Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2017 triển khai công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động tại khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 94/KH-UBND
Ngày ban hành 24/04/2017
Ngày có hiệu lực 24/04/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Ngô Văn Quý
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 94/KH-UBND

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CHO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 1934/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp và chế xuất. Thực hiện Chương trình s04/CTr-TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2016 - 2020.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp.

Tăng cưng công tác phối hợp chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở trong việc xây dựng cơ chế chính sách và bố trí nguồn nhân lực, tạo điều kiện để tổ chức Công đoàn triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp.

Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức công đoàn, người sử dụng lao động, công nhân lao động và toàn xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp.

2. Yêu cầu

Xác định rõ nhiệm vụ chỉ đạo đối với công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp của các sở, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương, tổ chức công đoàn các cấp.

Rà soát và tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo điều kiện để triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp.

II. NỘI DUNG THỰC HIN

1. Công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến các văn bản của Chính phủ; Chương trình của Thành ủy, Kế hoạch của UBND Thành phố về xây dựng và phát triển đời sống văn hóa Thủ đô

Thực hiện, quán triệt đầy đủ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp theo Chỉ thị số 52/CT-TW của Ban Bí thư; Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình số 04/CT-TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội, Kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 31/8/2016 của UBND Thành phố về phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình số 29-CTr/TU ngày 10/10/2014 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về “Xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động đến cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức công đoàn, người sử dụng lao động, công nhân lao động, tạo sự đồng thuận xã hội và thống nhất hành động để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp.

Xây dựng, đổi mới cơ chế, chính sách, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức công đoàn, phát huy vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục đoàn viên, công nhân lao động tích cực tham gia xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thn.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến xây dựng, nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động.

2. Đầu tư xây dựng hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí, các công trình phúc lợi

Tập trung kiểm tra, đánh giá rà soát, lập quy hoạch xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, khu vui chơi giải trí tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Bố trí quỹ đất, các nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn xã hội hóa đđầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, các công trình phúc lợi xã hội như trường học, bệnh viện, khu vui chơi, giải trí cho công nhân tại các khu công nghiệp.

Xây dựng cơ chế, chính sách kêu gọi xã hội hóa, thu hút đầu tư triển khai thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp: Quyết định số 1780/QĐ-TTg ngày 12/10/2011 về “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”; Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030”. Mục tiêu: Đến năm 2018, hoàn thành quy hoạch xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí, nhà trẻ, trường học phục vụ công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Xây dựng một mô hình thí điểm về tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ công nhân tại 01 (một) đến 02 (hai) khu công nghiệp lớn của Thành phố.

Xây dựng mới và hoàn thiện một số thiết chế văn hóa, ththao tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Khu công nghiệp Nội Bài, Khu công nghiệp Quang Minh, Khu công nghiệp Phú Nghĩa.

3. Phát triển phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao

Xây dựng, phát triển phong trào văn nghệ quần chúng; phong trào toàn dân tham gia tập thể dục; Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Thường xuyên tổ chức các cuộc liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng; thi đấu các môn thể thao trong công nhân; phát triển phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong công nhân; xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp, “Xây dựng Cơ quan đạt chuẩn văn hóa, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” xây dựng nếp sống văn hóa và tác phong lao động công nghiệp trong công nhân; phát triển các loại hình câu lạc bộ sở thích, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm của các đối tượng công nhân; tổ chức tốt các hoạt động học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của công nhân.

Tăng cường công tác quản lý môi trường, đất đai tại các khu công nghiệp, quy hoạch quỹ đất để xây dựng các công trình văn hóa, nhà ở cho công nhân lao động.

Tiếp tục xây dựng và đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên ở các khu công nghiệp với nội dung sinh hoạt phù hợp.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra của cấp ủy, đoàn thể việc chấp hành quy định pháp luật tại các khu công nghiệp; theo dõi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động để kịp thời đề xuất, giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn.

Có chính sách biểu dương, khen thưởng kịp thời những đơn vị làm tốt, những mô hình hoạt động có hiệu quả.

[...]