văn để hướng dẫn thực hiện Đề án 52; Ủy quyền cho lãnh đạo
Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tham dự và chỉ đạo tất cả các hội
nghị triển khai tại các huyện. Đồng
thời, phối hợp với các ngành, đoàn thể thông qua hợp đồng trách nhiệm như Đài Phát thanh
Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi xây dựng chuyên mục; Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch (Trung Tâm văn hóa tỉnh), Bộ đội biên phòng lồng ghép tuyên truyền - giáo dục; Phối hợp với Ban tuyên Giáo tỉnh ủy tuyên truyền công
tác dân số-KHHGĐ trên thông tin nội bộ của Tỉnh ủy.
Chi cục DS-KHHGĐ
tỉnh phối hợp với Trung tâm DS-KHHGĐ huyện tổ chức 8 lớp tập
huấn cho toàn bộ cộng tác viên dân số các xã dự án về kỹ năng truyền thông, tư vấn dịch vụ chăm sóc SKBMTE và dịch vụ
CSSKSS/KHHGĐ, mỗi lớp 2 ngày.
2.1.2. Về việc
nâng cao chất lượng dân số khi sinh
- Chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai,
hỗ trợ khi sinh và sau sinh đối với bà mẹ có nguy cơ: Triển khai tại 5 xã
của huyện Mộ Đức gồm: Đức Lợi, Đức Thắng. Đức Chánh, Đức Minh, Đức Phong. Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Mộ Đức duy
trì triển khai điều tra và lập danh sách bà mẹ đang mang thai; phối hợp với
Trung tâm Y tế và Bệnh viện huyện khám định kỳ, phân loại,
phát hiện bà mẹ có nguy cơ cao. Sau khi khám kiểm tra, Ban Dân số xã tiến hành phân công cộng tác viên dân số theo dõi các bà mẹ tại hộ, đồng
thời Trạm Y tế xã tổ chức tư vấn,
khám định kỳ cho nhóm bà mẹ có nguy cơ cao (mỗi năm triển khai khám, tư vấn định kỳ 03 lượt/1 xã triển khai mô hình).
- Xây dựng Mô hình tư vấn, kiểm tra sức khỏe các yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự mang thai,
sự phát triển của bào thai: Năm 2012, triển khai mới tại 6
xã của huyện Đức Phổ gồm các xã: Phổ Quang, Phổ An, Phổ Vinh, Phổ Khánh, Phổ Thạnh, Phổ Châu:
- Thành lập 7 câu lạc bộ có 350 cặp vợ
chồng tham gia.
- Thực hiện lập danh sách, phân loại,
theo dõi các cặp nam, nữ chuẩn bị kết hôn.
- Hàng năm Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Đức Phổ đã phối hợp với Trung tâm Y
tế huyện, Bệnh viện huyện, Trạm Y tế
xã tư vấn, kiểm tra sức khỏe và thực hiện xét nghiệm viêm gan B cho đối tượng. Nói chuyện chuyên đề
cho đối tượng tuổi chuẩn bị kết hôn. Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng, Phòng giáo dục và đào tạo, Đoàn thanh
niên huyện tổ chức khám tư vấn SKSS vị
thành niên và thanh niên trẻ.
2.1.3. Công tác phòng, chống bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh
lây truyền qua đường tình dục, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn: Triển khai tại 7 xã của huyện
Bình Sơn gồm: Bình Đông, Bình Thạnh, Bình Trị, Bình Hải,
Bình Châu, Bình Phú, Bình Thuận.
- Thành lập 32 câu lạc bộ sức khỏe
sinh sản (Câu lạc bộ)/32 thôn; đến nay đã vận động kết nạp hơn 2.400 hội viên. Hàng năm mỗi câu lạc bộ tổ chức 04 lần sinh hoạt với nội
dung: DS/SKSS/KHHGĐ; Phòng chống bệnh nhiễm khuẩn đường
sinh sản/lây truyền qua đường tình dục; phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn; phá
thai an toàn... kết hợp phổ biến kiến
thức khác như khuyến nông, khuyến ngư, đọc báo chuyên ngành.
- Duy trì tổ chức sinh hoạt nhóm hàng
năm tại cộng đồng (thôn, khu công nghiệp, trường dạy nghề) cung cấp thông tin, kiến thức về kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức
khỏe sinh sản, kỹ năng thực hành các biện pháp tránh thai phi lâm sàng, phòng
ngừa mang thai ngoài ý muốn đặc biệt chú trọng nói chuyện chuyên đề cho nam, nữ tuổi 15-24 là học sinh; duy trì tổ
chức vãng gia thường xuyên cho đối tượng.
2.1.4. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống thông tin quản lý:
- Đáp ứng nhu cầu thông tin về dân số vùng biển, đảo và ven biển: Thu thập, cập nhật thông
tin mới và thông tin biến động về DS-KHHGĐ: Tại tỉnh xây dựng
phương án, thiết kế mẫu điều tra giao cho huyện tập huấn điều tra cho chuyên
trách và cộng tác viên, đến nay hầu hết các huyện đã điều
tra thu thập thông tin và tiến hành rà soát thông tin trong kho dữ liệu điện tử với thực tế, chỉnh lý sổ hộ gia đình.
- Thiết lập và vận hành kho dữ liệu điện tử chuyên ngành tại huyện
đảo Lý Sơn: Mua sắm mới 04 bộ trang thiết bị vi tính cấp
cho Trung tâm DS-KHHGĐ huyện đảo Lý Sơn và 03 xã (An Vĩnh,
An Hải, An Bình). Đồng thời, cử cán bộ tại Trung tâm DS-KHHGĐ huyện và cán bộ chuyên trách các xã học nâng cao kiến thức vi tính tại
Trung tâm đào tạo tuyến tỉnh hiện tại có đủ kiến thức và
khả năng vận hành kho dữ liệu điện tử chuyên ngành tại huyện.
Đến nay, toàn địa bàn dự án đã thực hiện cập nhật thông
tin biến động DS-KHHGĐ vào kho dữ liệu điện tử và thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, báo cáo thống
kê định kỳ của kho dữ liệu điện tử đúng thời gian, đủ số
lượng chỉ tiêu và đảm bảo chất lượng báo cáo
theo qui định.
2.1.5. Về việc
tăng cường và nâng cao hiệu quả truyền thông từ 2012-2014:
- Việc sản xuất, nhân bản sản phẩm
truyền thông:
+ Tại tỉnh tổ chức biên soạn và cung
cấp tài liệu mẫu tờ rơi, nhân bản tờ rơi giới thiệu tóm tắt Đề án kiểm soát dân
số các vùng biển, đảo và ven biển tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2009-2020; tiếp nhận tài liệu tuyên truyền từ trung ương và cấp phát cho các huyện gồm: áp phích cổ động; tờ gấp với các nội dung “Chăm
sóc SKSS tiền hôn nhân hôm nay, tương lai hạnh phúc ngày
mai; Phụ nữ có thai cần được sự chăm sóc cả sức khỏe thể chất
và tinh thần; KHHGĐ chìa khóa sức khỏe,
hạnh phúc; Những điều cần biết giúp bạn
phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục”; cấp sách mỏng “ Những nội
dung chủ yếu của đề 52 giai đoạn 2009-2020” cấp đến tuyến huyện để phân phối đến tuyến xã cấp trực tiếp đến người
dân.
+ Tại các huyện đều triển khai nhân bản
sản phẩm truyền thông với nội dung chăm sóc sức khỏe sinh
sản, làm mẹ an toàn, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường sinh sản, kế hoạch
hóa gia đình; xây dựng pa nô, khẩu hiệu, nhân bản băng
cassette và nhân bản tờ gấp...
- Việc sản xuất, phát sóng các chương
trình phát thanh, truyền hình và chuyên trang trên báo, tạp chí: Phản ảnh kết
quả hoạt động của Đề án, thực trạng địa phương về việc
chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và KHHGĐ; chăm sóc sức khỏe sinh sản; cung cấp dịch vụ chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ; phòng, chống bệnh
nhiễm khuẩn đường sinh sản/lây truyền qua đường tình dục; phòng ngừa mang thai
ngoài ý muốn cho các nhóm phụ nữ tại các xã vùng biển, và ven biển. Phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình thực hiện phát 48 lần/năm,
và đưa tin bài 18 lần/năm trên Báo Quảng Ngãi.
- Việc lồng ghép tuyên truyền, giáo dục
vào các hoạt động của các tổ chức:
+ Tại tỉnh phối hợp Trung tâm văn hóa
tỉnh triển khai tuyên truyền giáo dục về đề án vào nội dung tuyên truyền của Đội
Tuyên truyền văn hóa. Ký kết hợp đồng trách nhiệm với Bội đội biên phòng tỉnh để
lồng ghép tuyên truyền, giáo dục nhân dân.
Phối hợp với Liên đoàn lao động, Hội
Cựu chiến binh, Hội Nông dân tỉnh tổ
chức các lớp tập huấn về công tác DS-KHHGĐ; Sở Văn hóa-Thể
thao và Du lịch phát động cuộc thi sáng tác kịch bản về các vấn đề mới trong công tác DS-KHHGĐ; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy báo
cáo chuyên đề về công tác DS-KHHGĐ cho lãnh đạo Huyện, Thành ủy, UBND huyện,
thành phố; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tuyên truyền trực quan Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26/12).
Tổ chức họp Ban, Ngành, Đoàn thể về công tác phối hợp lồng ghép truyền thông
DS-KHHGĐ gồm: Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Hội Nông dân, Tỉnh Đoàn, Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao Động, Trung tâm Văn Hóa, Đoàn khối các cơ quan, Bộ chỉ
huy Biên Phòng, Trường Chính Trị, Hội Cựu Chiến Binh; Ký kết Hợp đồng với Sở
Giáo dục - Đào tạo về triển khai sinh
hoạt ngoại khóa trong trường THPT.
+ Tại tuyến huyện: Các huyện đều bàn
bạc phối hợp với Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, Ủy ban MTTQVN,
Hội Nông dân, Bộ đội biên phòng thông
qua hợp đồng trách
nhiệm xây dựng kế hoạch nội dung hoạt động để triển khai
thực hiện và chỉ đạo các hội, đoàn thể xã xây dựng kế hoạch
lồng ghép triển khai giáo dục, tuyên truyền hội viên nhân
các sự kiện, sinh hoạt hội...
2.1.6. Về biện
pháp nâng cao hiệu quả đề án 52:
- Tại tuyến tỉnh:
Có kế hoạch số 334/CCDS ngày 18/12/2009, họp phân công các phòng chuyên môn phụ
trách các hoạt động của đề án và thường xuyên theo dõi các hoạt động triển khai tại huyện, tham gia họp triển
khai chỉ đạo các hoạt động triển khai
tại huyện và duy trì giám sát thường xuyên tại tuyến huyện, xã. Hàng năm, Chi cục
DS- KHHGĐ ra công văn về triển khai thực hiện Đề án 52 và
nhiệm vụ hoạt động đề án.
Tại tuyến huyện:
Các huyện đều tham gia họp triển khai
chỉ đạo các hoạt động triển khai tại
xã, phân công cán bộ Trung tâm DS-KHHGĐ huyện phụ trách địa bàn giám sát thường
xuyên các hoạt động tại xã. Đồng thời, xây dựng kế hoạch
phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức giám sát quá trình triển khai đề án tại xã vào các đợt tổ chức dịch vụ
lưu động Y tế - Kế hoạch hóa gia đình.
2.1.7. Ghi nhận
báo cáo của địa phương về tình hình phân bổ kinh phí và sử
dụng kinh phí của Đề án:
Ngân sách từ nguồn trung ương bố trí,
phân bổ cho đề án 52 giai đoạn 2012 đến 2014 lần lượt: năm 2012 là 1.591 triệu đồng; năm 2013 là 2.853 triệu đồng; năm 2014 là 2.581 triệu đồng. Đến 31/12/2014 số tiền trên đã giải ngân xong
chuyển sang năm 2015 là 0 đồng.
Việc phân bổ kinh phí Đề án được thực
hiện theo Thông tư liên tịch số 32/2008/TTLT/BTC-BYT ngày 17/4/2008 giữa Bộ Tài
chính và Bộ Y tế hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí
Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và KHHGĐ giai đoạn 2006- 2010; và Thông
tư liên tịch số 223/2009/TTLT-BTC-BYT ngày 09 tháng 12 năm 2009 về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009 - 2020. Đến năm 2012, việc triển khai các phân khai kinh phí
các hoạt động của Đề án được thực hiện theo Thông tư liên tịch số
20/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 20/02/2013 của liên Bộ Tài chính và Bộ Y tế Quy định
quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn
2012 - 2015.
2.1.8. Các khó khăn, thách thức:
- Cấp ủy, chính
quyền ở một số địa phương có phần chủ quan, quan tâm chỉ
đạo chưa đúng mức, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đề án.
- Nguồn kinh phí Chương trình Mục
tiêu Quốc gia về Dân số bị cắt giảm ngày càng nhiều đã ảnh
hưởng đến việc triển khai tổ chức thực hiện đề án.
- Cán bộ dân số cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi chưa được tuyển dụng vào viên chức Nhà nước
theo Thông tư số 05/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ. Đội ngũ này không yên tâm công tác, thường xuyên thay đổi ảnh hưởng nhiều đến kết quả công tác.
- Cơ sở vật chất tại các Trạm Y tế tuy đã được nâng cấp, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ KHHGĐ chất lượng;
đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc SKSS/KHHGD.
2.2. Kết quả kiểm
tra tại huyện đảo Lý Sơn:
2.2.1 Đặc điểm
tình hình tại Đảo Lý Sơn có liên quan nội dung thanh tra:
Lý Sơn là một huyện đảo nằm phía Đông
của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền khoảng 15 hải lý
(tính từ cảng Xa Kỳ), diện tích gần 10,32 km2, là một
trong những huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng trong việc giữ vững an ninh quốc phòng của Tổ quốc gắn với chủ quyền
biển đảo quốc gia, vừa có nhiều tiềm năng về khai thác thủy hải sản và phát triển du lịch, dân
số có đến thời điểm này là 21.910 người, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 - 49 tuổi toàn huyện là 6.274 chị.
Huyện Lý Sơn có 03 xã, mật độ dân số
khoảng hơn 2.100 người/km2. Là một huyện có mật độ dân số đông đứng
thứ nhì toàn tỉnh, người dân trên đảo sống nhờ vào đánh bắt hải sản và trồng tỏi, hành.
Chính vì vậy nên gặp nhiều khó khăn, thách thức trong công tác Dân số - kế
hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện. Công tác DS - KHHGĐ được
thực hiện bởi bộ máy chuyên trách và đội ngũ cộng tác viên, gồm 03 chuyên trách
và 61 cộng tác viên dân số phụ trách từng cụm khu dân cư trên địa bàn xã. Đề án được triển khai toàn huyện
3/3 xã.
2.2.2 Công tác quản lý nhà nước về Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển:
Trên cơ sở kế hoạch,
hướng dẫn của ngành cấp trên, cơ quan đã tham mưu Huyện ủy,
UBND huyện chỉ đạo bằng văn bản hoặc
thông qua các cuộc họp, hội nghị tại huyện để triển khai thực hiện chương trình Đề án cụ thể:
- Tổ chức hội nghị triển khai Quyết định
số 216/QĐ-UBND, ngày 28/2/2011 về việc ban hành kế hoạch
triển khai thực hiện Chương trình hành động của tỉnh Quảng
Ngãi, thực hiện kết luận số 44-KL/TW ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị
về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ (giai đoạn 2011 -
2015).
- Ban hành Công văn số 26-HD/BTGHU
ngày 06/7/2012 của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lý Sơn về Hướng dẫn tuyên truyền
công tác Dân số - KHHGĐ năm 2012.
- Công văn số 108/UBND ngày 01/3/2012
của UBND huyện Lý Sơn về việc đẩy mạnh thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn
huyện năm 2012.
- Công văn số 101/UBND-VX ngày
19/2/2013 của UBND huyện Lý Sơn về việc tiếp tục triển khai thực hiện công tác
DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện năm 2013.
- Quyết định số 440/QĐ-UBND ngày
19/02/2013 của Ủy ban Nhân dân huyện Lý Sơn về việc ban
hành kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011-2015.
- Công văn số 1196/UBND-VX ngày
03/12/2013 của Uỷ ban Nhân dân huyện Lý Sơn về việc tiếp tục
đẩy mạnh các hoạt động nhân tháng
hành động quốc gia về Dân số và ngày Dân số Việt Nam (26/12/2013).
- Công văn số 123/UBND-VX ngày
17/02/2013 của UBND huyện Lý Sơn về việc tiếp tục triển khai thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện năm 2014.
- Quyết định số 400/QĐ-UBND ngày
27/03/2014 của Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn về việc kiện
toàn Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ Huyện Lý Sơn.
2.2.3. Ghi nhận Kết quả thực hiện 6
nhiệm vụ của Đề án sau 3 năm triển
khai
* Nội dung CSSKBMTE/KHHGĐ:
- Số người được tư vấn về
CSSKBMTE/KHHGĐ tổng 3 năm là 6.385
người
- Số bà mẹ mang thai được khám là 731 người
- Số người được khám phụ khoa là
1381.069 người
- Số người được
phát hiện mắc đã được điều trị phụ khoa là: 1.327 người
- Số lượt người được cung cấp dịch vụ
CSBMTE/KHHGĐ có quân dân y kết hợp 6
người;
* Nâng cao hiệu quả quản lý đề án 52:
- Bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công
tác viên DS-KHHGĐ là 127 người
- Số cuộc thanh tra; kiểm tra, giám sát tuyến huyện, xã do Sở y tế; Chi Cục DS-KHHGĐ thực hiện là 9 cuộc.
2.2.4. Ghi nhận báo cáo của địa phương về tình hình phân bổ kinh phí và sử dụng kinh phí của Đề án:
Ngân sách từ nguồn tỉnh bố trí, phân
bổ cho đề án 52 giai đoạn 2012 đến 2014 lần lượt: năm 2012
là 204.566.000 đồng; Năm 2013 là 148.380.000 đồng; Năm 2014 là 104.930.000 đồng. Đến 31/12/2014 số tiền trên huyện đã giải ngân
đúng tiến độ chuyển sang năm 2015 là 0 đồng.
2.2.5. Thực hiện các chỉ tiêu
DS-KHHGĐ địa bàn Đề án 52 huyện Lý Sơn tính đến
31/12/2014:
Dân số huyện đảo
Lý Sơn là 21.592 người, trong đó số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 - 49 tuổi toàn huyện là 6.601 người (30,57 %); Phụ nữ 15-49 tuổi có chồng là 3.462 người, trong đó số cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 2.307 người đạt 66,64%
(chưa đạt Mục tiêu của Đề án 52 là 72%); Tỷ số giới tính khi sinh là 117,71 trai/100 gái (chưa đạt Mục tiêu Đề án 52 là
114 trai/100 gái),
3. Về kết quả thực
hiện các chỉ tiêu của Đề án 52 trong toàn tỉnh, theo báo cáo của Sở Y tế Quảng Ngãi và qua kiểm tra ghi nhận:
3.1. Quy mô dân số biển, đảo và ven biển: Mục tiêu đề án đến 2015 là 328.130 người, đã thực
hiện đến năm 2014 là 267.550 người, giảm nhanh hơn mục tiêu đề ra.
3.2. Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ tại các vùng biển, đảo và ven biển áp dụng các biện pháp tránh
thai hiện đại: Mục tiêu đạt 72% vào năm 2015, thực hiện đến năm 2014 đạt 72%,
tăng nhanh hơn mục tiêu đề ra
3.3. Tỷ lệ người
làm việc và người dân sinh sống trên vùng biển, đảo và ven
biển, trong các khu công nghiệp, khu kinh tế được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức
khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình:
Mục tiêu đạt 95% vào năm 2015, thực hiện đến năm 2014 đạt 98%, tăng nhanh hơn mục
tiêu đề ra.
3.4. Tỷ lệ trẻ em tại các vùng biển, đảo và ven biển bị dị dạng, dị tật và thiểu
năng trí tuệ do rối loạn chuyển hóa và do di truyền: Mục
tiêu giảm bình quân hàng năm khoảng 5% trong giai đoạn 2010
- 2020, năm 2014 không phát hiện có trường hợp nào.
3.5. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính
xác các thông tin, số liệu về dân số và kế hoạch hóa gia đình tại các vùng biển, đảo và ven biển; đáp ứng yêu
cầu quản lý, điều hành chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, yêu cầu xây dựng quy hoạch
và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng biển, đảo và ven biển đến năm
2020 của tỉnh và Trung ương. Năm 2014 toàn địa bàn dự án đã thực hiện cập nhật thông tin biến động DS-KHHGĐ vào kho dữ liệu
điện tử và thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, báo cáo thống kê định kỳ của kho dữ liệu điện tử đúng thời gian,
đủ số lượng chỉ tiêu và đảm bảo chất lượng báo cáo theo
qui định.
3.6. Tỷ số giới tính khi sinh thuộc địa
bàn Đề án 52 là 110,96 bé trai/100 bé gái thực hiện nhanh hơn so Mục tiêu Đề án
52 đề ra là 114 bé trai/100 bé gái năm 2015.
III. KẾT LUẬN
1. Ưu điểm
1.1 Về công tác
quản lý nhà nước của Sở Y tế đối với
Đề án 52
- Sở Y tế đã kịp
thời ban hành và tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo,
triển khai thực hiện đề án (Thành lập
Ban quản lý Đề án 52; Xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm;
Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề
án theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; Tổ chức sơ kết, tổng kết hàng năm và báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh và
Bộ Y tế theo quy định; Quản lý, điều hành các hoạt động của
Đề án, hướng dẫn UBND 04 huyện và thành phố trực thuộc tỉnh
Quảng Ngãi lồng ghép có hiệu quả Đề án với Chương trình mục
tiêu quốc gia Dân số - KHHGĐ).
- Sở Y tế đã
chỉ đạo và ủy quyền cho Chi cục DS-KHHGĐ xây
dựng kế hoạch và chỉ đạo Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện xây
dựng và triển khai các hoạt động của Đề án theo kế hoạch
được phê duyệt.
1.2 Về thực hiện
các nội dung, nhiệm vụ của Đề án 52:
Các nội dung, nhiệm vụ của Đề án 52 đã cơ bản được thực hiện theo đúng kế hoạch được phê duyệt; Các
chỉ tiêu của Đề án đã cơ bản được hoàn thành có sự phối hợp
của các ngành chức năng có liên quan, bao gồm tất cả các nội dung. Từ kết quả
hoạt động của Đề án, một số mô hình đã được xây dựng và triển khai. Về cơ bản các hoạt động đã bám sát 06 nhiệm vụ của Đề án và đã đạt được những kết quả nhất định cùng với
các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ
đã tác động tích cực đến công tác DS-KHHGĐ, người dân tại các vùng biển, đảo và ven biển được tiếp cận nhiều hơn các dịch
vụ chăm sóc SKBMTE/KHHGD, chất lượng dân số từng bước được cải thiện.
Việc triển khai
thực hiện Chương trình của Đề án 52 đã được sự chỉ đạo, hưởng ứng của các cấp lãnh đạo Đảng; Chính quyền các
ngành, đoàn thể liên quan và sự đồng tình đông đảo của
nhân dân trên địa bàn huyện.
2. Một số tồn tại, hạn chế
2.1 Về
tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác DS-KHHGĐ: Hiện tại,
Chi cục DS-KHHGĐ chưa có bộ phận tham mưu về thanh tra chuyên ngành (phòng thanh tra); các hoạt động thanh tra tại Chi cục
chưa được thực hiệu một cách bài bản do chưa có cán
bộ làm công tác thanh tra chuyên trách, chưa được tập
huấn đầy đủ về kỹ năng thanh tra chuyên ngành
DS-KHHGĐ, do vậy hiệu quả công tác thanh tra chưa đạt được như mong muốn.
2.2 Mặc dù các nội dung, nhiệm vụ
của Đề án đã cơ bản được
thực hiện, song vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, cụ
thể là:
a) Chưa duy trì thường xuyên loại hình dịch vụ (Mô hình tư vấn, kiểm tra sức khỏe các yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự mang thai, sự phát triển của bào thai) để cung cấp thông tin, kiến
thức, kỹ năng phòng tránh thai ngoài ý muốn, phá
thai an toàn, phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình
dục cho người từ 15 đến 24 tuổi chưa kết hôn, không đi học, chưa có việc
làm hoặc có việc làm không ổn định tại các xã ven biển.
b) Mô hình Truyền thông - Tư vấn phòng chống bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và Mô hình hoạt động nâng cao chất lượng
dân số khi sinh chỉ thực hiện truyền thông là chính
chưa có đủ điều kiện triển khai các hoạt động dịch vụ chăm sóc đến cơ sở; trang thiết bị y tế chuyên ngành còn thiếu, lực lượng y tế thực
hiện dịch vụ còn thiếu chuyên sâu như siêu âm, xét
nghiệm; Cơ sở vật chất,
mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGD ở cấp
xã còn chưa đáp ứng được với nhu cầu thực thế; ngân
sách đáp ứng nhu cầu miễn phí còn hạn chế.
c) Chưa tổ chức khảo sát, đánh giá
thông tin cơ bản đầu kỳ,
giữa kỳ và cuối kỳ; sơ kết, tổng kết; các hoạt động
quản lý khác nhằm nâng cao năng lực tổ chức, triển khai thực hiện Đề án có hiệu
quả;
d) Chưa tổ chức trao đổi học tập kinh nghiệm và các hoạt động quản lý khác giữa các huyện nhằm nâng cao năng
lực tổ chức triển khai
đề án có hiệu quả;
đ) Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tại huyện có đề án được triển khai (huyện Lý Sơn) đạt 66,64%, thấp hơn so với mặt bằng toàn tỉnh là
6,12 % (huyện Mộ Đức 70,18%; Bình Sơn 80,57%; Đức Phổ 68,67%; thành phố Quảng Ngãi 71,22%); Tỷ số giới tính khi sinh tại huyện Lý Sơn 117,71 bé trai/100 bé gái tỉ số cao so với mục tiêu
của Đề án (Mục tiêu Đề
án 52 là 114 trai/100 gái).
IV. KIẾN NGHỊ
1. Đối với Sở Y tế:
1.1 Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP
ngày 09/02/2012 của Chính phủ về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, Nghị định số
122/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của Thanh tra Y tế, đề nghị Sở Y tế Quảng Ngãi đề xuất cấp có thẩm quyền thành lập phòng Thanh tra chuyên ngành thuộc Chi cục DS-KKHGĐ; chủ động tập huấn, nâng cao kiến thức kỹ năng thanh tra chuyên
ngành tại Chi cục để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành DS-KHHGĐ và việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đề án 52.
1.2. Tham mưu, trình UBND tỉnh Quảng
Ngãi điều chỉnh bổ sung hoặc thay thế Quyết định thành lập Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh để thay thế số
đồng chí chuyển công tác hoặc đã nghỉ
chế độ nhằm nâng cao hiệu quả công tác DS-KHHGĐ.
1.3 Tăng cường hơn nữa công tác tuyên
truyền, phổ biến
các quy định về DS- KHHGĐ, trong đó
có việc triển khai thực hiện Đề án 52
nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi bền vững ở các đối tượng về dân số, chăm sóc sức khỏe bà mẹ,
trẻ em, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình ở các địa
phương thuộc phạm vi Đề án.
1.4. Chỉ đạo các đơn vị, địa phương thuộc địa bàn Đề án 52 duy trì
thường xuyên loại hình dịch vụ để cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng phòng
tránh thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn, phòng, chống bệnh lây truyền qua đường
tình dục cho người từ 15 đến 24 tuổi chưa kết hôn, không đi học, chưa có việc
làm hoặc có việc làm không ổn định tại các xã ven biển; Tổ
chức trao đổi học tập kinh nghiệm và các hoạt động quản lý
khác giữa các huyện nhằm nâng cao năng lực tổ chức triển
khai Đề án 52 có hiệu quả; Tổ chức sơ
kết, tổng kết các hoạt động Đề án 52 giai đoạn 2009-2015 để
rút ra các kinh nghiệm, bài học nhằm nâng cao năng lực tổ
chức, triển khai thực hiện Đề án 52 giai đoạn 2016-2020 có hiệu quả;
1.5 Chỉ đạo việc rút kinh nghiệm đối
với các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến các tồn tại, hạn chế, đồng thời có giải pháp khắc phục, báo cáo kết quả về
Thanh tra Bộ Y tế theo địa chỉ số 138
A, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội trước ngày 30/10/2015.
2. Đối với Tổng
Cục DS-KHHGD: Tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành DS-KHHGĐ và việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đề án
52./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng
(để b/c);
- Thanh tra Chính Phủ (để b/c)
- Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến (để b/c);
- Tổng cục DS-KHHGĐ (để phối hợp);
- Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế (đăng tin);
- Báo SKĐS (để đăng tin);
- Lưu: TTrB, Hồ sơ ĐTTr.
|
CHÁNH
THANH TRA BỘ
Đặng Văn Chính
|