Quyết định 2282/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án “Phát triển mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả theo Luật Hợp tác xã năm 2012 gắn với liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị cho các hộ thành viên” do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 2282/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/08/2017
Ngày có hiệu lực 28/08/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Phạm Văn Xuyên
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2282/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 28 tháng 08 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ THEO LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2012 GẮN VỚI LIÊN KẾT SẢN XUẤT TIÊU THỤ SẢN PHẨM THEO CHUỖI GIÁ TRỊ CHO CÁC HỘ THÀNH VIÊN”.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20/11/2012;

Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;

Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đng lớn;

Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch “Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp”;

Căn cứ Chỉ thị số 2940/CT-BNN-KTHT ngày 13/4/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đẩy mạnh phát triển hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức đhỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ Thông tri số 28-TT/TU ngày 05/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập th;

Căn cứ Quyết định số 3312/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 205/TTr-SNNPTNT ngày 22/8/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả theo Luật Hợp tác xã năm 2012 gắn với liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị cho các hộ thành viên” (sau đây viết tắt là Đề án), với những nội dung sau:

1. Định hướng.

- Khảo sát, đánh giá, lựa chọn, hỗ trợ phát triển các mô hình điểm hợp tác xã hoạt động hiệu quả theo Luật Hợp tác xã năm 2012 gắn với liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị cho các hộ thành viên, trên cơ sở đó nhân rộng mô hình trong các năm tiếp theo và tổng kết đánh giá phổ biến mô hình trên diện rộng toàn tỉnh.

- Nâng cao năng lực hoạt động của hợp tác xã (sau đây viết tắt là HTX) nông nghiệp; tăng cường mối liên kết giữa HTX - doanh nghiệp - hộ thành viên đảm bảo tính bền vững hiệu quả, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn sản xuất theo chuỗi sản phẩm chủ lực của địa phương trên cơ sở các hộ thành viên tập trung tích tụ ruộng đất áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến.

2. Mục tiêu.

Năm 2017: Tỉnh hỗ trợ triển khai thí điểm 02 mô hình HTX hoạt động hiệu quả theo Luật Hợp tác xã năm 2012 gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị cho các hộ thành viên (Liên kết giữa HTX, các hộ thành viên với các doanh nghiệp thực hiện toàn bộ cung ứng các yếu tố đầu vào, bao gồm: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi...; chỉ đạo sản xuất theo quy trình kỹ thuật của doanh nghiệp và thu mua toàn bộ sản phẩm của các hộ thành viên bán cho doanh nghiệp căn cứ hợp đồng đã ký kết theo chu trình khép kín sản xuất - thu gom - bảo quản - chế biến - tiêu thụ).

Mỗi HTX mô hình điểm có ít nhất 02 vùng sản xuất hàng hóa có liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị giữa HTX - doanh nghiệp - hộ thành viên (vùng sản xuất lúa đạt 50ha trở lên, vùng sản xuất cây màu trên 20ha).

Đối với HTX chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: HTX phải định hướng được giống vật nuôi chủ lực, thực hiện cung ứng con giống, các loại vật tư đầu vào tập trung, chỉ đạo hướng dẫn khoa học, kỹ thuật và liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho các hộ thành viên chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Các năm tiếp theo giai đoạn 2018 - 2020, mỗi năm nhân rộng 2-3 mô hình HTX. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 10 mô hình HTX hoạt động hiệu quả theo Luật Hợp tác xã năm 2012 gắn với liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị cho các hộ thành viên.

Sau 5 năm tham gia thực hiện mô hình, các HTX nông nghiệp phải đạt được các chỉ tiêu:

[...]