Kế hoạch 89/KH-UBND về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thuỷ sản trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 89/KH-UBND
Ngày ban hành 26/05/2022
Ngày có hiệu lực 26/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Thế Giang
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 89/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 26 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THUỶ SẢN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2022

Căn cứ Quyết định số 1099/QĐ-BNN-QLCL ngày 25/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thuỷ sản trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022,

Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thuỷ sản trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

Triển khai công tác quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thuỷ sản góp phần bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người dân; nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và quốc tế.

II. KẾT QUẢ VÀ CHỈ SỐ CẦN ĐẠT

- 100% văn bản quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mới về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam và thị trường nhập khẩu được phổ biến, cập nhật.

- Diện tích về trồng trọt, diện tích nuôi thuỷ sản, số cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến được chứng nhận theo tiêu chuẩn, quy chuẩn (VietGAP, hữu cơ, ISO…) tăng trên 10% so với năm 2021.

- 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được kiểm tra xếp loại A, B.

- Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn tăng lên 85% so với 45,7% năm 2021.

- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm quy định về chất lượng, ô nhiễm sinh học, tạp chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh giảm 10% so với năm 2021.

- Tổ chức 11 lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản cho cán bộ làm công tác chuyên môn cấp tỉnh; cấp huyện; cấp xã, phường, thị trấn; các chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP năm 2022.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM

1. Chỉ đạo gắn kết chặt chẽ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản với các nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông lâm thuỷ sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

2. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 15/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ; Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới .

3. Triển khai có hiệu quả Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khoẻ cộng đồng, phát triển bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 theo Kế hoạch số 232/KH - UBND ngày 31/12/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

4. Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; các chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP năm 2022. Bổ sung trang thiết bị cho hoạt động kiểm tra, giám sát, đặc biệt là các trang thiết bị kiểm tra nhanh tại hiện trường.

5. Triển khai đồng bộ, đầy đủ hoạt động thẩm định, chứng nhận, hậu kiểm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản; tuyên truyền, vận động, kiểm tra việc ký cam kết của cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; đồng thời duy trì triển khai các chương trình giám sát, cảnh báo về chất lượng và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

6. Đẩy mạnh chuyển đổi số và cải cách hành chính đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản khi thực hiện.

7. Nhân rộng, mở rộng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, làng nghề thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn. Tổ chức tìm kiếm thị trường và xúc tiến thương mại sản phẩm; triển khai có hiệu quả Chương trình đảm bảo an toàn thực phẩm nâng cao chất lượng nông lâm thuỷ sản giao thương giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước giai đoạn 2021 - 2025.

8. Triển khai các dự án, Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản; xây dựng và vận hành hạ tầng, nền tảng chuyển đổi số trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc nhằm nâng cao, giá trị, năng lực cạnh tranh nông lâm thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

(Nội dung chi tiết và phân công tại Phụ lục kèm theo)

IV. NGUỒN KINH PHÍ

1. Kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp, kinh phí tại các cơ quan đơn vị địa phương lồng ghép từ các Chương trình dự án khác.

2. Kinh phí hỗ trợ từ các dự án quốc tế.

3. Kinh phí huy động xã hội hoá từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]