Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 254/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh An Giang

Số hiệu 254/KH-UBND
Ngày ban hành 11/05/2017
Ngày có hiệu lực 11/05/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lâm Quang Thi
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 254/KH-UBND

An Giang, ngày 11 tháng 5 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM HOÀN THIỆN, NHÂN RỘNG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2016-2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020”;

Căn cứ Quyết định số 3951/QĐ-BNN-KTHT ngày 27/9/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kế hoạch triển khai, thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg;

Căn cứ Chương trình hành động số 251/CTr-UBND ngày 27/5/2016 của UBND tỉnh An Giang về thực hiện Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tại tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020”;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh An Giang, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích

Xây dựng các mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả, gắn sản xuất với tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản và có khả năng nhân rộng. Đến cuối năm 2020 có 01 liên hiệp hợp tác xã quy mô cấp tỉnh hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo.

2. Yêu cầu

Tập trung củng cố và phát triển các hợp tác xã hiện có, thành lập mới các hợp tác xã kiểu mới trong các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất nông nghiệp nhất là lúa gạo.

Đẩy mạnh, mở rộng hợp tác xã liên kết theo chuỗi giá trị, gắn kết với doanh nghiệp cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra nông sản.

Phát triển nâng chất hợp tác xã, mở rộng quy mô hoạt động, liên kết thành liên hiệp hợp tác xã có quy mô hoạt động cấp tỉnh.

Tăng cường công tác truyền thông, quảng bá các mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã hoạt động hiệu quả.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Thực trạng và nhu cầu hỗ trợ của các hợp tác xã thí điểm

a) Thực trạng các hợp tác xã nông nghiệp

Toàn tỉnh An Giang có 01 Liên hiệp hợp tác xã và 107 hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN), trong đó có 82 hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012; 10 hợp tác xã chưa chuyển đổi và sắp xếp lại hoạt động; 15 hợp tác xã đã ngưng hoạt động nhưng chưa được xử lý. Trong 107 HTX NN có 105 HTX liên quan đến lúa gạo; 01 HTX liên quan đến trái cây và 01 HTX liên quan đến nuôi thủy sản. Tổng số thành viên của hợp tác xã là 9.470 người.

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh là 282.773 ha, trong đó diện tích đất sản xuất lúa là 254.486 ha (chiếm 90% diện tích). Diện tích hợp tác xã phục vụ khoảng 38.895 ha.

Theo kết quả phân loại hợp tác xã năm 2016, trong tổng số 107 HTX NN có 16 HTX giỏi (chiếm 15% ); 36 HTX khá (chiếm 34%); 29 HTX trung bình (chiếm 27%); 07 HTX yếu (chiếm 6%); 19 HTX chưa phân loại (chiếm 18%).

(Chi tiết theo phụ lục số 04 kèm theo Kế hoạch).

b) Nhu cầu hỗ trợ của các hợp tác xã nông nghiệp thí điểm

Các hợp tác xã tham gia thí điểm theo Quyết định 445/QĐ-TTg có nhu cầu cần được hỗ trợ về:

- Nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã: 199 người;

- Nhu cầu đào tạo, thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật: 169 người.

- Nhu cầu thuê đất: Xây dựng trụ sở 5.129 m2; Sản xuất kinh doanh: 767.729 m2.

- Nhu cầu hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản: 10/12 HTX có nhu cầu liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.

- Nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh: 19.050 triệu đồng.

[...]