Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 60/KH-UBND
Ngày ban hành 28/04/2017
Ngày có hiệu lực 28/04/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Mai Văn Huỳnh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 28 tháng 04 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 126/QĐ-BVHTTDL ngày 16/01/2017 của Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch về việc ban hành kế hoạch của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang theo hướng hiện đại và hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Gắn việc thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh với việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Chương trình hành động số 53-CTr/TU ngày 27/8/2014 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đảm bảo phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên sự sáng tạo, khoa học công nghệ và bản quyền trí tuệ; khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa.

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy được lợi thế của địa phương, phù hợp với các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường; được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và tiêu dùng.

Phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Kiên Giang, góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.

Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong tỉnh, trong nước và ngoài nước đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định của pháp luật.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

1. Hoạt động của các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh để từng bước xây dựng các ngành có sẵn tiềm năng, lợi thế trở thành những ngành kinh tế dịch vụ được phát triển cả về chất và lượng. Tìm giải pháp đtạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ và thị hiếu tiêu dùng văn hóa của người dân; góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Kiên Giang.

Tập trung phát triển một số ngành sẵn có như: Nghệ thuật biểu diễn; quảng cáo; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; du lịch văn hóa... nhằm tạo thêm việc làm cho xã hội, tăng nguồn thu ngân sách. Từng bước xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa của những ngành có tiềm năng; ưu tiên phát triển các ngành có nhiều lợi thế của địa phương.

Đối với những ngành có tính phức hợp, quy mô hoạt động lớn, có điều kiện kinh doanh phức tạp như: Thiết kế kiến trúc; in ấn xuất bản; sản xuất sản phẩm nghề truyền thống; thời trang; phần mềm công nghệ thông tin; sản phẩm phát thanh và truyền hình... xây dựng định hướng và từng bước phát triển để đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1.1. Ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh:

Bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống các dân tộc kết hợp với các loại hình nghệ thuật đương đại, tạo ra nhiều tác phẩm đặc trưng, chất lượng cao, thể hiện được tính sáng tạo, độc đáo của nghệ thuật truyền thống.

Khuyến khích phát triển các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập (dân lập, tư nhân) hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, chương trình nghệ thuật, tổ chức các sự kiện..., tăng cường hợp tác giữa các ngành, lĩnh vực liên quan với nghệ thuật biểu diễn; đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với đặc điểm từng loại hình nghệ thuật. Từng bước xã hội hóa các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp của Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang và Đoàn Nghệ thuật Khmer Kiên Giang để các đoàn tiến đến tự chủ về tài chính, chuyển đổi hoạt động biểu diễn theo định hướng phục vụ theo nhu cầu thực tế của xã hội, tham gia vào thị trường văn hóa hội nhập. Có chính sách đào tạo nguồn nhân lực; chính sách khuyến khích tài năng, sáng tạo, ưu đãi văn nghệ sĩ; chính sách xã hội hóa nghệ thuật biểu diễn.

Tăng cường các cuộc biểu diễn giao lưu của các đoàn nghệ thuật trong tỉnh (được dàn dựng tốt, điển hình) với các tỉnh bạn trong nước và các nước khu vực nhằm giới thiệu và quảng bá văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Triển khai thực hiện tốt kế hoạch phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật điện ảnh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020. Đầu tư nâng cấp, xây mới và trang bị thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại, có khả năng thích ứng với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ số đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân. Tìm nguồn vốn đầu tư từ nguồn xã hội hóa xây mới cụm rạp chiếu phim loại II tại thành phố Rạch Giá đã được với quy mô là 800 ghế ngồi cho 04 - 06 phòng chiếu, với công nghệ và trang bị máy móc hiện đại. Tăng cường đổi mới hoạt động của Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng để mở rộng hoạt động phục vụ, tăng doanh thu, tạo nguồn tái đầu tư cho hoạt động phát hành phim và chiếu bóng. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý, công nhân kỹ thuật, tuyên truyền điện ảnh, phát hành phim có đủ năng lực phẩm chất, có tính chuyên nghiệp.

Tăng dần tỷ trọng phim truyện Việt Nam chiếu tại Rạp Chiếu bóng và trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Có chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm thu hút các đoàn làm phim nhiều tập trong và ngoài nước đến tỉnh Kiên Giang thực hiện các cảnh quay tại các điểm du lịch nhằm quảng bá hình ảnh du lịch ngày càng xa hơn.

1.2. Ngành quảng cáo:

Xây dựng và ban hành “Đề án tổng thể quảng cáo ngoài trời và xây dựng, lắp đặt bảng chỉ dẫn các khu, điểm, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040” để làm cơ sở pháp lý đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo trực quan phát triển. Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 356/QĐ-UBND ngày 17/02/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch quảng cáo trên phạm vi toàn đảo Phú Quốc giai đoạn 2013 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo trên đài truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, trang thông tin điện tử... để tạo nguồn thu cho các cơ quan truyền thông và ngân sách.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ