Kế hoạch 6894/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 78/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Bến Tre ban hành

Số hiệu 6894/KH-UBND
Ngày ban hành 27/10/2022
Ngày có hiệu lực 27/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Trần Ngọc Tam
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6894/KH-UBND

Bến Tre, ngày 27 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 78/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 78/NQ-CP); đồng thời, căn cứ Chương trình số 26-CTr/TU ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Chương trình số 26-CTr/TU) và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện, với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quán triệt, triển khai quyết liệt, hiệu quả, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai Nghị quyết số 78/NQ-CP và Chương trình số 26/CTr-TU thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

2. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu tại Nghị quyết số 78/NQ-CP và Chương trình số 26/CTr-TU thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW phù hợp với điều kiện của tỉnh, nhằm khai thác, phát huy hiệu quả, tiềm năng, lợi thế của tỉnh nói riêng và của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội cả nước.

3. Kế hoạch là căn cứ để các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương xây dựng kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo tính khả thi, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 78/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình số 26/CTr-TU của Tỉnh ủy.

4. Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030:

- Phấn đấu Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10-10,5%. Quy mô kinh tế đến năm 2030 tăng gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2021; tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp trong tổng GRDP khoảng 20,55%, công nghiệp - xây dựng khoảng 34,62%, dịch vụ khoảng 39,29%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 5,54%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 146,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 50%; có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỉnh Bến Tre hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, huyện Chợ Lách đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; thành phố Bến Tre đạt chuẩn đô thị loại I.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%. Kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2030 còn dưới 2,5% (theo chuẩn nghèo của giai đoạn). Cơ sở giáo dục đạt chuẩn: 75% mầm non, 70% tiểu học, 80% trung học cơ sở, 90% trung học phổ thông. Đạt trên 32,5 giường bệnh viện và 11,53 bác sĩ, 2,9 dược sĩ đại học, 25,5 điều dưỡng viên trên 10.000 dân.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 2,1%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch của dân cư ở đô thị đạt 95-100%, ở nông thôn đạt trên 80%. Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt đô thị đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 98,5%.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Quán triệt, tuyên truyền, tạo sự thống nhất, đồng thuận của xã hội trong xây dựng, tổ chức thực hiện

- Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Khẩn trương triển khai, quán triệt nội dung Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 78/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình 26-CTr/TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch của UBND tỉnh, nhằm tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng, liên kết vùng và xác định liên kết vùng phải trở thành quan điểm chỉ đạo, chiến lược dẫn dắt sự phát triển toàn vùng và từng địa phương trong vùng; đồng thời, tạo quyết tâm cao trong việc triển khai thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các cấp, các ngành, nhất là các chủ trương về liên kết, hợp tác phát triển vùng, tiểu vùng nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương.

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan: Thực hiện tốt việc quản lý nhà nước về thông tin - báo chí trên địa bàn tỉnh; tăng cường phối hợp thực hiện thỏa thuận, chương trình hợp tác thông tin tuyên truyền giữa tỉnh với các cơ quan báo chí Trung ương, các địa phương trong vùng để công tác tuyên truyền được bao quát, có trọng tâm, trọng điểm, đúng định hướng của tỉnh, của vùng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh gắn với liên kết, hợp tác phát triển vùng ĐBSCL. Tổ chức thông tin, truyền thông trên báo chí và hệ thống thông tin cơ sở về Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 78/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình số 26-Ctr/TU và Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP được sâu rộng; đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng nhiều hình thức, phương thức truyền thông đa dạng để đạt kết quả cao nhất.

2. Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng

- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan: Thực hiện tốt công tác thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật. Phối hợp rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành Trung ương ban hành; đồng thời, phối hợp với các tỉnh là thành viên trong Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL nghiên cứu, soạn thảo, đề xuất ban hành các thể chế, chính sách phát triển và khung pháp lý về liên kết vùng, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và toàn vùng nói chung.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan: Tiếp tục tham mưu thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; phát triển nguồn nhân lực có quy mô, cơ cấu, chất lượng cao, tạo ra lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng, kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trong điều kiện hội nhập và cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư; tập trung nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế mũi nhọn và một số lĩnh vực quan trọng, chủ lực, mang tính đột phá trong phát triển của tỉnh và vùng ĐBSCL như: Phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; công nghiệp hiện đại; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; kinh tế biển gắn với định hướng phát triển về hướng Đông và nuôi thủy sản công nghệ cao; các ngành dịch vụ mới, có giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh cao như tài chính, logistics, dịch vụ vận tải và thương mại điện tử; nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học;... Thu hút số lao động trẻ có trình độ chuyên môn, tay nghề, trên cơ sở gắn kết hoạt động với hệ thống các viện nghiên cứu và trường đại học trong vùng ĐBSCL.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan: Giúp UBND tỉnh thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị và thành viên Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL; chủ động tham mưu và tham gia các hoạt động liên kết vùng nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của các địa phương, nhất là đẩy mạnh hợp tác, liên kết phát triển giữa tỉnh Bến Tre với các tỉnh Tiểu vùng duyên hải phía Đông ĐBSCL (Bến Tre - Trà Vinh - Vĩnh Long - Tiền Giang), liên kết 04 tỉnh ABCD Mê Công (An Giang - Bến Tre - Cần Thơ - Đồng Tháp); hợp tác với Thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trọng điểm của các vùng kinh tế;... Tăng cường phối hợp với các địa phương trong vùng để tham mưu UBND tỉnh giải quyết những vấn đề liên tỉnh, liên vùng thuộc thẩm quyền của các địa phương trong vùng, nhằm từng bước đưa vùng ĐBSCL trở thành khu vực phát triển nhanh và năng động, đóng góp ngày càng nhiều cho cả nước.

Tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; danh mục các chương trình, dự án có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng được triển khai trên địa bàn tỉnh; phương án huy động nguồn lực đầu tư phát triển cho ĐBSCL; tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các chính sách phát triển và dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh có tính chất liên kết vùng ĐBSCL; huy động nguồn lực hỗ trợ trong nước và quốc tế khác cho hoạt động liên kết vùng; tham gia có hiệu quả các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác Mê Công, ASEAN, các định chế quốc tế khác.

Tập trung hoàn thành và triển khai Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với Quy hoạch vùng ĐBSCL, Quy hoạch tổng thể quốc gia, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và bền vững, tạo cơ sở để chuyển đổi mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, từ phân tán, nhỏ lẻ sang tập trung thông qua phát triển các chuỗi sản xuất, cụm ngành, hành lang kinh tế và chuỗi đô thị.

- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan: Thực hiện có hiệu quả Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển hệ thống đô thị tỉnh theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030; xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về quy hoạch xây dựng đô thị tỉnh Bến Tre và ứng dụng công bố thông tin quy hoạch xây dựng đô thị. Tiếp tục lồng ghép nội dung ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển đô thị tăng trưởng xanh, đô thị thông minh trong định hướng, quy hoạch xây dựng đô thị nhằm đảm bảo tính đồng bộ theo Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu và Kế hoạch số 1330/KH-UBND ngày 25/3/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ. Thúc đẩy liên kết và hội nhập hành lang kinh tế theo hướng Bắc - Nam, dọc theo Quốc lộ 60 và đường cao tốc CT33 kết nối các chuỗi đô thị Mỏ Cày Nam, TP. Bến Tre, Châu Thành, gắn với kết nối các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh; hành lang kinh tế dọc theo tuyến đường ven biển kết nối các đô thị ven biển thuộc 03 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú gắn với kết nối khu vực ven biển các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang.

Tập trung thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 4551/KH-UBND ngày 03/8/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy khóa XI về phát triển đô thị tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Rà soát điều chỉnh quy hoạch phù hợp với từng giai đoạn, tạo động lực phát triển đô thị, phát triển các loại nhà ở, chú trọng quỹ đất cho các dự án phát triển nhà ở xã hội; phát triển các đô thị trung tâm, đô thị ven sông, ven biển và các điểm dân cư nông thôn tập trung; hình thành các đô thị lấn biển; từng bước hình thành các đô thị nông - công nghiệp gắn với các trung tâm đầu mối và du lịch. Huy động, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện chương trình phát triển đô thị, trong đó đẩy nhanh tiến độ các dự án ODA về nâng cấp đô thị, thu gom, xử lý nước thải, chất thải; thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo đối với các công trình chiếu sáng công cộng, dân sinh.

+ Đến năm 2025: Toàn tỉnh có 31 đô thị, trong đó 01 đô thị loại II (thành phố Bến Tre), 03 đô thị loại IV (các thị trấn mở rộng Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày) và 27 đô thị loại V gồm 04 đô thị thị trấn huyện lỵ và 23 đô thị thành lập từ các xã. Tỷ lệ lập, phê duyệt quy hoạch chung tại các đô thị đạt 100%, tỷ lệ phủ kín lập, phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch phân khu tại các đô thị loại IV trở lên đạt trên 70%, tỷ lệ phủ kín lập điều chỉnh bổ sung quy hoạch chi tiết tại các đô thị loại V trên 40%.

+ Đến năm 2030: Toàn tỉnh có 37 đô thị, trong đó 01 đô thị loại I (TP. Bến Tre), 03 đô thị loại III (các thị trấn mở rộng Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày); 02 đô thị loại IV (thị trấn Thạnh Phú, Chợ Lách) và 31 đô thị loại V gồm 03 đô thị thị trấn huyện lỵ (Giồng Trôm, Châu Thành và Mỏ Cày Bắc) và 28 đô thị thành lập từ các xã. Tỷ lệ phủ kín lập điều chỉnh bổ sung quy hoạch phân khu tại các đô thị loại IV trở lên đạt trên 100%, tỷ lệ phủ kín lập điều chỉnh bổ sung quy hoạch chi tiết tại các đô thị loại V trên 70%; 100% các đô thị có chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị.

+ Tầm nhìn đến năm 2045: Hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh đủ khả năng liên kết vùng, khu vực ĐBSCL, đồng thời có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng thành phố Bến Tre trở thành đô thị cấp vùng. Xây dựng nâng cấp đô thị, thành lập đơn vị hành chính đô thị phù hợp định hướng Quy hoạch tỉnh.

Triển khai quy trình thực hiện Khu đô thị nông nghiệp thông minh - công nghiệp sạch và du lịch tổng hợp trên địa bàn thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành gắn với xây dựng phát triển trung tâm đầu mối về nông nghiệp, với quy mô khoảng 5.300 ha theo Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 07/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh, gồm 03 vùng không gian chính: (i) Vùng nông nghiệp tập trung kết hợp với du lịch gồm Khu chuyên đề dừa, Khu chuyên đề bò - dê, Khu chuyên đề hoa, Khu chuyên đề thảo dược, Khu chuyên đề trái cây và rau; (ii) Vùng khu vực trung tâm du lịch - dịch vụ đa năng gồm Khu trung tâm đô thị, Khu làng nổi du lịch, dịch vụ và nuôi thủy sản, Khu vui chơi giải trí kết hợp với văn hóa dân gian; (iii) Vùng các khu chức năng khác gồm Khu công nghiệp hậu cần chế biến nông sản, Khu dân cư hỗn hợp, Khu homestay, Khu hợp tác xã kiểu mới, Khu resort dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp. Phối hợp với tỉnh Tiền Giang và Long An triển khai hoàn thành Dự án Trạm bơm nước thô Cái Bè và hệ thống tuyến ống truyền tải; xây dựng thí điểm công trình trữ nước mưa đô thị.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan: Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm; chuyển đổi linh hoạt sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với quy hoạch; chú trọng phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, an toàn thực phẩm, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; tăng hàm lượng khoa học và công nghệ, phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại theo hướng chú trọng tổ chức liên kết giữa nông dân, tổ chức hợp tác của nông dân với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản; chọn lọc thí điểm các mô hình cánh đồng, vườn rau màu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản áp dụng các thiết bị thông minh 4.0 để theo dõi dinh dưỡng đất, thông số nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng nước nhằm có thể tối ưu được năng suất, phát hiện sớm tình hình nước ô nhiễm,...

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ