Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 89/KH-UBND
Ngày ban hành 16/06/2017
Ngày có hiệu lực 16/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Lê Thị Minh Phụng
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 89/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM HOÀN THIỆN, NHÂN RỘNG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2016-2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;

Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020”;

Căn cứ Quyết định số 3951/QĐ-BNN-KTHT ngày 26/9/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch triển khai, thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020”;

UBND tỉnh Kiên Giang xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ MỤC TIÊU

1. Mục đích, yêu cầu

1.1. Mục đích

- Đổi mới toàn diện về nội dung và hình thức hợp tác, đạt được sự chuyển biến rõ nét về chất lượng của mô hình hợp tác xã (HTX) nông nghiệp kiểu mới; thúc đẩy HTX phát triển bền vững. Đồng thời gia tăng giá trị trên cùng đơn vị sản phẩm, gia tăng lợi ích cho số đông thành viên; trên cơ sở sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo định hướng của Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chú trọng phát triển bền vững các ngành hàng chủ lực của tỉnh, thích ứng biến đổi khí hậu và xây dựng nông thôn mới.

- Nâng cao nhận thức đúng đắn của các cấp, các ngành và nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng được các mô hình HTX hoạt động hiệu quả gắn sản xuất với tiêu thụ trong chuỗi giá trị nông sản và có khả năng nhân rộng trong các lĩnh vực: Lúa gạo, thủy sản... trên địa bàn tỉnh.

1.2. Yêu cầu

- Tập trung củng cố và phát triển 14 HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đang hoạt động có hiệu quả trong 02 lĩnh vực: Lúa gạo và thủy sản.

- Mở rộng phạm vi liên kết theo chuỗi giá trị bền vững giữa các HTX gắn kết với doanh nghiệp đầu vào, đầu ra có thể mạnh về tiêu thụ nông sản.

- Phát triển nhân rộng các mô hình HTX hoạt động có hiệu quả, từng bước nâng thành HTX quy mô lớn, liên hiệp HTX.

- Tăng cường công tác truyền thông quảng bá các mô hình HTX hoạt động có hiệu quả đtuyên truyền nhân rộng.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu 90% HTX nông nghiệp tham gia thí điểm đạt loại khá trở lên;

- Xây dựng các HTX gắn liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm;

- Phấn đấu thành lập mới 01-02 liên hiệp HTX nông nghiệp;

- Phấn đấu đến năm 2020 có 100% cán bộ quản lý HTX tham gia thí điểm được đào tạo và một số cán bộ quản lý nhà nước về hợp tác xã được bồi dưỡng, bổ sung kiến thức về HTX và điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Thực trạng các hợp tác xã nông nghiệp

- Tính đến thời điểm 31/12/2016 toàn tỉnh có 244 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp; trong đó có 04 HTX tiểu thủ công nghiệp, 19 HTX nuôi trồng thủy sản và 221 HTX nông nghiệp. Với 23.210 hộ thành viên HTX, tng vn điều lệ đăng ký là 18.297 triệu đồng; tổng diện tích sản xuất là: 38.314,36 ha.

- Kết quả phân loại hợp tác xã năm 2016: Loại tốt, khá chiếm 44,7% (109 HTX), trung bình chiếm 30,3% (74 HTX), yếu kém chiếm 25% (61 HTX).

- Số lượng HTX trong nông nghiệp tăng lên đáng kể, các HTX thành lập mới theo hướng tích cực, đa dạng hóa về các ngành nghề và dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu hợp tác, phát triển sản xuất và nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa trong nông nghiệp. Chất lượng hoạt động của HTX đã có đổi mới, thực hiện tốt các dịch vụ phục vụ thành viên theo hướng hạ giá thành và nâng cao chất lượng dịch vụ; góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn và thúc đy phát triển kinh tế địa phương; nhiu HTX đã hợp đng liên kết với các công ty, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm giúp cho HTX ổn định được đầu ra, nâng cao thu nhập cho thành viên. Tuy nhiên, vẫn còn một số HTX nông nghiệp còn lúng túng trong định hướng hoạt động và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, chưa có sản phẩm dịch vụ tốt để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa; thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa HTX với thành viên; doanh thu thấp nên hiệu quả hoạt động chưa cao, một số hoạt động hình thức. Năng lực nội tại của HTX còn yếu: Tài sản, vốn, quỹ của HTX ít, quy mô nhỏ lẻ, không trụ sở, phương án sản xuất kinh doanh chưa tốt. Trình độ chuyên môn và năng lực cán bộ quản lý của các HTX còn thấp. Khả năng mở rộng quy mô, đa dạng hóa ngành nghề, tiếp cận với các chương trình, dự án cũng như các nguồn vốn tín dụng của các HTX còn hạn chế. Tình hình liên kết giữa các HTX với các doanh nghiệp thực hiện cung ứng đầu vào, bao tiêu đầu ra còn ít, chưa thực hiện chặt chẽ, việc phá vỡ hợp đồng giữa thành viên, HTX, doanh nghiệp thường xuyên xảy ra khi giá cả có biến động.

2. Lựa chọn hợp tác xã tham gia thí điểm

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ