Kế hoạch 434/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình 50-CTr/TU và Nghị quyết 152/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 434/KH-UBND
Ngày ban hành 22/02/2023
Ngày có hiệu lực 22/02/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Lê Ngọc Tuấn
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 434/KH-UBND

Kon Tum, ngày 22 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 50-CTR/TU NGÀY 09 THÁNG 01 NĂM 2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 152/NQ-CP NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23-NQ/TW NGÀY 06 THÁNG 10 NĂM 2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH VÙNG TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị);

Căn cứ Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết s152/NQ-CP của Chính phủ);

Thực hiện Chương trình số 50-CTr/TU ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Chương trình s50-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy),

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong Chương trình số 50-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết số 152/NQ-CP của Chính phủ sát với tình hình thực tế của địa phương; phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục triệt để những hạn chế, yếu kém, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững.

2. Yêu cầu: Các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng quan điểm, mục tiêu và nội dung Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 152/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình số 50-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện Kế hoạch.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 152/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình số 50-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu, để tạo sự thống nht cao vnhận thức trong quá trình việc triển khai thực hiện.

* Cơ quan chủ trì thực hiện: Các sở, ban ngành thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 152/NQ-CP của Chính phủ và trọng tâm là Chương trình số 50-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

* Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh.

* Thi gian thực hiện: Thường xuyên.

2. Phát triển kinh tế nhanh và bền vững

a) Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa chuyên canh, tập trung, quy mô lớn với các mô hình công nghệ cao, sinh thái, hữu cơ, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ dựa trên lợi thế của từng địa phương. Trong đó, chú trọng phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, rau, hoa, chăn nuôi gia súc, nuôi trng thủy sản đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh. Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp. Tập trung xây dựng một số thương hiệu sản phẩm quốc gia có thế mạnh của tỉnh. Nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp. Xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Quản lý, sử dụng và phát triển bền vững ngành dược liệu trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù; hình thành các vùng trồng dược liệu tập trung, gắn với bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên. Quyết tâm đưa tỉnh Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước; chú trọng phát triển sản phẩm đặc hữu Sâm Ngọc Linh Kon Tum gắn với đẩy mạnh quảng bá và bảo vệ thương hiệu sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2030 sản xuất dược liệu đóng góp khoảng 10% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh.

Phát triển ngành lâm nghiệp tỉnh trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, đóng góp ngày càng cao trong tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh. Tổ chức rà soát hiện trạng rừng và điều chỉnh, phân bổ chỉ tiêu ba loại rừng trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo đúng quy định và phù hợp với thực tiễn. Phát triển kinh tế lâm nghiệp, cung cấp đa dạng các dịch vụ hệ sinh thái rừng, gắn với cải thiện sinh kế và thụ hưởng cho người dân từ rừng theo quy định của pháp luật. Trong đó, chú trọng công tác phục hồi, khoanh nuôi, tái sinh, trồng mới, bảo vệ rừng; đề xuất sớm có chính sách phát triển kinh tế rừng, nhất là cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu và các loại lâm sản ngoài gỗ. Định hướng đến năm 2030, ngành lâm nghiệp tỉnh Kon Tum sử dụng công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng, giá trị gia tăng cao, tham gia trong chui cung ứng giá trị lâm sản quốc gia.

* Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan.

* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

b) Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, phấn đấu đưa Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông thành khu du lịch tầm cỡ quốc gia, phát triển du lịch Cột mốc ba biên tại Cửa khẩu quốc tế Bờ Y gắn với khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Tập trung thu hút đầu tư phát triển các khu, tuyến du lịch đặc thù và sản phẩm du lịch đặc sắc gắn với bản sắc văn hóa của địa phương như: Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch thể thao, tham quan, thám hiểm, nghiên cứu văn hóa..., gắn với nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch.

* Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hp với các đơn vị, địa phương liên quan.

* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

c) Ưu tiên phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản theo hướng hiện đại, tuần hoàn; phát triển ngành cơ khí phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Tăng cường thu hút đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, sử dụng công nghệ tiên tiến gắn với bảo vệ môi trường. Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhất là thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

* Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hp với các đơn vị, địa phương liên quan.

[...]